Hà Tĩnh xả tràn 5 hồ chứa, người dân hối hả phòng chống bão Kompasu

GD&TĐ - Để ứng phó với diễn biến phức tạp của bão Kompasu, Hà Tĩnh đã triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu thấp nhất những rủi ro sau khi bão đổ bộ.

Đưa tàu thuyền vào bờ trú bão
Đưa tàu thuyền vào bờ trú bão
Theo Đài khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, chiều nay (13/10) đến 15/10, do ảnh hưởng của bão số 8 (Kompasu), trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt. Trong cơn dông đề phòng lốc sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các vùng miền núi và ngập úng ở vũng trũng thấp, ven sông và đô thị.

Theo Đài khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, chiều nay (13/10) đến 15/10, do ảnh hưởng của bão số 8 (Kompasu), trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt. Trong cơn dông đề phòng lốc sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các vùng miền núi và ngập úng ở vũng trũng thấp, ven sông và đô thị.

Trước dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh về các đợt mưa lớn diện rộng có thể xảy ra, từ ngày 8/10 tới nay, Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã xả tràn 5 hồ chứa gồm: Hồ Bộc Nguyên, hồ Kim Sơn, hồ Sông Rác, hồ Thượng Sông Trí và hồ Tàu Voi.

Trước dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh về các đợt mưa lớn diện rộng có thể xảy ra, từ ngày 8/10 tới nay, Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã xả tràn 5 hồ chứa gồm: Hồ Bộc Nguyên, hồ Kim Sơn, hồ Sông Rác, hồ Thượng Sông Trí và hồ Tàu Voi.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 8, người dân Hà Tĩnh cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão. Trong ngày 13/10, đồn Biên phòng Đèo Ngang (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) huy động 30 cán bộ đến giúp người dân các xã Kỳ Lợi, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) chằng chống nhà cửa, đưa thuyền vào nơi tránh trú.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 8, người dân Hà Tĩnh cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão.

Trong ngày 13/10, đồn Biên phòng Đèo Ngang (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) huy động 30 cán bộ đến giúp người dân các xã Kỳ Lợi, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh) chằng chống nhà cửa, đưa thuyền vào nơi tránh trú.

Đến thời điểm hiện tại, tại Hà Tĩnh đã có gần 4.000 phương tiện tàu thuyền và gần 15.000 ngư dân đã vào bờ, tránh trú an toàn

Đến thời điểm hiện tại, tại Hà Tĩnh đã có gần 4.000 phương tiện tàu thuyền và gần 15.000 ngư dân đã vào bờ, tránh trú an toàn

Trong ngày 13//10, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đã tiến hành rà soát, thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn cho 706 tàu với 1.296 ngư dân hoạt động trên biển về neo đậu tàu thuyền tại âu thuyền Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Trong ngày 13//10, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đã tiến hành rà soát, thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn cho 706 tàu với 1.296 ngư dân hoạt động trên biển về neo đậu tàu thuyền tại âu thuyền Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Ngoài ra, cùng các lực lượng kiểm tra toàn bộ những đoạn đê xung yếu, những điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng, diện tích nuôi trồng thủy sản để xử lý, giúp nhân dân chằng chéo nhà cửa ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân...
Ngoài ra, cùng các lực lượng kiểm tra toàn bộ những đoạn đê xung yếu, những điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng, diện tích nuôi trồng thủy sản để xử lý, giúp nhân dân chằng chéo nhà cửa ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân...
Tại khu nuôi trồng thủy sản Hà Vọoc (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), người dân đã mua hàng trăm mét lưới về quây xung quanh các hồ nuôi trồng
Tại khu nuôi trồng thủy sản Hà Vọoc (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), người dân đã mua hàng trăm mét lưới về quây xung quanh các hồ nuôi trồng
Lưới được giăng cao hơn 1 mét, giảm thiểu tối đa số lượng thủy sản thất thoát ra ngoài khi bão đổ bộ.
Lưới được giăng cao hơn 1 mét, giảm thiểu tối đa số lượng thủy sản thất thoát ra ngoài khi bão đổ bộ.
Người dân Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) dùng phương tiện đưa cá lồng bè vào bên trong khu vực nuôi trồng để tránh bão
Người dân Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) dùng phương tiện đưa cá lồng bè vào bên trong khu vực nuôi trồng để tránh bão

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...