Hà Nội thi vào lớp 10: Đề Toán ổn định cấu trúc, giảm độ khó

GD&TĐ - Nhận định đề Toán thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay, cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên Phenikaa School nhận định đề giữ ổn định về cấu trúc và giảm nhẹ độ khó.

Ảnh minh họa. Vân Anh
Ảnh minh họa. Vân Anh

Theo cô Nguyễn Thị Oanh, đề thi bám sát chương trình học, ổn định về cấu trúc so với các năm gần đây; nhưng vẫn có những điểm nhấn đặc biệt, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản và biết cách vận dụng linh hoạt.

Về phạm vi kiến thức và độ khó: Cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã quen thuộc. Đề thi có sự phân hóa tốt. Cụ thể như sau:

Bài 1 là dạng quen thuộc và không gây khó khăn cho các thí sinh.

Bài 2, giữ nguyên tính ổn định về độ khó và dạng bài. Theo đó, ý thứ nhất là giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình. Thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa, dữ kiện mấu chốt để lập phương trình; đồng thời cần xác định chính xác điều kiện, biểu diễn đầy đủ các dữ kiện chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết, so sánh với điều kiện trước khi kết luận để được điểm tối đa.

Ý thứ 2 là câu hỏi liên quan đến hình học không gian, thí sinh chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án.

Bài 3 tiếp tục là các dạng bài quen thuộc và có sự giảm nhẹ về độ khó (ý 2b). Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm:

Ý thứ nhất là bài giải hệ phương trình. Học sinh chú ý viết điều kiện xác định chính xác và so sánh điều kiện khi kết luận để được điểm tối đa.

Ý thứ hai với câu hỏi giải hệ phương trình đưa về bậc nhất và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số, trong đó ý 2b đòi hỏi thí sinh phải nhanh nhạy trong quá trình biến đổi và vận dụng linh hoạt định lí Vi-et để xử lý.

Bài 4: Tương tự như đề thi các năm, đây là một bài toán về hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh góc bằng nhau, chứng minh đẳng thức và chứng minh song song. Và ý c của bài toán vẫn luôn là câu hỏi khó, dành để phân loại thí sinh.

Bài 5: Vẫn là bài về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại của đề. Bài toán giảm về độ khó và để giải quyết bài toán thí sinh cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng biến đổi bất đẳng thức và áp dụng hợp lí, đúng thời điểm các dữ kiện đề bài đã cho.

Nhìn chung, cấu trúc đề thi môn Toán năm nay cơ bản không có sự thay đổi so với các năm trước đây. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc ôn tập của các thí sinh tham gia thi tuyển sinh. Dự kiến, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng từ 6 - 7 điểm.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…