Giáo viên, học sinh đề xuất bình đẳng giới cho những người giới tính thứ 3

Sinh viên tham gia góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
Sinh viên tham gia góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)

Chiều nay (14/1), tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên, ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục chính trị công tác HSSV chủ trì buổi Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đồng chủ trì có ông Nguyễn Văn Thịnh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên và ông Nguyễn Văn Trường – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên. Buổi tọa đàm tập trung vào nhiều nội dung liên quan đến người học, trong đó có quy định về bình đẳng giới.

Phát biểu đề dẫn, ông Bùi Văn Linh cho biết, Luật Giáo dục năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Theo đó, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục, sách giáo khoa và phương pháp giáo dục trong khi vấn đề bình đẳng giới luôn được quan tâm bởi các tổ chức quốc tế và cũng như các quốc gia.

Theo đó, hướng chỉnh sửa bổ sung của Ban soạn thảo như sau: Bổ sung một số quy định nhằm đảm bảo bình đẳng giới tại một số Điều luật của Dự thảo như: Điều 7 về chương trình giáo dục, Điều 12 về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, Điều 30 về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa.

Cô Lê Thị Bằng Giang góp ý về vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
 Cô Lê Thị Bằng Giang góp ý về vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)

Theo cô giáo Phạm Thu Thủy - tổ Tự nhiên 2, xã hội hiện nay không có chỉ giới tính nam và nữ mà có cả giới tính thứ 3. Vì thế quy định trong dự thảo Luật về bình đẳng gới cần bao hàm cả đối tượng này. Cô Thủy đề xuất, nên thay cụm từ “Nam – Nữ” tại Điều 12 của dự thảo bằng cụm từ “giới tính” nhằm thể hiện tính cập nhật của Luật.

Đây cũng là băn khoăn của cô giáo Lê Thị Bằng Giang - tổ xã hội. Cô Giang trao đổi, mọi công dân không phân biệt tôn giáo, địa vị xã hội, giới tính. Vì thế cần thay cụm từ “nam - nữ” bằng cụm từ “giới tính”.

Cô Giang đề xuất, trong chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới có 6 tác phẩm bắt buộc, 6 tác phẩm tự chọn, đề nghị lựa chọn hình ảnh sao cho đảm bảo tính bình đẳng giới hơn. Bởi trước đây thường xuất hiện nam nhiều hơn nữ.

Góp ý với quy định bình đẳng giới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), em Trần Văn Cường – học sinh lớp 12A4 chia sẻ: “Nhất trí đưa giáo dục giới tính vào chương trình Giáo dục phổ thông, thậm chí đưa giáo dục giới tính vào cấp học mầm non và mỗi cấp tăng lên một chút”.

Đồng quan điểm, em Nguyễn Thị Xuyến - học sinh lớp 12A3 cho rằng cần có chương trình giáo dục riêng cho học sinh khối mầm non và tiểu học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.