Theo Dự thảo Thông tư trên, mục tiêu giáo dục hòa nhập người khuyết tật nhằm đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật. Đồng thời, đảm bảo cơ hội phát triển các kĩ năng và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.
Trong khuôn khổ của hội thảo hôm nay, Ban soạn sảo mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu với các nội dung như: Về cấu trúc chung của dự thảo thông tư; những nội dung cụ thể được đề cập trong nội dung thông tư. Ví dụ, việc quy định cụ thể vai trò của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong giáo dục hòa nhập; quy định về việc tiếp nhận học sinh khuyết tật chuyển trường,lớp...
Những quy định đề cập trong dự thảo có thể trùng lặp ở nhuững văn bản chính sách khác... Những nội dung cần bổ sung, những cách tiếp cận cần thể hiện để làm rõ hơn Quyền học tập, giáo dục của người khuyết tật.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa - khẳng định: Người khuyết tật có quyền được tham gia học tập và đó là quyền cơ bản của con người. Từ những năm 2006, Bộ GD&ĐT đã quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật căn cứ vào các nghị định của Chính phủ. Đặc biệt gần đây, Luật người khuyết tật được ban hành.
Để đáp ứng những văn bản hiện hành của pháp luật, rất cần sửa đổi và xây dựng một thông tư mới để quy định giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. Đây là văn bản tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục hòa nhập và các đơn vị thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo |
"Từ đầu năm 2017, Ban soạn thảo đã tổ chức xây dựng và tổ chức một số hội thảo. Thông tư đã được xin ý kiến rộng rãi. Để tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo để lấy ý kiến lần cuối cùng từ các sở GD&ĐT, các trung tâm hòa nhập, các cơ sở có giáo dục hòa nhập người khuyết tật để chúng ta cho ý kiến lần cuối" - Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh, đồng thời đề nghị:
Sau khi nghe Ban soạn thảo báo cáo về dự thảo Thông tư quy định về giáo dục hòa nhập người khuyết tật, các đại biểu cần góp ý thẳng vào vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Qua đó, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp các ý kiến góp ý để có cơ sở hoàn thiện dự thảo Thông tư lần cuối.
Theo Ban soạn thảo, Dự thảo này có một số điểm mới cơ bản đó là: Thứ nhất, hoạt động của Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật đã được quy định cụ thể và được thể hiện như một điểm nhấn trong giáo dục hòa nhập.
Thứ hai, vai trò của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhật trong giáo dục hòa nhập chưa được quy định cụ thể tại Thông tư số: 58/2012.
Thứ ba, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của giảng viên, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập được thể hiện theo hướng quy định về năng lực.
Thứ tư, chương phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục hòa nhập là một chương hoàn toàn mới của dự thảo quy định sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong thúc đẩy sự phát triển của giáo dục hòa nhập.
Thứ 6, phụ lục với các mẫu Kế hoạch giáo dục cá nhân đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn giáo dục hòa nhập hiện nay.
Thứ 7, ngôn ngữ sử dụng trong dự thảo thông tư được thể hiện tập trung theo Quyền của người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập.