Hai nữ giảng viên kể chung câu chuyện "Mùa trong vườn"

GD&TĐ - Triển lãm mỹ thuật “Mùa trong vườn” của hai nữ giảng viên Trang Thanh Hiền và Nguyễn Mỹ Ngọc vừa khai mạc sáng nay (1/1/2022) tại 42 Yết Kiêu Hà Nội.

“Mùa ấy là mùa của những người đàn bà gặp nhau, cùng kể chuyện về những khát vọng của riêng mình, trong vườn nghệ thuật lắm những hoa thơm và đầy gai nhọn”, PGS-TS Nguyễn Nghĩa Phương - Trưởng khoa đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã nói về cuộc triển lãm này.

Hơn 60 tác phẩm trưng bày trong triển lãm này được 2 tác giả, một là họa sĩ, một là nhà nghiên cứu mỹ thuật, cùng lên ý tưởng và chuẩn bị trong hai năm trời, với cùng một loại hình đồ họa là tranh khắc - in, và với cùng một hình tượng gợi cảm hứng nghệ thuật là vẻ đẹp của người đàn bà và hoa lá.

Hai nền khắc khác nhau (một cao su một gỗ), hai phong cách nghệ thuật khác nhau (đương nhiên) tạo nên những hiệu ứng khác nhau với người xem, nhưng họ đều rất hạnh phúc trong quá trình sáng tạo nên loại hình tranh khắc - in độc bản này.

Hai nữ giảng viên kể chung câu chuyện "Mùa trong vườn"  ảnh 1

Họa sĩ Mỹ Ngọc tâm sự: “Vẻ đẹp gợi cảm của thân hình phụ nữ tạo cảm hứng cho tôi sáng tạo, tuy nhiên, vẻ đẹp nude của họ chỉ để biểu hiện về sự khao khát tự do của họ, kể cả tự do về thân thể, song nhờ sự phối hợp của hoa lá, vẻ đẹp ấy thuần chất Á Đông, không hề gợi dục, kín đáo nhưng lại vẫn bộc lộ sự hấp dẫn bên trong đó. Và với tôi, hạnh phúc là ở chính quá trình sáng tạo nên mỗi tác phẩm, nó là cảm xúc nhất thời ngay trong mỗi quá trình đó, khi thì lười biếng, lúc lại đam mê…”.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Trang Thanh Hiền từng được biết đến là một người phụ nữ đa tài, vừa viết sách, vừa vẽ tranh. Cô từng đam mê đồ họa cổ, và chính Nguyễn Mỹ Ngọc đã khơi lại mạch ngầm sáng tạo đồ họa cho cô, để họ cùng nhau lên ý tưởng cho triển lãm “Mùa trong vườn”.

Trang Thanh Hiền chia sẻ: “Từ một bản khắc nguyên gốc với đơn sắc hai màu chủ đạo đen trắng sau khi in, tôi trải nghiệm sáng tạo bằng những cách thức khá thú vị, khám phá kỹ thuật mới là khắc gỗ phá bản đa sắc, vượt lên những lối mòn quy tắc, trên những gam màu mới, tạo nên nhiều cảm nhận mới lạ, hiệu ứng nghệ thuật đa dạng. Và, vẻ đẹp người đàn bà trong tranh của tôi là vẻ đẹp mang tính thiền, tính biểu trưng”.

Tranh của họa sĩ Trang Thanh Hiền tại triển lãm.

Tranh của họa sĩ Trang Thanh Hiền tại triển lãm.

Hai nữ giảng viên kể chung câu chuyện "Mùa trong vườn"  ảnh 3

PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương đã khẳng định: “Sáng tạo là hạnh phúc đối với mỗi một người nghệ sĩ. Ấy là con đường dẫn lối cho Trang Thanh Hiền và Nguyễn Mỹ Ngọc gặp gỡ ở “vườn đồ họa”, nơi nhiều hoa lá, lắm gai nhọn, chằng chịt những lối đi, để cơ duyên của mỗi người kết thành những trái chín trong hương sắc đàn bà”.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc.

Hai nữ giảng viên kể chung câu chuyện "Mùa trong vườn"  ảnh 5
Hai nữ giảng viên kể chung câu chuyện "Mùa trong vườn"  ảnh 6

Với triển lãm chung “Mùa trong vườn” (diễn ra từ 1-1 đến 12-1-2022), hai nữ giảng viên – nghệ sĩ Trang Thanh Hiền và Nguyễn Mỹ Ngọc đã kể những câu chuyện chung về hoa lá cỏ cây và đàn bà theo cách riêng của mình, cho người xem những xúc cảm đẹp của mùa xuân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...