Hà Tĩnh: Bắt nhóm đối tượng lừa đảo hơn 5.000 người qua mạng

GD&TĐ - Với thủ đoạn tuyển cộng tác viên đăng bài bán bản vẽ thiết kế trên mạng xã hội… các đối tượng đã đưa ra những lời hứa hẹn hấp dẫn để lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc của hàng nghìn người.

CQĐT đang triển khai mở rộng vụ án.
CQĐT đang triển khai mở rộng vụ án.

Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 41 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” dưới hình thức tuyển cộng tác viên đăng bài bán bản vẽ thiết kế trên mạng Internet.

Trước đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Tĩnh phát hiện một đường dây tội phạm hoạt động lừa đảo qua mạng với quy mô rất lớn nên xác lập chuyên án để đấu tranh triệt xóa.

Đường dây lừa đảo với số bị hai hơn 5.000 người.
Đường dây lừa đảo với số bị hai hơn 5.000 người. 

Qua xác minh, đường dây này do Lê Bá Hải (SN 1990, trú tại thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) cầm đầu. Hải cùng gần 50 đối tượng khác đã thực hiện hành vi lừa đảo của các bị hại ở khắp các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước.

Công an Hà Tĩnh đã được cử các nhóm trinh sát đến 35 tỉnh, thành phố để thu thập thông tin, tài liệu và chứng cứ bắt giữ các đối tượng trong đường dây.

Đến cuối tháng 12/2021, Phòng Cảnh sát Hình sự đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an TP Hà Nội và Công an tỉnh Thanh Hóa huy động hơn 100 cán bộ, chiến sỹ đồng loạt bắt, giữ, khám xét nơi ở của 40 đối tượng (trong đó có 12 đối tượng giữ vai trò cầm đầu) tại 40 địa điểm khác nhau ở Hà Nội và Thanh Hóa.

Lê Bá Hải tại cơ quan điều tra
Lê Bá Hải tại cơ quan điều tra

Lực lượng chức năng đã thu giữ 1 ô tô, 64 điện thoại di động, 45 máy tính xách tay, 40 tài khoản ngân hàng và hơn 2 tỉ đồng tiền mặt cùng nhiều tài sản, tài liệu liên quan.

Được biết, từ khoảng tháng 6/2021 đến khi bị bắt, Lê Bá Hải cùng đồng bọn đã lôi kéo hơn 50 đối tượng tham gia hoạt động lừa đảo qua mạng rồi tổ chức thành 11 nhóm (các đối tượng gọi là “văn phòng”) hoạt động ở địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa theo mô hình công ty có nhiều văn phòng hoạt động trực tuyến.

Chúng phân công cho 11 đối tượng làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm tuyển dụng, hướng dẫn, điều hành hoạt động phạm tội với phương thức thủ đoạn tuyển cộng tác viên đăng bài bán bản vẽ thiết kế trên mạng Internet sau đó đưa ra các thông tin gian dối, hứa hẹn hấp dẫn để lừa đảo chiếm đoạt tiền của cộng tác viên (người bị hại).

Các đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo liên tỉnh.
Các đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo liên tỉnh. 

Đường dây tội phạm này được tổ chức chặt chẽ, hoạt động trực tuyến rất tinh vi, sử dụng giao dịch tiền ảo để rửa tiền chiếm đoạt. Các đối tượng còn sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ, tài khoản mạng xã hội ảo... để xóa dấu vết và đối phó với các cơ quan chức năng.

Qua xác minh, đường dây này đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 5.000 bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.