Hà Giang: Không tổ chức khai giảng tập trung

GD&TĐ - Năm học 2021 -2022, các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang không tổ chức lễ khai giảng tập trung mà chỉ trong phạm vi lớp học.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học 2021-2022. Ảnh: Văn Quân
Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học 2021-2022. Ảnh: Văn Quân

UBND tỉnh Hà Giang vừa ban hành công văn số 3347/UBND-VHXH về việc hướng dẫn các đơn vị trường học trong tỉnh triển khai công tác năm học mới và tổ chức khai giảng trong điều kiện phòng chống Covid-19.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn không tập trung tổ chức lễ khai giảng năm học 2021-2022.

Hoạt động khai giảng sẽ được tổ chức trong phạm vi lớp học, thời gian không quá 30 phút, đảm bảo các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm mon, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, học sinh toàn tỉnh Hà Giang tựu trường vào ngày 20/8. Các cơ sở giáo dục tổ chức dạy và học từ ngày 23/8, khai giảng ngày 5/9.

Toàn tỉnh Hà Giang hiện có 81 cơ sở giáo dục với hơn 254 nghìn trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên bổ túc văn hóa cùng trên 18.500 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh đạt 41,4%; tỷ lệ huy động trẻ từ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt 33,4%; trẻ từ 3-5 đi mẫu giáo đạt 98,4%; trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 99,7%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 99,8%; từ 6-14 tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 61,03%.

Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành GD&ĐT Hà Giang vừa chuẩn bị cơ sở vật chất, thành lập mới các trường PTDT nội trú THCS&THPT tại một số địa phương, vừa khẩn trương rà soát các điều kiện phòng, chống dịch tại các nhà trường, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.