Cần biện pháp thiết thực hơn để ngăn nạn đuối nước đối với trẻ em

GD&TĐ - Liên tiếp trong những ngày qua, nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra đang là hồi chuông gióng diết cảnh báo cho nhiều gia đình và cả xã hội cần phải có biện pháp quyết liệt hơn trong việc bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị đuối nước.

Dạy học sinh học bơi để phòng đuối nước. Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Cát Bi - Hải Phòng khởi động trước khi xuống bể bơi. Ảnh: Theo c1catbihp.edu.vn.
Dạy học sinh học bơi để phòng đuối nước. Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Cát Bi - Hải Phòng khởi động trước khi xuống bể bơi. Ảnh: Theo c1catbihp.edu.vn.

Nguyên nhân của tình trạng đuối nước đối với học sinh là do các em có thời gian rảnh rỗi, tụ tập bạn bè để đi tắm sông, tắm suối hoặc phụ giúp gia đình mưu sinh gần khu vực sông nước mà không có sự giám sát của người lớn. Đa số các em không biết bơi, khi rơi xuống nước không có kỹ năng thoát hiểm, thiếu kỹ năng cứu nạn khi gặp tình huống đuối nước nên đã liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước ngay trong những ngày đầu hè.

Trước tình trạng đuối nước ở lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng, nhiều trường học đã chủ động đưa môn bơi lội vào dạy học để rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Nhiều phụ huynh cũng tích cực đưa con em mình tham gia các khóa học bơi vào dịp hè để giúp các em có khả năng năng tự vệ, đề phòng tai nạn đuối nước có thể xảy ra.

Nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước; tăng cường cắm biển cảnh báo cấm bơi lội ở khu vực sông, suối, ao, hồ dễ xảy ra tai nạn đuối nước; tăng cường tuần tra, giám sát và ngăn chặn kịp thời học sinh tụ tập bơi lội ở khu vực cấm… nhưng nạn đuối nước vẫn chưa hề thuyên giảm.

Khi những vụ đuối nước xảy ra, nhiều người thường nghĩ là do các em không biết bơi. Nhưng thực tế nhiều trường hợp tai nạn đuối nước vẫn xảy ra đối với những học sinh biết bơi. Tai nạn xảy ra trong trường hợp này có thể là do các em bị các bệnh lý khi xuống nước, hoặc níu kéo, dìm nhau hay rơi vào vùng nước xoáy, bị nước cuốn trôi… Đây là những kỹ năng cần trang bị cho các em phải biết xử trí thế nào khi gặp tình huống đuối nước, cứu nạn khi gặp đuối nước.

Để đề phòng nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước đối với học sinh, rất cần sự giám sát các con thường xuyên của các bậc phụ huynh, không để các cháu tự ý theo bạn bè bơi lội. Bố trí thời gian đưa các em học bơi, qua đó vừa thỏa mãn nhu cầu và sở thích của các cháu, vừa trang bị cho các con kiến thức bơi lội, biết cách cứu nạn khi gặp tình huống đuối nước. Mặt khác, cũng trong dịp hè này, các nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch để tổ chức dạy bơi cho học sinh nhằm trang bị cho các em kiến thức bơi lội, qua đó đề tai nạn đuối nước.

Ngoài những giải pháp căn cơ nêu trên, để đề phòng tai nạn đuối nước, các địa phương, địa bàn dân cư cần tuyên truyền, nhắc nhở con em, học sinh tránh xa khu vực sông, suối, ao, hồ... đặc biệt là không nên bơi lội khi không có sự quản lý của người lớn. Cần thiết phải có các biện pháp khuyến cáo, lập các biển cấm, biển báo nguy hiểm không được bơi lội vì nước sâu, nước chảy xiết, thủy triều thất thường... nhằm ngăn chặn các em tự ý bơi lội hoặc vui chơi tại khu vực nguy hiểm này.

Thiết nghĩ, đây là những việc làm cần thiết trước để phòng tránh  và ngăn chặn được nạn đuối nước hiện nay ./.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.