Gỡ khó xác lập sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cho trường đại học

GD&TĐ - Ngày 21/8, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức hội thảo xác lập quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và gần 200 điểm cầu trực tuyến. Đây là diễn đàn cho các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, người học trao đổi, thảo luận chia sẻ về các vấn đề liên quan đến xác lập, thực thi, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học;

Qua đó, nhằm tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, người học của các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường ĐH Mở Hà Nội nói riêng trong việc đảm bảo, tôn trọng quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Thời gian qua, kết quả công bố, đặc biệt là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín của các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Trường ĐH Mở Hà Nội có sự chuyển biến rất mạnh mẽ.

nguyenthinhung.JPG
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội chuyển giao công nghệ là vấn đề cần được bàn thảo. Vấn đề này có liên quan trực tiếp tới số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích… được cấp văn bằng bảo hộ.

chuyengiaocongnghe.JPG
Chủ tọa điều hành hội thảo.

Nhìn chung, nếu tài sản trí tuệ không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì rất khó chuyển giao công nghệ trên diện rộng và thu được lợi nhuận từ việc li-xăng công nghệ.

Theo PGS.TS Phạm Thị Tâm, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại, Trường ĐH Mở Hà Nội, để tạo ra giá trị gia tăng từ kết quả nghiên cứu khoa học, các trường đại học phải chủ động bắt tay với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ.

Từ đây, đặt ra vấn đề xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản được chuyển giao. Tuy nhiên, việc chưa được các nhà khoa học nhận thức một cách đầy đủ, nhiều kết quả nghiên cứu chưa đăng ký bảo hộ.

sohuutritue.JPG
PGS.TS Phạm Thị Tâm chia sẻ tại hội thảo.

Bên cạnh đó, PGS.TS Phạm Thị Tâm cho rằng, các rào cản liên quan đến quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tương đối phức tạp, thời gian xét duyệt cấp văn bằng kéo dài; một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa có đủ thông tin, chưa nắm rõ quy trình đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Đây là các nguyên nhân dẫn tới việc e dè thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ, làm hạn chế về số lượng văn bằng sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục đại học.

Đến từ Trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Phan Quốc Nguyên chia sẻ, tài sản trí tuệ được tạo lập trong các cơ sở giáo dục đại học là quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác, gồm: quyền đối với sáng kiến, giải pháp hợp lý hóa trong giáo dục, đào tạo và các đối tượng khác phát sinh từ hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ.

sohuutritue.JPG3.JPG
PGS.TS Phan Quốc Nguyên tham luận tại hội thảo.

Do đó, PGS.TS Phan Quốc Nguyên nhấn mạnh, quản trị và khai thác tài sản trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ các đơn vị thúc đẩy đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ khai thác thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

sohuutritue.JPG2.JPG
Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và gần 200 điểm cầu trực tuyến.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nhấn mạnh, Hội thảo là diễn đàn có ý nghĩa đối với các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường ĐH Mở Hà Nội nói riêng. Hội thảo giúp lan tỏa kiến thức, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và bản quyền; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các quyền liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ