Gói hỗ trợ hơn 26 nghìn tỉ: Cần bỏ bớt điều kiện cho đối tượng thụ hưởng

GD&TĐ - Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư tác động mạnh đến người dân, doanh nghiệp, người lao động trong các khu công nghiệp.

Cần bỏ bớt điều kiện cho nhóm đối tượng thụ hưởng để gói hỗ trợ đến với nhiều người lao động hơn. Ảnh minh họa.
Cần bỏ bớt điều kiện cho nhóm đối tượng thụ hưởng để gói hỗ trợ đến với nhiều người lao động hơn. Ảnh minh họa.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, trong thời gian tới có thể dịch bệnh tiếp tục tác động đến người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có nhiều lao động.

Trước khó khăn, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất gói hỗ trợ mới trị giá hơn 26 nghìn tỉ đồng. Trong đó, các nhóm chính sách sẽ tập trung hỗ trợ trực tiếp người lao động và người sử dụng lao động. Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Với gói hỗ trợ lần thứ hai này, nhiều chuyên gia, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người lao động rất đồng tình. Đây sẽ là giải pháp phục hồi sản xuất, ổn định tình hình lao động, việc làm. Đồng thời duy trì mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Theo Bộ này, gói an sinh trên giải ngân được hơn 22% dự kiến ban đầu và hỗ trợ cho gần 13,2 triệu người. Đa số khoản tiền này dùng để chi trực tiếp cho người thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách; lao động tự do và lao động trong doanh nghiệp mất việc làm, hộ kinh doanh…

Các chỉ tiêu hỗ trợ còn lại đều không đạt được như kế hoạch đặt ra. Trong đó,  hơn 16 nghìn tỷ đồng cho vay trả lương chỉ cho vay được hơn 41 tỷ đồng. 3 nghìn tỷ đồng chi từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp không giải ngân được.

Ủy ban Kinh tế đã đánh giá các chính sách chưa thực sự “chạm” tới được người dân, doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi dịch. Gói vay không lãi suất 16 nghìn tỷ hỗ trợ cho doanh nghiệp trả lương, chỉ có 245 đơn vị tiếp cận được với số tiền 42 tỷ đồng, chiếm 0,26%. Gói hỗ trợ qua chính sách tạm dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất mới giải ngân được 12%.

Theo Ủy ban Kinh tế, Chính phủ cần có đánh giá toàn diện chính sách hỗ trợ thời gian vừa qua. Từ đó đưa ra dự báo, kịch bản với những đề xuất phù hợp để hỗ trợ hiệu quả hơn.

Về kết quả giải ngân chưa như dự kiến, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, tại thời điểm đề xuất chính sách, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Số trường hợp dự kiến hỗ trợ lớn, thời gian triển khai kéo dài. Cơ sở xác định đối tượng để hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, một số người không đề nghị nhận hỗ trợ.

Chưa kể đến vẫn còn hiện tượng lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo không đúng tiêu chí, đã được phát hiện và chưa chi trả. Trong khi đó điều kiện cho doanh nghiệp vay để trả lương chặt chẽ, số tiền vay thấp nên thực tế nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận.

Với gói hỗ trợ mới này, nhiều người tỏ ra băn khoăn khi người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và hộ kinh doanh được đề xuất hỗ trợ. Trong khi đối tượng lao động làm việc ở khu vực phi chính thức như những người bán trà đá vỉa hè, lao động tự do lại không được đề cập đến.

Một vấn đề nữa cũng được mọi người đặt câu hỏi. Đó là gói hỗ trợ lần 2 này được áp dụng đối với các đối tượng ở khu vực giãn cách xã hội do Chính phủ hay do cấp tỉnh quy định đối với một thôn, một làng hay một xã, một huyện?

Đồng thời, cần làm rõ về khái niệm đối với các đối tượng được thụ hưởng chính sách. Theo đó, cần có quy định cụ thể để cấp địa phương căn cứ vào đó rà soát, triển khai thực hiện kịp thời.

Ông Nghiêm Hồng Vũ – Giám đốc Công ty Sản xuất đồ chơi trẻ em cho rằng, các điều kiện đặt ra với lao động để được nhận hỗ trợ quá phức tạp, khó triển khai trên thực tế. Đặc biệt là với nhóm cần được hỗ trợ là lao động tự do.

Rút kinh nghiệm từ gói hỗ trợ lần thứ nhất, ông Vũ cho rằng, với gói an sinh xã hội mới, cần triển khai nhanh và thủ tục đơn giản. Các cơ quan cũng tính toán làm sao để chấp nhận một phần rủi ro. Điều quan trọng là tất cả người cần hỗ trợ đều nhận được, tránh bị bỏ sót.

Thực tế, nhiều chính sách, gói hỗ trợ không đi vào đời sống do đưa ra quá nhiều điều kiện và đối tượng thụ hưởng không đáp ứng được. Vì vậy, cần bỏ bớt điều kiện cho nhóm đối tượng thụ hưởng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.