Gửi quân tới Ukraine là lời tuyên chiến?

GD&TĐ -  Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev cho rằng việc gửi quân tới Ukraine có thể là một lời tuyên chiến.

Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev.
Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev.

Sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu rằng hiện nay chưa có sự đồng thuận về việc chính thức gửi bộ binh tới Ukraine, nhưng ông không loại trừ khả năng như vậy trong tương lai.

Ông nói thêm rằng các nước phương Tây có ý định làm bất cứ điều gì cần thiết để ngăn Nga giành ưu thế trong cuộc xung đột.

Sau tuyên bố của Tổng thống Pháp, ông Kosachev cho rằng việc các nước NATO gửi quân bộ binh tới Ukraine có thể được hiểu là sự tham gia trực tiếp của liên minh vào các hoạt động quân sự và thậm chí là một lời tuyên chiến.

Ông mô tả logic của nhà lãnh đạo Pháp là nguy hiểm: những người phủ nhận khả năng đưa quân phương Tây tới vùng xung đột hiện nay trước đây từng phủ nhận khả năng cung cấp xe tăng, máy bay và tên lửa tầm xa.

Tuy nhiên, ông cho rằng chiến thuật “luộc ếch từ từ” không hề "thuyết phục" được Nga rằng nước này có thể chấp nhận bất kỳ điều gì miễn là việc đó được thực hiện dần dần.

Ông chỉ ra rằng trước đây các chuyên gia có năng lực của phương Tây biết rất rõ rằng sự kiên nhẫn hay cái gọi là ranh giới đỏ đều có giới hạn.

Theo ông Kosachev, đây chính xác là những gì đã xảy ra với việc mở rộng NATO và việc bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt đơn giản là không thể tránh khỏi ở một giai đoạn nhất định.

Có lúc NATO nghĩ rằng vì các nước vùng Baltic đều thuộc NATO nên Moscow sẽ đồng ý với vai trò chống Nga của Ukraine một cách khá bình tĩnh.

Nga từ chối chấp nhận sự gia tăng dần dần các mối đe dọa đối với an ninh của mình và cố gắng hết sức để bày tỏ lập trường với các nước phương Tây. Nước này cũng đưa ra các thỏa thuận thực sự về cấu trúc an ninh ở Châu Âu – Đại Tây Dương. Tuy nhiên, phương Tây làm ngơ trước điều này.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ