Môn Giáo dục công dân đáp ứng những vấn đề cốt lõi của giáo dục thế kỷ 21

GD&TĐ - Đó là chia sẻ của GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi nói về dự thảo Chương trình môn Giáo dục công dân (bao gồm: Đạo đức ở bậc tiểu học, Giáo dục công dân ở bậc THCS và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở bậc THPT).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phù hợp với thời đại

Theo GS Phạm Minh Hạc, Dự thảo các Chương trình môn học, trong đó có môn đạo đức/Giáo dục công dân/Giáo dục Kinh tế và Pháp luật đã nêu bật được những vấn đề cốt lõi của giáo dục thế kỷ 21 và của những công dân trong thời đại mới - hội nhập và phát triển.

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, việc đưa ra các mục tiêu và nội dung dạy học của môn học này rất phù hợp với thời đại, nhất là khi chúng tôi đề cao những giá trị truyền thống, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc và những năng lực, phẩm chất của một công dân toàn cầu.

"Tôi rất rất hoan nghênh Ban soạn thảo và Bộ GD&ĐT đã đúc kết được những điều này để đưa vào mục tiêu, nội dung chương trình học đối với môn Giáo dục công dân" - GS.VS Phạm Minh Hạc bày tỏ sự tâm đắc.

GS.VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: Mục tiêu của chương trình môn học rất hay nhằm giáo dục cho học sinh giá trị yêu nước, lòng nhân ái, chăm chỉ trung thực, trách nhiệm và nhiều các năng lực khác. Đây không chỉ là đặc thù của giáo dục công dân mà còn là đặc trưng của mỗi nhà trường.

Với mục tiêu này, sẽ thu hút được đông đảo các lực tham gia vào hoạt động giáo dục. Vì thế ngoài lực lượng chủ công là các thầy, cô giáo phụ trách môn Giáo dục công dân thì hội đồng giáo viên cùng với các tổ chức đoàn thể như:

Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong, phụ huynh học sinh và toàn xã hội phải thực hiện tốt yêu cầu của môn học này. Đây là điểm rất hay khi thiết kế môn học này.

GS.VS Phạm Minh Hạc: Hoan nghênh Ban soạn thảo và Bộ GD&ĐT
GS.VS Phạm Minh Hạc: Hoan nghênh Ban soạn thảo và Bộ GD&ĐT

Yêu cầu hơi cao nếu nhìn dưới góc độ của giáo trình tâm lý học

"Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy môn Đạo đức ở bậc tiểu học, có yêu cầu hơi cao nếu nhìn dưới góc độ của giáo trình tâm lý học. Ở tiểu học, mới chỉ có những cơ sở ban đầu của Ý thức con người và bước thứ hai là ở trung học cơ sở mới bắt đầu là hình thành những những chuẩn mực hành vi đạo đức. Vì thế, nếu có thể thì điều chỉnh để phù hợp hơn với lứa tuổi, tâm sinh lý của các em" - GS.VS Phạm Minh Hạc góp ý.

Cũng theo GS.VS Phạm Minh Hạc, Giáo dục công dân phải kết hợp rất chặt chẽ với các môn học khác. Do đó, không chỉ những người lên lớp thực hiện bộ môn Giáo dục công dân mà tùy từng điều kiện các thầy, cô giáo các môn học khác cũng cần hỗ trợ để bài học trở nên sinh động, hấp dẫn.

Đây cũng là môn chủ công thực hiện mục tiêu giáo dục các em thành người, làm người theo các giá trị truyền thống của dân tộc ta và của thế giới ngày nay.

"Vấn đề quan trọng lúc này là điều kiện thực hiện và viết sách giáo khoa. Tôi tin là Bộ GD&ĐT cùng các địa phương đã có kế hoạch cho công việc này" - GS.VS Phạm Minh Hạc tin tưởng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.