Giáo viên ân cần hướng dẫn giúp bà con biết đọc, biết viết

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để học viên có động lực đến lớp giáo viên ân cần, hướng dẫn bà con từng li từng tí để không ai nản lòng, cố gắng biết đọc, biết viết.

Giáo viên ân cần chỉ dạy học viên để bà con sớm biết đọc, biết viết.
Giáo viên ân cần chỉ dạy học viên để bà con sớm biết đọc, biết viết.

Dùng song ngữ dạy xóa mù chữ

Học viên ở lớp xóa mù chữ đa phần là các ông, các bà tóc đã ngả hai màu. Với những học viên đặc biệt, giáo viên linh hoạt trong việc dạy để bà con không mặc cảm, tự ti.

Cô Vũ Thị Mai Ngân, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết: Thay vì học trò lên 6-7 tuổi, những học viên của cô có người đã ngoài 60 tuổi. Để học viên dễ hiểu, ghi nhớ kiến thức cô tỉ mỉ hướng dẫn từng người. Bà con có nét chữ nguệch ngoạc, cô Ngân cầm tay nắn nót cho từng người để chữ ngay hàng, thẳng lối.

“Ngoài việc vận động học viên ra lớp, giáo viên còn phải duy trì sĩ số. Để bà con hào hứng đi học tôi thường tỉ mỉ hướng dẫn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi giúp bài học trở nên cuốn hút hơn”, cô Ngân tâm sự.

Tương tự, cô Ksor H’wang - giáo viên Trường Tiểu học Ngô Mây (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) dạy cho những học viên chưa từng biết chữ và người từng học nhưng đã quên. Để học viên không mặc cảm, cô Ksor H’wang nhẹ nhàng hướng dẫn từ bảng chữ cái đến làm những phép toán đơn giản. Ngoài kiến thức tích lũy trong quá trình đi dạy, cô Ksor H’wang tham khảo phương pháp dạy hay từ đồng nghiệp, mạng xã hội.

“Là giáo viên lớp xóa mù chữ ngoài việc tìm phương pháp hay, sáng tạo để bà con dễ tiếp thu kiến thức thì lời nói phải phù hợp tránh cho học viên mặc cảm. Mình rất vui, hạnh phúc khi thấy bà con phấn khởi, ham học hỏi. Đó là món quà lớn nhất với những giáo viên lớp xóa mù chữ”, cô Ksor H’wang nói.

Những học viên ở xã Ia Dêr đều là người dân tộc thiểu số, một số người không rành tiếng phổ thông. Do đó, mỗi khi đứng lớp cô Ksor Hwớt-giáo viên Trường Tiểu học Ngô Mây sử dụng song ngữ tiếng Jrai và tiếng Việt để học viên dễ hiểu các câu, từ.

“Học viên đa số là người lớn tuổi nên việc học, ghi nhớ kiến thức sẽ hạn chế. Chính vì vậy tôi không thể dạy theo cách thông thường mà phải hướng dẫn nhiều lần. Việc sử dụng song ngữ cũng giúp nâng cao chất lượng dạy học”, cô Ksor Hwớt bộc bạch.

Hỗ trợ sách, vở cho học viên

Những học viên lớn tuổi chăm chỉ đi học.

Những học viên lớn tuổi chăm chỉ đi học.

Ông Phạm Văn Đại, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ia Grai cho biết: Công tác dạy xóa mù chữ là hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong việc nâng cao dân trí. Thời gian qua, địa phương đã mở 50 lớp xóa mù chữ ở tất cả các xã, thị trấn với hơn 1.200 học viên là người dân tộc thiểu số tham gia. Bà con rất tích cực, hào hứng đi học với hy vọng biết chữ để sử dụng trong đời sống và phát triển kinh tế gia đình.

Để đảm bảo việc dạy, học huyện Ia Grai mua sắm tài liệu, bút, sách vở cho học viên. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, khích lệ để bà con chăm chỉ đi học. Bên cạnh đó, giải quyết chế độ hỗ trợ để giáo viên yên tâm đứng lớp. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học xóa mù chữ ngày càng được nâng cao.

Còn tại xã Ia Din (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) nhu cầu học lớp xóa mù chữ của bà con lớn, tuy nhiên do thiếu giáo viên đứng lớp nên địa phương mới nhận dạy cho 70 người.

Theo ông Phùng Văn Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Din, nhằm động viên và khích lệ tinh thần học tập của bà con, chính quyền xã vận động Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số đơn vị khác đứng chân trên địa bàn ủng hộ kinh phí mua bút, vở, bảng phấn...

Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, đến tháng 11/2023, 17/17 địa phương đều đã mở lớp xóa mù chữ với 226 lớp, 6.503 học viên và đạt 73,5% chỉ tiêu được giao trong năm 2022 - 2023, đạt theo kế hoạch thực hiện giai đoạn 2022-2025.

Theo Phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai chương trình xoá mù chữ rất thiết thực và ý nghĩa với người đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho bà con, giúp thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ai Cập cảnh báo nghiêm khắc Israel

Ai Cập cảnh báo nghiêm khắc Israel

GD&TĐ - Ai Cập có thể xem xét hạ cấp quan hệ với Israel nếu nước này tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự ở thành phố Rafah, cực nam của Gaza, giáp với Ai Cập.
(Minh họa/INT)

Lo ngại trước thời tiết cực đoan!

GD&TĐ - Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, 4 tháng đầu năm 2024, thời tiết trên cả nước đã có những diễn biến bất thường.