Giây phút thức tỉnh

GD&TĐ - Hoàng Tiến là một cậu trai 9X trắng trẻo, dễ thương với nụ cười hiền. Vậy mà tới khi kết thúc cấp Trung học phổ thông, Tiến không thể tìm ra mục đích cho mình. Mình sẽ làm nghề gì? Học tiếp lên đại học để làm gì? Mình sẽ là ai trong cuộc đời này?

. “Bố” Tiến đang chăm sóc cho bé Su tại Trung tâm Tâm Việt
. “Bố” Tiến đang chăm sóc cho bé Su tại Trung tâm Tâm Việt

Sau ba tháng, từ một cậu con trai bị coi là “Thảm họa của gia đình”, Hoàng Tiến đã trở thành một thày giáo, một “người cha” được tôn trọng, và yêu quý. Người thầy tuổi 20 trẻ măng và có nụ cười rất duyên, rất cuốn hút này đã tìm được loại thuốc thần nào vậy?

Kể cả Hoàng Tiến và cha mẹ anh, những bạn bè quen biết, người thân trong gia đình, đều không thể hình dung nổi tiến trình thay đổi thần tốc của anh.

Hoàng Tiến là một cậu trai 9X trắng trẻo, dễ thương với nụ cười hiền. Vậy mà tới khi kết thúc cấp Trung học phổ thông, Tiến không thể tìm ra mục đích cho mình. Mình sẽ làm nghề gì? Học tiếp lên đại học để làm gì? Mình sẽ là ai trong cuộc đời này? Đầu óc mụ mị bởi những câu hỏi trên, Tiến làm việc gì cũng không tập trung, làm cái gì cũng chóng chán.

Mặc cho bố thất vọng, mẹ đau buồn, Tiến bỏ cả học, bỏ cả làm, chỉ ở nhà loanh quanh, hết ăn lại ngủ. Cảm giác thật chán chường và không biết mình sẽ trôi về đâu. Tiến từng bị bố mẹ đuổi ra khỏi nhà, từng lang thang suốt đêm. Tiến cũng học lập trình rồi bỏ ngang trở về nhà. Những khủng hoảng kiểu đó cứ lặp đi lặp lại, ngày một trầm trọng. Tiến đóng cửa ở trong nhà, không tiếp xúc với ai. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì luôn cúi gằm mặt.

Hoàng Tiến bây giờ, hạnh phúc với vai trò huấn luyện viên và thầy giáo tại Tâm Việt.
Hoàng Tiến bây giờ, hạnh phúc với vai trò huấn luyện viên và thầy giáo tại Tâm Việt. 

Quê Tiến ở Bắc Ninh, nơi có những công ty của người Trung Quốc và nhiều người Trung Quốc đang làm ăn, sinh sống. Tiến nghĩ mình đi học tiếng Trung để có thể sử dụng ngôn ngữ này trong một công việc nào đó liên quan đến người Trung Quốc. Hơn nữa, đi học cũng là để bố mẹ đỡ căng thẳng khi nhìn thấy cậu con trai lớn lộc ngộc, mà chẳng làm gì, học gì, chẳng mục đích gì.

Tại lớp học, Tiến gặp một bạn gái, và tiếng sét ái tình đã giáng trúng cậu. Thật không may, bạn gái đó lại yêu một người con trai khác, không để mắt tới Tiến. Cảm giác như đất không còn dưới chân, ô xi không còn trong luồng khí, Tiến sụp đổ hoàn toàn. Cậu bỏ học lần nữa và tự chôn mình trong căn phòng nhỏ tại gia, hoàn toàn từ chối giao tiếp với thế giới bên ngoài

Bố mẹ Tiến hoảng hốt, tìm mọi cách để chữa trị trầm cảm cho con. Nhưng Tiến không hợp tác. Cứ đưa cậu đến bệnh viện hoặc tới gặp thầy thuốc, thì cậu đều tìm cách bỏ trốn. Bố mẹ càng thương con, lo lắng cho con, thì càng tìm cách ép cậu uống thuốc trầm cảm. Càng dùng biện pháp rắn, thì Tiến càng thu mình lại. Tiến nghi ngờ tất cả mọi người xung quanh. Cậu có nỗi đau riêng cần chữa trị, nhưng cậu không thể tin bất kỳ ai, kể cả bố mẹ có thể thấu hiểu cho mình. Tới khi cùng cực, cảm thấy bế tắc không còn lối thoát, Tiến quyết định tuyệt thực để kết thúc.

Bố mẹ Tiến vô cùng hoảng sợ, đưa Tiến đến ngôi nhà Tâm Việt, cầu cứu mọi người ở đây giúp đỡ Tiến. Ban đầu Tiến cũng không chịu, tìm cách trốn. Nhưng thật may, thầy Việt (Tiến sĩ Phan Quốc Việt – Người sáng lập trung tâm Tâm Việt) đã trò chuyện với cậu. Thầy hỏi Tiến “Thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì?”; “Động vật và người khác nhau ở điểm gì?” Những câu hỏi mang tính thức tỉnh đã kéo Tiến đứng lên.

Thầy Việt kéo Tiến ra ngoài, chỉ cho cậu thấy những em nhỏ trong trung tâm, đó là những em bé tự kỷ, đang miệt mài tập đi xe đạp một bánh. Tiến chợt xúc động sâu xa. Những em nhỏ đó, bị khuyết tật hệ thần kinh, mà vẫn đang từng ngày, vô cùng khó khăn, luyện tập thể lực và sự tập trung cao độ, để nhọc nhằn kết nối những đường truyền bí hiểm trong não, cố gắng “hàn” những mối dây thần kinh để chữa trị và để sống có ích. Còn cậu thì sao?

Từ giây phút thức tỉnh ấy, Hoàng Tiến đã vươn lên mạnh mẽ, để trở thành một huấn luyện viên cho các em tự kỷ, rồi trở thành thầy giáo của trung tâm Tâm Việt, dạy cho các em tự kỷ những kỹ năng hòa nhập và luyện siêu kỹ năng để có thể biểu diễn đi xe đạp một bánh, tung bóng trước khán giả.

Hành trình siêu tốc của Hoàng Tiến khiến những người xung quanh anh khâm phục. Bố mẹ anh từ việc phải trả phí để điều trị trầm cảm cho con mình, thì đã nhận được những đồng lương đầu tiên anh gửi về hỗ trợ từ công việc tại chính trung tâm điều trị cho anh. Tiến đã làm nên một câu chuyện có cái kết thật đẹp cho anh và gia đình.

Giờ đây, anh tìm thấy một gia đình thứ hai – ngôi nhà Tâm Việt, nơi anh gắn bó 24/24h để dạy dỗ, chăm sóc và huấn luyện những em nhỏ thiệt thòi. Hiện tại, Tiến đang phụ trách hai “con” là Tấn và bé Su tại trung tâm. Hai “con” luôn yêu thương gọi “bố Tiến” và gắn bó không rời. Mỗi khi anh có việc ra ngoài trung tâm, thì “các con” lại luôn miệng đòi “bố Tiến”, thậm chí không thấy “bố” thì bỏ ăn.

Chính tình yêu thương của “các con” khiến cho người thầy trẻ này thêm quyết tâm trong hành trình mới của mình, học tập và rèn luyện để trở thành một người thầy dạy trẻ tự kỷ xuất sắc.

Sau ba tháng, từ một cậu con trai bị coi là “Thảm họa của gia đình”, Hoàng Tiến đã trở thành một thày giáo, một “người cha” được tôn trọng, và yêu quý. Người thầy tuổi 20 trẻ măng và có nụ cười rất duyên, rất cuốn hút này đã tìm được loại thuốc thần nào vậy?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ