Kinh nghiệm ôn thi môn Văn hiệu quả

GD&TĐ - Cô giáo Nguyễn Thị Chuật - Tổ trưởng tổ Văn Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) chia sẻ các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập và thi THPT quốc gia 2019.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo cô Chuật, trước hết, giáo viên xác định chính xác mục tiêu kiến thức thể hiện trong việc chuẩn bị giáo án ôn tập. Xác định kiến thức trọng tâm của bài dạy đối với lớp 12.

Giáo viên cần quan tâm đến năng lực cụ thể của từng học sinh để có phương pháp dạy thích hợp. Rà soát thật kỹ học sinh yếu kém đưa vào lớp chống liệt, những học sinh chây lười thiếu ý thức học tập có biện pháp dạy thích hợp.

Đối với những học sinh Ban A và học sinh yếu kém, giáo viên lớp 12 cần có cách dạy chuyên biệt để học sinh hầu như đạt điểm thi từ trung bình trở lên.

Giáo viên cần rèn kỹ năng làm bài cho học sinh và tăng cường kỷ luật giờ học. Đồng thời bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT và đề thi thử của Sở GD&ĐT để có kế hoạch ôn thi môn Văn tương thích, chất lượng.

Luôn cập nhật các thông tin tin cậy, liên hệ vận dụng sáng tạo trong dạy học và ôn tập cho học sinh. Tránh gây căng thẳng, áp lực cho người học; tạo tâm thế tự tin, thoải mái bằng cách động viên, gần gũi, thấu hiểu học trò để quá trình ôn tập, thi thử đạt kết quả cao.

Nhóm chuyên môn lớp 12 thường xuyên bàn bạc, trao đổi các bài dạy, bài ôn tập, các đề thi. Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh để thúc đẩy việc học tập, ôn tập của học sinh.

Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học tập ở lớp và ở nhà. Đồng thời tăng cường và đa dạng các hình thức kiểm tra cho học sinh.

Cô Chuật lưu ý, tháng 6 cao điểm ôn tập, học sinh cần đi đủ, đặc biệt là những học sinh yếu, chủ quan và chậm chạp để được quan tâm rà soát, đặc biệt quan tâm đến những học sinh chủ quan, bỏ ra ngoài học luyện tại các trung tâm luyện thi… Nhà trường cần chủ động gặp gỡ, động viên học sinh yếu kém kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ