Giật mình nguyên nhân khiến người đàn ông chết khi vừa nghe 1 tiếng chiêng kêu

Chắc hẳn nhiều người sẽ nhanh chóng liên tưởng đến bản thân mình và rút ra bài học sau khi đọc câu chuyện này.

Phản ứng của hai người đàn ông trước "hung tin"

Hai thanh niên từ quê ra thành phố, trải qua bao phấn đấu nỗ lực, cuối cùng họ cũng kiếm được bộn tiền.

Sau này khi tuổi tác đã cao, họ quyết định về quê an hưởng tuổi già. Trên đường về, họ gặp một cụ già mặc áo trắng, trên tay cầm một chiếc chiêng, đang đứng đó đợi họ.

Họ hỏi ông cụ: "Cụ đang làm gì thế?"

Ông cụ đáp: "Ta là người chuyên đánh cho người ta nghe tiếng chiêng cuối cùng trong đời của họ. Cả hai người chỉ còn sống được ba ngày nữa. Đến hoàng hôn ngày thứ 3, ta sẽ gõ chiêng đồng bên ngoài cửa nhà hai ngươi. Nghe thấy tiếng chiêng, mạng sống của hai người sẽ chấm dứt".

Nói xong, ông lão biến mất.

Hai người nghe xong, sững sờ, nghĩ thầm, lăn lộn vất vả bao năm ở thành phố, chẳng dễ dàng gì mới kiếm được chỗ tiền này, giờ muốn quay về hưởng phúc lại chỉ còn sống được ba ngày.

Sau khi ai về nhà nấy, người thứ nhất không ăn không uống, mặt ủ mày chau, tính toán tỉ mỉ tài sản có được.

Ông ta nghĩ: "Làm thế nào đây? Mình chỉ còn sống được ba ngày!"rồi cứ như thế mà ủ rũ ngao ngán, sắc mặt tái nhợt, chẳng buồn làm gì, chỉ nghĩ tới việc ông lão đến gõ chiêng. Ông ta cứ đợi, cứ đợi, cho tới hoàng hôn ngày thứ ba, cả người như quả bóng bị xịt hơi.

Cuối cùng, ông cụ kia cũng tới, cầm chiếc chiêng đứng ngoài cửa, gõ 1 tiếng "keng". Vừa nghe tiếng chiêng, người đàn ông lập tức ngã xuống, rồi chết.

Tại sao ư? Bởi vì ông ta cứ đợi tiếng chiêng này, nghe xong rồi bèn lập tức trút hơi thở.

Người đàn ông còn lại thì nghĩ: "Thật đáng tiếc, kiếm được bao nhiêu tiền như vậy, chỉ còn sống được ba ngày. Ta xa quê từ nhỏ, chưa từng làm gì cho quê hương, ta nên dùng chỗ tiền này chia cho người nghèo và người cần giúp đỡ".

Thế là, ông ta mang hết tiền của mình phân phát cho người nghèo khổ, mở đường rồi xây cầu. Chỉ loanh quanh những chuyện này cũng khiến ông bận rộn tới không mở nổi mắt, quên bẵng đi câu chuyện về tiếng chiêng ba ngày sau.

Vất vả suốt đến ngày thứ 3 mới tiêu hết được toàn bộ tài sản, dân trong làng đều vô vùng biết ơn ông ấy, mới mời đội chiêng trống, đội kịch múa rồi đoàn múa rối tới cửa nhà ông chúc mừng. Không khí hết sức náo nhiệt, múa lân, múa sư, đốt pháo rồi bắn pháo hoa.

Tới hoàng hôn ngày thứ 3, ông cụ xuất hiện như đã hẹn, đứng bên ngoài gõ chiêng. Gõ tới mấy nhịp chiêng, "keng! keng!", nhưng mọi người đều không nghe thấy, ông cụ gõ thế nào cũng không được, đành bỏ đi.

Người đàn ông mấy ngày sau mới nghĩ ra câu chuyện ông lão tới gõ chiêng, lòng còn bối rối: "Sao ông cụ lại lỡ hẹn nhỉ?".

Lời bình

Một người trong lúc thất vọng nếu có thể thể hiện sự lạc quan, tích cực đón nhận khoảnh khắc hiện tại, không lo lắng chuyện sau này, họ sẽ không còn sợ sệt hay thậm chí chẳng còn tâm trạng mà nghĩ một ngày nào đó tiếng chiêng vang lên, cũng không nhất thiết phải nghe thứ âm thanh đó.

Nỗi tuyệt vọng sẽ không còn là tuyệt vọng, mà là một bước chuyển biến. Khi trong tay chỉ có một trái chanh chua loét, bạn cũng phải nghĩ cách biến nó thành một ly nước chanh ngon lành.

Người đàn ông vừa nghe 1 tiếng chiêng kêu đã lăn ra chết, căn nguyên phía sau khiến nhiều người giật mình - Ảnh 2.

Sự sống không phải dùng để đi tìm kiếm đáp án, cũng không phải dùng để giải quyết vấn đề, người ta dùng sinh mệnh để sống vui vẻ. Hy vọng rằng mọi người có thể sống vui sau những khoảng thời gian bận rộn.

Người Tây Tạng có câu ngạn ngữ: "Việc có thể giải quyết được, thì không cần lo lắng; Việc không giải quyết được thì lo lắng cũng vô ích."

Câu nói này thật xứng đáng để chúng ta suy ngẫm, thiên hạ vốn chẳng có chuyện gì, người tầm thường tự chuốc lấy ưu phiền. Nắm chặt lấy từng khoảnh khắc ở hiện tại mới là điều quan trọng nhất.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.