Hà Nội quyết liệt xử lý với dự án 'đắp chiếu', bỏ hoang

GD&TĐ - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố.

Phối cảnh Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang.
Phối cảnh Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang.

Hà Nội thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố”, nhằm tổng rà soát các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Gỡ khó khăn, vướng mắc dự án “khủng”

Ngày 20/11, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố (Ban Chỉ đạo - PV) do ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội làm Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo với 22 thành viên gồm lãnh đạo UBND thành phố và giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành sẽ trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc rà soát, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của thành phố từ năm 2025 theo từng ngành, lĩnh vực.

Theo quyết định thành lập, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo với 4 nhóm nội dung lớn, trong đó có 23 vấn đề cụ thể để tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Hà Nội với quyết tâm đưa nội dung phòng, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục với mục tiêu tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn để phát huy nguồn lực đầu tư xã hội từ đất đai, tài nguyên, vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư công, các khoản chi từ ngân sách Nhà nước. Với việc ban hành quyết định này, Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.

Trong ngày đầu công bố thành lập, ông Trần Sỹ Thanh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án Đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) đang được dư luận xã hội quan tâm để tập trung tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công và phấn đấu hoàn thành công viên bàn giao đưa vào sử dụng, phục vụ nhân dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trước đó, ông Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên thứ nhất về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư chậm tiến độ, chậm triển khai. Bước đầu, các dự án đầu tư như: 148 Giảng Võ, khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, khu công viên Kim Quy… đã có những chuyển biến tích cực, tháo gỡ nút thắt về pháp lý, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện hiệu quả công tác chống lãng phí theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phòng, chống lãng phí. Từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ những nút thắt để khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

ha-noi-quyet-liet-voi-du-an-dap-chieu-bo-hoang-2.jpg
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị sáng 20/11.

Chốt thời gian rà soát dự án, công trình tồn đọng

Trước đó, ngày 14/11 Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trần Sỹ Thanh có Văn bản 3766 gửi các sở, ban, ngành, địa phương của thành phố yêu cầu tổng rà soát toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc nhiều lĩnh vực để tìm giải pháp hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí.

Trong văn bản, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài; thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.

Theo đó, các lĩnh vực rà soát, thống kê gồm: Dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách thuộc các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, môi trường, thoát nước và xử lý nước thải, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. Bên cạnh đó là các dự án khu đô thị, khu nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở sinh viên), bãi đỗ xe, chợ… chậm triển khai, chậm đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh theo dự án, quy hoạch được duyệt; các khu công viên đã đầu tư xây dựng nhưng chưa khai thác, sử dụng các ô đất quy hoạch công viên chưa đầu tư xây dựng…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị báo cáo rõ nguyên nhân, khẩn trương xây dựng kế hoạch, biện pháp khắc phục, xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị được giao thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Các cơ quan, địa phương báo cáo bằng văn bản gửi về Sở KH&ĐT Hà Nội trước ngày 25/11 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. UBND TP Hà Hội cũng đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổng hợp, phân loại các dự án đầu tư, nguyên nhân tồn đọng, dừng thi công kéo dài, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo UBND TP Hà Nội trước ngày 30/11.

ha-noi-quyet-liet-voi-du-an-dap-chieu-bo-hoang-1.jpg
Công viên Phùng Khoang nằm trong khuôn viên khu đô thị mới Phùng Khoang.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu rà soát, thống kê toàn bộ các công trình trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu Nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý, nhất là đối với các công trình công sở, trụ sở sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

Sau rà soát, các cơ quan liên quan có trách nhiệm đề xuất kế hoạch, biện pháp khắc phục, sắp xếp, khai thác có hiệu quả các công trình này (trong đó xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, cơ quan đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá).

Mới đây, tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phải bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để kéo dài, dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.

Với tinh thần mỗi người dân Thủ đô và cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền TP Hà Nội cùng đồng lòng chống lãng phí với trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội, UBND TP Hà Nội đã công bố kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân về các vấn đề, vụ việc, hành vi gây thất thoát, lãng phí trên Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội (địa chỉ: https://hanoi.gov.vn); ứng dụng Công dân số Thủ đô - iHanoi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.