Hà Nội quy định về các cuộc thi cho học sinh phổ thông

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản thông tin về các kỳ thi, cuộc thi, Olympic từ năm học 2017-2018.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong văn bản này, Sở yêu cầu các phòng GD&ĐT, trường THPT thông báo rộng rãi cho cha mẹ học sinh và học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT hiểu và nắm rõ thông tin về các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông cụ thể như sau:

Các cuộc thi do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, gồm:

Kỳ thi THPT quốc gia; Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT;

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức 4 năm/lần); Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc thi “Giao thông học đường” do ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì; Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Cục cảnh sát giao thông (Bộ Công an), ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì; Cuộc thi “Viết thư quốc tế UPU” do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.

Các cuộc thi do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, gồm:

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT; Kỳ thi tốt nghiệp tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp cấp THCS và THPT; Kỳ thi chọn học sinh giỏi các bộ môn văn hóa cấp Thành phố; Kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng (HOMC); Kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn kỹ thuật cấp Thành phố; Kỳ thi nghề phổ thông cấp THCS và THPT.

Ngoài các cuộc thi trên, học sinh đạt giải trong các cuộc thi tại Công văn số 3035/SGDĐT-QLT ngày 10/8/2016 trước năm học 2017-2018 được bảo lưu trong toàn cấp học.

Đối với các cuộc thi do phòng GD&ĐT tổ chức hoặc phổi hợp tổ chức, Sở GD&ĐT yêu cầu:

Chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền với hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không xét giải tập thể và không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với đơn vị tham gia;

Đối với cuộc thi giải Toán và Vật lý trên mạng, cuộc thi tiếng Anh trên mạng, cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay: Các phòng GD&ĐT chủ trì tổ chức rà soát và đổi mới nội dung, hình thức thi gắn liền với đổi mới hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông, đăng công khai đề án tổ chức trên mạng và báo cáo Sở GD&ĐT để theo dõi;

Hình thức tổ chức cuộc thi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; học sinh được tham gia một cách tự nguyện, miễn phí; khuyến khích hình thức trực tuyến để có thể thu hút đông đảo học sinh tham gia. Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải có giải pháp đảm bảo mỗi học sinh có duy nhất 1 tài khoản do nhà trường xác nhận và quản lý để dự thi;

Khi tổ chức các cuộc thi, olympic phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, rõ ràng, chi tiết về thể lệ tham dự, điều kiện, nội dung, phương pháp đánh giá, cơ cấu giải thưởng, quyền lợi người tham dự,... Trong quá trình tổ chức và triển khai các cuộc thi phải tổ chức thanh tra, giám sát để đảm bảo chính xác, khách quan và công bằng.

Đối với các cuộc thi toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, những học sinh tham dự phải vượt qua các vòng thi của cơ sở (cấp trường, phòng GD&ĐT) và được Sở GD&ĐT chọn cử tham dự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.