Hà Lan bất ngờ tăng số lượng tiêm kích F-16 viện trợ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không quân Ukraine sẽ nhận tới 24 tiêm kích F-16 từ Hà Lan thay vì chỉ 18 chiếc như dự định ban đầu.

Hà Lan bất ngờ tăng số lượng tiêm kích F-16 viện trợ

Bộ Quốc phòng Hà Lan đã quyết định cung cấp thêm 6 tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon cho Ukraine, Bộ trưởng Kaisa Ollongren cho biết việc chuẩn bị máy bay đã bắt đầu.

Như vậy Kyiv sẽ tiếp nhận 24 máy bay chiến đấu F-16 từ Amsterdam, một số trong số đó sẽ được dùng cho công tác huấn luyện.

Giới truyền thông nói rõ rằng những tiêm kích này trước đây dự định được bán cho một khách hàng khác, nhưng hai bên đã không đạt được các điều khoản của thỏa thuận.

Vấn đề nữa cần lưu ý là theo tuyên bố của Tướng Ukraine Naev, các máy bay chiến đấu F-16 sẽ được trang bị tên lửa AGM-158 JASSM với tầm bắn từ 300 đến 500 km.

Theo số liệu thống kê, Tập đoàn Lockheed Martin đã sản xuất hơn 900 quả đạn như vậy trong 2 năm và có kế hoạch tăng sản lượng lên 1.000 mỗi năm. Với tốc độ như vậy, Ukraine sẽ không còn cần nguồn cung cấp tên lửa Taurus của Đức nữa - thứ mà Berlin từ chối viện trợ.

Chưa dừng lại đây, quyết định chuyển giao tiêm kích Mirage 2000D cho Ukraine có thể sẽ được đưa ra tại Paris trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước vào đầu tuần này.

Nếu thỏa thuận trên thành hiện thực, viễn cảnh Thụy Điển "theo chân" cung cấp tiêm kích JAS-39 Gripen cho Ukraine là điều gần như chắc chắn, đặc biệt khi công tác đào tạo phi công đã diễn ra một thời gian khá dài.

Hà Lan chính là nguồn cung cấp tiêm kích F-16 chủ đạo cho Ukraine vào thời điểm hiện tại.

Hà Lan chính là nguồn cung cấp tiêm kích F-16 chủ đạo cho Ukraine vào thời điểm hiện tại.

Vấn đề chính trong việc khai thác giao hàng chục máy bay chiến đấu phương Tây có thể là vấn đề bố trí chúng trên lãnh thổ Ukraine, khi các sân bay ở Starokonstantinov, Mirgorod và Kulbakino thường xuyên là mục tiêu tấn công của vũ khí chính xác Nga.

Trong khi đó, khả năng Ukraine bố trí tiêm kích F-16 trên các sân bay ở những quốc gia láng giềng bao gồm Romania, Ba Lan hoặc Moldova sẽ đồng nghĩa với việc lôi kéo họ vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga, điều không chính phủ nào muốn.

Phi công Ukraine tích cực huấn luyện làm chủ tiêm kích F-16.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.