Giáo viên chủ nhiệm: Tôn trọng sự khác biệt của học sinh

GD&TĐ - Chiều nay (30/3), Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) tổ chức hội nghị chuyên đề “Nét đẹp văn hóa – nghệ thuật giáo dục tầm cao”. Hội nghị đã thu hút hàng trăm giáo viên, lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Nhiều giáo viên chia sẻ những câu chuyện thú vị về công tác chủ nhiệm của mình.
Nhiều giáo viên chia sẻ những câu chuyện thú vị về công tác chủ nhiệm của mình.

Mỗi thầy, cô mang đến những câu chuyện thú vị về công tác chủ nhiệm của mình.  Hơn 20 năm công tác tại Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ những ngày bắt đầu làm công tác chủ nhiệm đến nay, cô giáo Nguyễn Bích Hạnh không ít lần rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười.

Mỗi lần đón nhận học sinh, cô đã có thêm nhiều câu chuyện và kỷ niệm. Đó là một học sinh nghịch, mải chơi và có hoàn cảnh éo le. Bố bỏ đi theo người đàn bà khác khiến em này gây không ít phiền toái cho cô giáo và các bạn.

Cô Hạnh tâm sự: Sau khi tìm hiểu mối quan hệ của học sinh, coi em đó như con của mình, có lúc lại chia sẻ, khích lệ như một người đàn ông, khoảng cách giữa cô – trò đã xích lại gần hơn. Kết thúc học kỳ I, kết quả học tập và rèn luyện của em đã đạt ngoài mong muốn. Học sinh tiên tiến là phần thưởng lớn lao của sự nỗ lực mà con dành tặng mẹ và cô.

Đón nhận mỗi khóa học học sinh là một lần cô tiếp tục phát hiện những điều tươi mới.

“Trước khi trở thành người truyền lửa, tôi tình nguyện là người nhóm lửa và giữ lửa. Mỗi năm học là một năm tôi lại gieo hạt, gieo mầm khát vọng và chấp cánh ước mơ cho học sinh – những đứa con của mình” – cô Hạnh bộc bạch.

Cô giáo Phương Diệp chia sẻ về câu chuyện một học sinh nữ đồng tình của mình.
 Cô giáo Phương Diệp chia sẻ về câu chuyện một học sinh nữ đồng tình của mình.

Chủ nhiệm một lớp học có học sinh nữ có nhiều biểu hiện khá đặc biệt, cô giáo Phương Diệp – Trường THPT Trần Hưng Đạo chia sẻ: Học sinh này có nhiều hành động “sàm sỡ” với các bạn nữ trong lớp. Tìm hiểu mới hay, học sinh này là đồng tính.

“Tôi bắt đầu thuyết phục em bằng chính những hiểu biết và sự cảm thông của mình. Trước đây tôi thương em vì em là học trò của tôi nhưng thâm tâm tôi không chấp nhận em vì em khác biệt tôi nhưng giờ tôi tôn trọng được sự khác biệt đó nên thái độ tự nhiên thay đổi hẳn” – cô Diệp trao đổi và cho biết, giờ cô học trò khác biệt ngày nào đã trưởng thành, đang sinh sống và làm việc ở Tây Ban Nha.

Theo cô Diệp, giáo viên chủ nhiệm là một nhiệm vụ ý nghĩa và thiêng liêng. Làm công tác chủ nhiệmđã khiến cô không chỉ vì người khác mà còn vì chính mình, không ngừng tự học, tự giáo dục mình để gần hơn, cần thiết hơn cho học sinh.

“Khi chúng ta làm nghề bằng tất cả yêu thương, chúng ta lại nhận được nhiều cơ hội để là một người tử tế và nhân hậu” - cô Diệp trải lòng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.