* GS nhận xét gì về dự thảo các Chương trình môn học và hoạt động giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa công bố? Theo GS việc tích hợp môn Lịch sử và Địa lý có hợp lý hay không?
Phải bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và các phương pháp dạy học. Mặt khác, chúng ta phải có đội ngũ giáo viên cốt cán từ trung ương đến địa phương và phải nhân điển hình tiên tiến. Đặc biệt, chính hiệu trưởng cũng phải là cốt cán, là người có trình độ chuyên sâu để truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên của mình trong thực hiện đổi mới giáo dục
- GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Khung chương trình môn học mới có những tiến bộ nhất định. Chúng ta đã có một phương pháp tiếp cận mới, đó là tiếp cận theo năng lực chứ không phải tiếp cận theo kiến thức.
Đó là điều mà hiện nay nền giáo dục tiên tiến ở trên thế giới đã và đang áp dụng. Do đó, việc chúng ta áp dụng để nâng cao phương pháp này là điều rất cần thiết.
Liên quan đến môn học tích hợp môn Lịch sử và Địa lý, tôi cho rằng cũng cần căn cứ vào phương pháp tiếp cận để đánh giá. Ví dụ nếu tiếp cận ở phương diện kiến thức thì Lịch sử có những kiến thức của lịch sử, còn Địa lý có những kiến thức của Địa lý.
Song nếu để học trò tiếp thu được những kiến thức đó thì giáo viên phải tách riêng từng môn học. Nhưng với phương pháp tiếp cận mới của chúng ta là tiếp cận theo năng lực, tức là tiếp cận đầu ra chứ không phải là đầu vào. Nghĩa là sau khi hoàn thành môn học đó thì học sinh sẽ làm được những gì chứ không phải là phải hiểu cái gì!
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản, người học sẽ chuyển thành kỹ năng, thái độ thực hành và vận dụng vào trong thực tiễn. Cái đó rất quan trọng cho nên việc tích hợp Địa lý và Lịch sử là hợp lý, bởi vì lịch sử xuất hiện trong địa lý và địa lý xuất hiện xuất hiện trong lịch sử.
Vì thế nếu giáo viên biết kết hợp một cách khéo léo thì có thể nói, người học sẽ tiếp thu được kiến thức rất tốt, đồng thời biết vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
* Vậy GS có cho rằng chương trình môn học đã giảm tải?
- GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Tôi cho rằng lượng thông tin cần thiết của các môn học cũng đã đảm bảo được yêu cầu của chương trình tổng thể. Hơn nữa, chúng ta đang tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Do đó, chương trình đã giảm tải.
GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Dự thảo Chương trình môn học mới tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới |
* Liệu giáo viên của chúng ta có thể đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới hay không - thưa GS?
- GS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh: Bây giờ thế giới không ai dạy học sinh chỉ để có kiến thức mà giúp các em khám phá, sáng tạo để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đó mới là mục tiêu của chương trình.
Theo chương trình mới, đối tượng học tập không phải là những gì cao xa mà có ngay ở trong môi trường sống xung quanh các em. Vì thế giáo viên có thể dùng đối tượng đó để dạy cho học sinh một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chính từ chất liệu này các em lại rất thích vì nó gần gũi với đời thường.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, người dạy làm như thế nào để người học lĩnh hội được kiến thức. Do đó đòi hỏi bản thân giáo viên cũng phải học hỏi, nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp dạy học.
Theo tôi, Bộ GD&ĐT nên tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho giáo viên, truyền lửa cho giáo viên để họ thực sự yêu học trò của mình. Người thầy sẽ là người định hướng để dẫn dắt học sinh chứ không tham gia can thiệp cụ thể vào những hoạt động của học sinh; còn nếu như giáo viên vẫn phải cầm tay chỉ việc, áp đặt từng việc thì sẽ thất bại. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải có nghệ thuật dạy học chứ không phải kỹ thuật dạy học.
Xin cảm ơn GS!