Hà Giang: Huy động mọi nguồn lực giữ vững kết quả đạt chuẩn

Hà Giang: Huy động mọi nguồn lực giữ vững kết quả đạt chuẩn
(GD&TĐ)- Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, song từ khi được công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và phổ cập GDTH (năm1999) đến nay, Hà Giang vẫn giữ vững và duy trì được kết quả trên. 
 
 Trường cấp 2+3 Tân Quang-huyện Bắc Quang-Hà Giang đang được xây mới bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Ảnh, gdtd.vn
Tỉnh Hà Giang đang chú trọng phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhằm từng bước tạo ra những chuyển biến toàn diện về công tác GD-ĐT theo từng giai đoạn, mà trước mắt là việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Phổ cập GDTHCS và Phổ cập GDTHCS đúng độ tuổi gắn với việc nâng cao chất lượng, quy mô các ngành học, cấp học.
Những năm gần đây, nhờ sự đầu tư kịp thời của các cấp Bộ, ngành TƯ và sự nỗ lực của địa phương nên mạng lưới trường, lớp của ngành GD-ĐT ở đây được củng cố và mở rộng đáng kể; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia được nâng lên nhiều giúp cho địa phương này có điều kiện thực hiện các mục tiêu về GD-ĐT và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, nhà giáo Lương Văn Soòng cho biết, hiện toàn tỉnh có 756 cơ sở giáo dục và trường học các cấp. Hàng năm các đơn vị GD đã có nhiều cố gắng huy động tối đa số đối tượng phải phổ cập THCS ra lớp. Đồng thời, ngành rất tích cực tổ chức các lớp xóa mù chữ (XMC), sau XMC, phổ cập THCS, phổ cập THPT, đảm bảo thời gian, tiến độ công nhận đạt chuẩn theo kế hoạch. 
Hà Giang: Huy động mọi nguồn lực giữ vững kết quả đạt chuẩn ảnh 2
Nhà giáo Lương Văn Soòng. Ảnh,gdtd.vn
Chỉ tính riêng 10 năm trở lại đây, toàn tỉnh đã tổ chức được 532 lớp XMC cho 10.606 học viên. Mở được 745 lớp cho 13.553 học viên học lớp sau XMC. Mở được 506 lớp phổ cập GDTH cho 8.638 học viên.
Cũng trong thời gian này, toàn ngành đã tổ chức được 3.262 lớp phổ cập GDTHCS cho 79.464 lượt học viên. Năm 1999, tỉnh được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ (CMC) và phổ cập GDTH.
Về phổ cập GDTHCS từ chỗ chỉ có 25 năm xã đạt chuẩn QG (2001) đến năm 2009 toàn tỉnh đã có 190/195 xã đạt chuẩn về phổ cập GDTHCS. Hiện 5 xã bị mất kết quả đạt chuẩn chủ yếu là các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Vị Xuyên, Quản Bạ. 
Về phổ cập GD GDTHĐĐT, năm 2010 toàn tỉnh được công nhận 161/195 xã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 82,5% kế hoạch. "Ngành đang nỗ lực phấn đấu để đến hết năm học này toàn tỉnh sẽ được công nhận đạt chuẩn QG về phổ cập GD GDTHĐĐT", ông Soòng cho biết. 
Có được kết quả trên đây, theo Giám đốc Sở  GD-ĐT Lương Văn Soòng, đó là sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân và ngành GD nơi đây đối với công tác phổ cập GD-CMC. Ngoài việc phân công phân nhiệm cụ thể cho từng cán bộ trong Ban chỉ đạo phổ cập, tỉnh Hà Giang còn tích cực phối hợp có hiệu quả với các lực lượng khác có nhiều thế mạnh về công tác này như Bộ đội biên phòng đảm trách công tác phổ cập GDTH-CMC. Công tác kiểm tra của Ban chỉ đạo phổ cập rất sát sao và hiệu quả giúp cho công tác phổ cập GDTH-CMC của tỉnh giữ vững được kết quả cho đến nay.
Tính đến nay, đội ngũ giáo viên của tỉnh nhà đã cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, cơ cấu, đáp ứng cơ bản về yêu cầu đổi mới GD. Toàn tỉnh hiện có 16.323 giáo viên các cấp học PT. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đạt trên 98%. "Đội ngũ giáo viên của tỉnh nhà đóng vai trò quan trọng trong công tác phổ cập GDTH-CMC" Giám đốc Sở GD-ĐT Lương Văn Soòng nhấn mạnh.
Để công tác PC-CMC của tỉnh Hà Giang giữ được kết quả trên đây và tiến tới XMC, đạt chuẩn phổ cập GD GDTHĐĐT, Giám đốc Sở GD-ĐT Lương Văn Soòng cho biết: tỉnh còn rất nhiều khó khăn trong việc triển khai công tác này. Trong đó nguồn kinh phí chi cho công tác này rất khiêm tốn. 10 năm qua, kinh phí thực hiện XMC-phổ cập GDTH, phổ cập GDTHCS là trên 34,5 tỷ đồng. Để đạt được những kết quả trên đây, tỉnh phải hết sức nỗ lực huy động từ các nguồn lực khác cho công tác này được 12,2 tỷ đồng hỗ trợ cho người đi học và đứng lớp XMC...
Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.