Giao lưu trực tuyến “Thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 6: Chủ động bắt nhịp”

“Thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 6: Chủ động bắt nhịp” là chủ đề chương trình giao lưu trực tuyến diễn ra trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử từ 9h30 đến 11h ngày 13/8/2021.

Giao lưu trực tuyến “Thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 6: Chủ động bắt nhịp”

Các khách mời tham gia giao lưu:

PGS. TS Trần Xuân Bách, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng;

Ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Than Uyên,  Lai Châu;

Thầy Võ Thanh Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Theo lộ trình, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu được triển khai ở bậc trung học từ năm học 2021-2022, bắt đầu với lớp 6. Các địa phương đã chuẩn bị tích cực cả về cơ sở vật chất, đội ngũ để triển khai nhiệm vụ quan trọng này trong năm học mới.

Chương trình mới lớp 6 có một số môn học, hoạt động giáo dục mới: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Việc sắp xếp, phân công giáo viên giảng dạy thế nào; xếp lịch giảng dạy ra sao; kiểm tra, đánh giá các môn học mới thế nào?... là những vấn đề được các nhà trường, giáo viên quan tâm.

Những vấn đề này sẽ được chuyên gia trao đổi tại giao lưu. Giao lưu cũng sẽ có những chia sẻ về kinh nghiệm triển khai từ khách mời là đại diện phòng GD&ĐT, trường trung học cơ sở.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook: www.fb.com/giaoducthoidai.

Giao lưu trực tuyến “Thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 6: Chủ động bắt nhịp” ảnh 1
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng

Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Than Uyên, Lai Châu

Bạn đọc

Bạn Trường Xuân – Quảng Nam:

Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, nhà trường chuẩn bị cho dạy học trực tuyến ra sao, thưa thầy? Với khối lớp 6 có khó khăn gì không? Nhà trường đã có phương án khắc phục thế nào?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

HS Trường THCS Nguyễn Huệ tham gia hoạt động trải nghiệm. Ảnh tư liệu
HS Trường THCS Nguyễn Huệ tham gia hoạt động trải nghiệm. Ảnh tư liệu

 

Hiện nay, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học cho năm học mới 2021-2022, trong đó có 2 kịch bản: 1. Học sinh đến trường để tham gia học trực tiếp; 2. HS tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19.

Đối với kịch bản thứ 2, nhà trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến. HS các khối lớp 7, 8, 9 có thuận lợi là các em đã trải qua quá trình học trực tuyến và tổ chức kiểm tra đánh giá trực tuyến ở năm học 2020-2021. Đối với lớp 6, khó khăn là các em phải tiếp cận với CT-SGK mới, chưa được làm quen với thầy cô, bạn bè nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học trực tuyến của các em. Trong trường hợp đó, nhà trường sẽ tổ chức đánh giá, khảo sát mức độ tiếp nhận kiến thức của HS trong thời gian học trực tuyến để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy - học. 

Bạn đọc

Bạn Cuongtran@...:

Đến thời điểm hiện tại, việc chủ động bắt nhịp với chương trình SGK mới lớp 6 của địa phương có đạt được mục tiêu đề ra không, thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình SGK lớp 6 năm học 2021 – 2022 đã được các trường chuẩn bị cơ bản đầy đủ. 100% học sinh được trang bị SGK và đồ dùng học tập. Đội ngũ giáo viên đã được đào tạo, tập huấn để sẵn sàng giảng dạy theo chương trình mới.

Chúng tôi đã chỉ đạo các trường tiếp tục tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trước khi cho học sinh trở lại trường. Tuyên truyền nhân dân, phụ huynh và học sinh thực hiện tốt thông điệp 5k, đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi bước vào năm học mới.

Công tác phòng chống dịch được ngành giáo dục Than Uyên đẩy mạnh trước khi bước vào năm học mới
Công tác phòng chống dịch được ngành giáo dục Than Uyên đẩy mạnh trước khi bước vào năm học mới
Bạn đọc

Bạn Luongthuthuy@...:

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, để sẵn sàng cho năm mới, ngành giáo dục Than Uyên đã có những giải pháp nào để chuẩn bị, thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Phòng giáo dục và Đào tạo Than Uyên đã chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng dịch theo quy định, đảm bảo phòng chống dịch trong thời gian lâu dài.

Cùng với đó, chúng tôi cũng chỉ đạo các trường luôn chủ động chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất như phòng học, thiết bị, SGK, phòng ở bán trú... để đón học sinh đến trường.

Các trường phải sẵn sàng phương án cho các tình huống phù hợp với thực tế của địa phương nếu không thể tổ chức khai giảng đúng thời gian quy định. Trong đó, lưu ý phương án tổ chức dạy học, phương án tổ chức các mô hình trồng trọt và chăn nuôi trong các trường bán trú.

Bạn đọc

Bạn Vũ Nguyệt Anh – Điện Biên:

Thưa ông, với địa bàn đa số là học sinh dân tộc thiểu số, nội dung kiến thức chương trình SGK lớp 6 có gặp khó khăn gì không? Địa phương khắc phục những khó khăn này như thế nào?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Trường THCS Mường Cang, Than Uyên chuẩn bị đầy đủ SGK cho học sinh lớp 6.
Trường THCS Mường Cang, Than Uyên chuẩn bị đầy đủ SGK cho học sinh lớp 6.

 

Mặc dù đa số trên địa bàn là học sinh dân tộc thiểu số nhưng những năm qua, ngành giáo dục Than Uyên đã có những thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Trong đó, phải kể đến là nhận thức về giáo dục của các tầng lớp nhân dân, phụ huynh và cả học sinh được nâng cao. Do đó, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến lớp gần như tuyệt đối. Đó cũng là nền tảng để học sinh chủ động trong việc tiếp cận nội dung kiến thức chương trình SGK lớp 6.

Bên cạnh đó, với nội dung dễ hiểu, sát với thực tiễn, có nhiều hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nên chúng tôi đánh giá các kiến thức chương trình SGK lớp 6 cơ bản phù hợp với học sinh trên địa bàn huyện.

Bạn đọc

Bạn Maithuydung@...:

Ở Chương trình GDPT mới, môn Tin học là môn bắt buộc, nhà trường có gặp khó khăn gì về cơ sở vật chất hay đội ngũ GV với môn học mới này không?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

GV Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng tham gia tập huấn chuyên môn theo nhóm lớp
GV Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng tham gia tập huấn chuyên môn theo nhóm lớp

 

Ở chương trình GD phổ thông mới, môn Tin học là môn bắt buộc. Vì vậy để chuẩn bị cho công tác giảng dạy, nhà trường đã chủ động xin 1 chỉ tiêu GV Tin học và 2 phòng bộ môn Tin học mới. Đến thời điểm này, có thể nói với môn tin học lớp 6, chúng tôi gặp nhiều thuận lợi cả về cơ sở vật chất và đội ngũ. 

Bạn đọc

Bạn Ngoctrang9x@...:

Đà Nẵng đang thực hiện giãn cách xã hội, vậy nhà trường có tổ chức các tiết dạy thử với CT-SGK lớp 6 không, thưa thầy? Vấn đề lo lắng nhất của nhà trường khi triển khai chương trình - SGK mới cho học sinh lớp 6 là gì?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Nhà trường sẽ không tổ chức các tiết dạy thử với CT-SGK lớp 6.

Không phải đến khi thực hiện chương trình GDPT mới giáo viên mới đổi mới, mà việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, nhiều năm qua đã được GV của trường thực hiện và đạt được kết quả tốt. Chúng tôi đã có những đổi mới theo hướng đón đầu như dạy học theo hướng tích hợp liên môn, xây dựng các chủ đề dạy học, hoạt động. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, đã có thêm nội dung nghiên cứu bài học để GV cùng nhau chia sẻ kinh nhiệm, tránh được những lúng túng ban đầu khi thực hiện CT-SGK mới ở lớp 6.

Bạn đọc

Bạn Huongngocle@...:

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về nội dung của môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đưa vào giảng dạy ở lớp 6? Việc chuẩn bị giáo viên cho môn học này cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trên địa bàn huyện Than Uyên. Ảnh tư liệu
Học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trên địa bàn huyện Than Uyên. Ảnh tư liệu

 

Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp được coi tương đương với một môn học bắt buộc. Thực tế trước đây các nhà trường trên địa bàn huyện Than Uyên đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, tuy là hoạt động giáo dục mới nhưng nội dung của Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp ở lớp 6 phù hợp và dễ tổ chức thực hiện.

Bạn đọc

Bạn Sydienngo8x@...:

Thầy có thể chia sẻ một số giải pháp mà nhà trường đang triển khai để hỗ trợ chuyên môn cho GV, giúp họ tránh những bỡ ngỡ, lúng túng ban đầu khi thực hiện CT-SGK mới ở lớp 6 vào năm học 2021 – 2022?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Ở trường THCS Nguyễn Huệ, 100% thầy cô dạy lớp 6 năm học 2021-2022 được bố trí tham gia các khoá tập huấn trực tuyến, trực tiếp, ở nhiều cấp, về chương trình, sách giáo khoa mới, trước khi bắt tay thực hiện chương trình.

Ngoài ra, nhà trường thành lập các tổ tư vấn chuyên môn GDPT để hỗ trợ các nhà trường, giáo viên trong quá trình triển khai Chương trình GD phổ thông mới. GV được tự chủ chuyên môn, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Bạn đọc

Bạn Dothiha@...:

Phòng GD chỉ đạo nhà trường bố trí giáo viên giảng dạy như thế nào với các liên môn để bảo đảm tính hiệu quả, thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Với các môn liên môn, Phòng GD &ĐT chỉ đạo các trường căn cứ tình hình đội ngũ của đơn vị, có thể bố trí giáo viên dạy riêng từng môn thành phần theo ban đào tạo hoặc bố trí một giáo viên dạy một môn. Tinh thần chung là khuyến khích một giáo viên dạy một môn, vừa dạy vừa bồi dưỡng để thực hiện cho các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, chủ động tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên. Ưu tiên lựa chọn các giáo viên có trình độ về 2 môn như: Hóa – Sinh, Sử - Địa… để chủ động đào tạo, bồi dưỡng dạy các môn liên môn.

Bạn đọc

Bạn cuongleviet@...:

Là phụ huynh có con chuẩn bị vào học lớp 6, tôi rất băn khoăn không biết với các môn tích hợp, thì sẽ kiểm tra, đánh giá như thế nào, thưa thầy?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Ví dụ: Đối với môn KHTN ở học kì 1, thời lượng mỗi môn: Sinh học 2 tiết/tuần; Hóa học: 1 tiết/tuần; Vật lí: 1 tiết/tuần. Bài kiểm tra định kì là bài kiểm tra tổ hợp của 3 môn, trong đó: Môn Sinh học sẽ chiếm 50% điểm số, môn Hóa học 25% và môn Vật lí 25%.

Bạn đọc

Bạn Minhhale@...:

Xin thầy cho biết, với những môn học mới, có tính chất tích hợp như Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên, nhà trường phân công GV giảng dạy dựa trên những tiêu chí nào?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Trường THCS Nguyễn Huệ phối hợp với Nhà trưng bày Hoàng Sa tổ chức chuyên đề về chủ quyền biển đảo cho học sinh. Ảnh tư liệu
Trường THCS Nguyễn Huệ phối hợp với Nhà trưng bày Hoàng Sa tổ chức chuyên đề về chủ quyền biển đảo cho học sinh. Ảnh tư liệu

 

Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Bên cạnh đó, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học trong những năm học tới.

Ví dụ như với môn Lịch sử - Địa lý, sẽ do 2 GV đảm nhận theo chuyên môn được đào tạo. Ở học kỳ I, mỗi tuần lớp 6 có 2 tiết Lịch sử, và 1 tiết Địa lý. Học kỳ II sẽ phân thời khóa biểu ngược lại, 1 tiết Lịch sử và 2 tiết Địa lý.

Bạn đọc

Bạn Tranhienhn@...:

Đối với các liên môn, công tác đào tạo, tập huấn và bố trí giáo viên giảng dạy gặp phải những vướng mắc gì, thưa ông? Ngành GD khắc phục những khó khăn này như thế nào?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Năm học 2021-2022, chương trình GDPT mới đối với lớp 6 sẽ có một số môn học gộp thành các liên môn. Sự thay đổi này đòi hỏi các giáo viên phải được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn để thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình mới.

Nhà trường sẽ gặp phải 2 khó khăn: Thứ nhất là giáo viên chưa được đào tạo để dạy tất cả cả môn thành phần. Thứ hai là một số môn chuyên như Tin học, Công nghệ, Mĩ thuật, Âm nhạc ngành Giáo dục huyện Than Uyên chưa đủ giáo viên theo yêu cầu, vẫn phải bố trí giáo viên dạy chéo ban.

Hiện tại, chưa có hướng dẫn của các cấp về việc đào tạo giáo viên dạy liên môn nên nhà trường đã cử cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 6 tham gia tập huấn theo môn ngay từ đầu. Tuy nhiên, chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận rằng, do không được đào tạo chuyên sâu nên việc nắm vững kiến thức môn học một cách toàn diện rất khó khăn và cần phải có thời gian.

Bạn đọc

Bạn Binhminhmua@...:

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc triển khai chương trình SGK lớp 6?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Huyện Than Uyên tập huấn trực tuyến cho giáo viên về chương trình SGK mới
Huyện Than Uyên tập huấn trực tuyến cho giáo viên về chương trình SGK mới

 

Vì là năm đầu triển khai chương trình, SGK mới lớp 6 nên giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt chương trình, hiểu ý tưởng của SGK. Khó tránh khỏi việc giáo viên lúng túng trong quá trình thực hiện, nhất là thời điểm đầu năm học. Vì vậy, đội ngũ giáo viên cốt cán sau khi được tập huấn có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, tư vấn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các giáo viên.

Có thể nói, giáo viên cốt cán sẽ là người bạn đồng hành của giáo viên trong tất cả các hoạt động triển khai chương trình SGK mới, không chỉ đối với lớp 6 năm nay mà cả với các lớp 7, 8, 9 sau này.

Bạn đọc

Bạn hahongchuyen@...:

Khi xây dựng kế hoạch dạy học theo CT-SGK mới, giáo viên cần lưu ý những gì, thưa thầy?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.

Trong hướng dẫn soạn giảng dạy học ở khối lớp 6 theo chương trình GDPT mới cho GV, chúng tôi nhấn mạnh GV được trao quyền chủ động trong kế hoạch dạy học. Vì vậy, trong soạn giảng có thể linh hoạt và sáng tạo, miễn sao thể hiện được tiết dạy sẽ như thế nào, các hoạt động dạy học trong một tiết học tổ chức như thế nào, HS làm việc thế nào, đánh giá nhận xét thế nào, sản phẩm mong muốn là gì.

Bạn đọc

Bạn Lethuanh(@...:

Thưa ông, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến thời điểm này, việc tập huấn cho giáo viên về chương trình SGK lớp 6 của địa phương diễn ra như thế nào?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Huyện Than Uyên tập huấn trực tuyến cho giáo viên về chương trình SGK mới
Huyện Than Uyên tập huấn trực tuyến cho giáo viên về chương trình SGK mới

 

Do ảnh hưởng của dịch covid-19, để sẵn sàng nhân lực cho việc triển khai dạy học, phòng GD&ĐT Than Uyên đã chủ động bồi dưỡng bằng hình thức trực tuyến.

Việc tập huấn về chương trình SGK lớp 6, trong năm học 2020-2021, các giáo viên đã được tập huấn đại trà 3 modul. Từ ngày 11-13/8, cấp THCS đang tham gia tập huấn trực tuyến do Sở GD&ĐT tổ chức.

Các đợt tập huấn tiếp theo, chúng tôi sẽ vừa tổ chức tập huấn trực tuyến kết hợp tổ chức tập huấn trực tiếp. Khi bố trí tập huấn trực tiếp, mỗi lớp tập huấn không quá 20 học viên và phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Bạn đọc

Bạn Myoanh06@...:

Trong hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy ở khối lớp 6, nhà trường hướng dẫn GV vận dụng công văn hướng dẫn số 5512 và công văn số 2613 như thế nào, thưa ông?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Đối với lớp 6: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học, Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy (giáo án).

Kinh nghiệm soạn giảng của một số tổ chuyên môn ở trường chúng tôi cho thấy, ngoài mục tiêu chung khi xây dựng bài học, các nhóm GV đã thống nhất sẽ mã hóa các mục tiêu cụ thể bằng ký hiệu ở bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho HS. Với cách mã hóa như vậy, trong phần soạn giảng ở tiến trình dạy – học, GV sẽ không phải nhắc lại một cách dài dòng các mục tiêu nữa. 

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 9: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên (hoàn thiện kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy (giáo án) đã được xây dựng và thực hiện từ các năm học trước).

Bạn đọc

Bạn Truongthuthao@...:

Đến thời điểm hiện tại, việc chủ động xã hội hóa SGK của địa phương đã đạt được kết quả ra sao, đặc biệt với sách mới hoàn toàn như sách cho lớp 6 theo chương trình mới, thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Do chủ động làm tốt công tác tuyên truyền nên phụ huynh đã quan tâm chuẩn bị SGK cho con em. Đến ngày 5/8, 100% học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6 của huyện Than Uyên đã có SGK mới.

Việc xã hội hóa SGK đã được các trường thực hiện có hiệu quả. Trong đó, có 2 trường được các tổ chức từ thiện tài trợ 100% SGK lớp 2 và lớp 6 cho giáo viên và học sinh. Cụ thể, trường PTDTBT Tiểu học xã Khoen On được tài trợ 108 bộ SGK lớp 2 và trường PTDTBT THCS xã Khoen On nhận được 128 bộ SGK lớp 6.

Bạn đọc

Bạn Doantranminh@...:

Sau khi Nghị quyết 34 của tỉnh Lai Châu về Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 -2020 kết thúc, SGK không còn được hỗ trợ, công tác chuẩn bị SGK cho năm học mới của địa phương như thế nào thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Trường THCS Mường Cang, Than Uyên chuẩn bị đầy đủ SGK cho học sinh lớp 6
Trường THCS Mường Cang, Than Uyên chuẩn bị đầy đủ SGK cho học sinh lớp 6

 

Để chuẩn bị đủ SGK cho học sinh, từ tháng 3/2021, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học và THCS chủ động tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo SGK cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6.

Nhà trường và chính quyền đã tổ chức họp phụ huynh từ cuối tháng 4/2021 để tuyên truyền, vận động phụ huynh mua sách sớm cho con em. Với các hộ khó khăn, chúng tôi sẽ vận động từ nguồn gia đình thụ hưởng như tiền dịch vụ môi trường rừng hoặc từ chế độ hỗ trợ chi phí học tập của học sinh. Cùng với đó, khuyến khích các trường đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân... để hỗ trợ mua SGK cho học sinh.

Ban Đại diện cha mẹ học sinh sẽ là đầu mối cùng nhà trường giúp phụ huynh đặt sách trước 31/5.

Bạn đọc

Bạn Lehongnhung@...:

Ông dự đoán việc triển khai chương trình SGK lớp 6 gặp những thuận lợi, khó khăn gì, thưa ông? Giải pháp khắc phục những khó khăn đó?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Than Uyên, Lai Châu
Ông Trịnh Ngọc Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Than Uyên, Lai Châu

 

Đối với ngành giáo dục huyện Than Uyên, việc triển khai chương trình GDPT mới luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Toàn ngành đã sẵn sàng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho lớp 6.

Nói về khó khăn, đối với một số môn học liên môn như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, giáo viên chưa được đào tạo dạy cả môn. Một số môn chuyên như Tin học, Công nghệ, Mĩ thuật, Âm nhạc ngành chưa đủ giáo viên theo yêu cầu, vẫn phải bố trí giáo viên dạy chéo ban.

Trước những khó khăn đó, với các môn liên môn Phòng GD &ĐT chỉ đạo các trường căn cứ tình hình đội ngũ của đơn vị, có thể bố trí giáo viên dạy riêng từng môn thành phần theo ban đào tạo hoặc bố trí một giáo viên dạy một môn. Tinh thần chung là khuyến khích một giáo viên dạy một môn, vừa dạy vừa bồi dưỡng để thực hiện cho các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, ngành tham mưu tuyển giáo viên hợp đồng để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên. Tuy nhiên, về cơ bản ngành vẫn phải chủ động bố trí giáo viên để tổ chức dạy học đủ các môn ngay từ đầu năm học.

Bạn đọc

Bạn thaidoanmy@...:

Hiện giáo viên ở trường thầy đã bắt đầu soạn giảng thử với chương trình – SGK mới lớp 6 chưa? Trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội, việc tổ chức soạn giảng theo tổ chuyên môn thực hiện như thế nào, thưa thầy?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Hiện nay, nhà trường đã giao cho các nhóm chuyên môn chủ động thảo luận, thống nhất và bắt đầu soạn giảng với chương trình-SGK mới. Trong quá trình soạn giảng, do điều kiện thực hiện giãn cách xã hội nên nếu có vướng mắc gì thì tổ chuyên môn chủ động trao đổi trực tuyến qua các phần mềm như: Zoom, Microsoft Tearm,…

Bạn đọc

Bạn Tranthianh@...:

Năm học 2021 -2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình SGK mới đối với lớp 6. Để chủ động bắt nhịp với chương trình mới, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, tuyển sinh được ngành GD địa phương triển khai như thế nào, thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Năm nay là năm đầu tiên triển khai chương trình SGK mới đối với lớp 6, để chủ động bắt nhịp với chương trình mới, ngành giáo dục huyện Than Uyên đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Chúng tôi đã xây dựng phương án trình các cấp có thẩm quyền đầu tư, mua sắm trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Về công tác tuyển sinh, ngay từ đầu học kì 2 của năm học trước, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tham mưu cho chính quyền địa phương tuyên truyền đến nhân dân, phụ huynh về chương trình lớp 6 mới, những vấn đề mới cần phụ huynh phối hợp như mua SGK hay việc quan tâm đến việc học tập của con em…

Các trường THCS đã phối hợp với trường tiểu học trên địa bàn tuyên truyền đến học sinh lớp 5 để các em chuẩn bị tâm thế vào học lớp 6.

Chúng tôi chỉ đạo các trường tuyển sinh sớm, kết thúc trước ngày 20/7 với phương châm tuyển sinh trực tiếp từng học sinh. Đối với những học sinh không đến trường nộp hồ sơ, nhà trường phối hợp với địa phương đến tận nhà vận động gia đình đưa con đi tuyển sinh.

Đến nay, các trường THCS đã tuyển sinh đủ 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2020-2021 và lớp 6. Tổng số gồm 1565 học sinh/44 lớp học.

Bạn đọc

Bạn Thaihuong@...:

Sau 1 năm triển khai chương trình GD phổ thông mới, kết quả nổi bật ngành giáo dục Than Uyên đạt được là gì, thưa ông?
Ông Trịnh Ngọc Hải

Ông Trịnh Ngọc Hải

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới của các trường trên địa bàn huyện Than Uyên
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới của các trường trên địa bàn huyện Than Uyên

 

Sau 1 năm triển khai chương trình GDPT mới đối với lớp 1, ngành Giáo dục huyện Than Uyên đã đạt được kết quả nổi bật: Đầu tiên phải kể đến là nhận thức của nhân dân về giáo dục đã có sự chuyển biến rõ rệt. Do làm tốt công tác tuyên truyền từ năm học 2019-2020 nên phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em. 100% phụ huynh chủ động mua SGK, đồ dùng học tập cho con em trước khi vào năm học mới. Cùng với đó, phối hợp nhiều hơn với giáo viên để hướng dẫn học sinh học tập.

Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, nhất là thiết bị dạy học cho lớp 1. Máy chiếu, máy chiếu vật thể được trang bị cơ bản đủ cho các lớp 1 trên toàn huyện.

Kết quả quan trọng nhất mà chương trình GDPT mới đạt được là chất lượng giáo dục của học sinh lớp 1. Cuối năm học 2020-2021, qua đánh giá và so sánh cho thấy, chất lượng giáo dục của lớp 1 cao hơn so với chất lượng của lớp 1 các năm học trước. Nhiều học sinh có kỹ năng viết, kĩ năng tính toán nhanh.

Bên cạnh đó là sự chuyển biến trong đội ngũ nhà giáo. Thời gian đầu triển khai dạy chương trình mới, các giáo viên vẫn có những lúng túng và gặp khó khăn trong quá trình thay đổi phương pháp giảng dạy. Nhưng đến thời điểm hiện tại, đa số thầy cô đã tự tin, thuần thục khi dạy lớp 1 chương trình mới. Đồng thời, tổ chức các hoạt động học cho học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo.

Bạn đọc

Bạn kimanh99@...:

Con tôi vào lớp 6 học chương trình SGK mới, trong khi cháu chưa được tiếp cận ở bậc Tiểu học để có sự thích ứng về phương pháp học. Vậy, phụ huynh cần chuẩn bị những gì cho con về tâm lý, phương pháp, cách thức học để cháu bớt đi sự bỡ ngỡ, thưa thầy?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

 

Năm học 2021-2022 đối với lớp 6 là năm đầu tiên các em được học SGK mới của Chương trình GDPT 2018. Giai đoạn chuyển cấp này sẽ có những thay đổi lớn về môi trường học đường và phương pháp học tập. Vì vậy, trong giai đoạn này, bố mẹ nên ở bên cạnh các con nhiều hơn, động viên và theo sát các con. Các bậc phụ huynh hãy lắng nghe cảm xúc, tâm sự với con để chuẩn bị tâm lý khi sắp bước vào giai đoạn mới. Phụ huynh hãy giúp con thích ứng được với môi trường mới, tập cho các bé những kỹ năng khi gặp bạn mới, thầy cô mới thì nên làm gì cho hợp lý. Đồng thời, trang bị những kỹ năng giao tiếp cơ bản để con không bị rụt rè hay lạc lõng trong đám đông.

Nếu phụ huynh đã có con học chương trình lớp 6 của những năm trước thì chương trình – SGK mới sẽ có một số thay đổi. Ngoài các môn học mới, như không còn môn Lý Hóa Sinh nữa mà là môn KHTN, môn Lịch sử - Địa lý không còn là môn riêng mà là môn tích hợp cộng thêm những yêu cầu khác.

Đầu vào của HS lớp 6 năm tới không học được trọn chương trình của Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Tiểu học. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình và kế hoạch bổ sung cho lớp 5. Điều này nhằm giúp HS tiểu học được bổ trợ các kiến thức để đảm bảo yêu cầu đầy đủ kiến thức để sẵn sàng đón nhận chương trình lớp 6.

Chương trình học mới với nhiều sự thay đổi, phụ huynh nên dành thời gian cùng con tìm hiểu sách giáo khoa mới, tìm phương pháp học thích hợp, thay đổi cách học sao cho phù hợp với chương trình hiện hành.

Bạn đọc

Bạn Bình Nguyên – Hải Phòng:

Bộ sách mới yêu cầu GV phải chủ động trong phương pháp dạy sao cho khơi gợi tinh thần chủ động của HS. Nhà trường bố trí GV dạy khối 6 như thế nào, thưa ông?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Giáo viên được phân công dạy lớp 6 bắt buộc phải tham gia và hoàn thành các nội dung tập huấn trên hệ thống: http://taphuan.csdl.edu.vn/. Bên cạnh đó, GV còn phải tham gia tập huấn trực tiếp các Modul do Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT tổ chức.

Chúng tôi xác định rằng, GV giảng dạy lớp 6 của năm học tới phải rất tâm huyết, hiểu về chương trình, làm chủ chương trình và dạy học bằng cả tâm huyết của mình thì mới vượt qua những khó khăn vướng mắc của năm đầu triển khai thực hiện. Vì vậy, việc bố trí GV dạy khối 6 được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt lưu ý. Nhà trường ưu tiên bố trí những GV có năng lực kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết đảm nhận dạy lớp 6 để tạo đà cho những năm tới.

Bạn đọc

Bạn Truongtuan@...:

Xin ông cho biết, giáo viên lớp 6, ngoài tham gia tập huấn sử dụng SGK mới trực tuyến theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, ở phạm vi nhà trường, trường có tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thêm cho GV hay không?
Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước

Thầy Võ Thanh Phước - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Thầy Võ Thanh Phước - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

 

Ngoài tham gia tập huấn sử dụng SGK lớp 6 trực tuyến theo kế hoạch của Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng, Phòng GD-ĐT quận Hải Châu; nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thêm về CT-SGK mới cho đội ngũ GV. Trong đó, ngoài tổ chức sinh hoạt theo tổ chuyên môn, nhà trường tổ chức cho toàn thể Hội đồng sư phạm tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình giáo dục phổ thông của bộ môn toàn cấp học.

Hiện nay, các tổ chuyên môn đang triển khai cho các nhóm GV sẽ đảm nhận dạy lớp 6 trong năm học 2021 – 2022 thống nhất chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giảng bài giảng của khối 6. Trên cơ sở kế hoạch bài giảng của cá nhân, tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch dạy học của tổ rồi mới có kế hoạch nhà trường.

Bạn đọc

Bạn ngothanhlan@...:

Mong các chuyên gia có hướng dẫn chi tiết hơn về xếp lịch dạy (phân phối chương trình cụ thể) ở một số môn tích hợp như Khoa học tự nhiên.
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Nội dung giáo dục môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp các chủ đề khoa học: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Với các kiến thức liên quan nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau: Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%); Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%); Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%); Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%).

Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỉ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên. Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên /môn/lớp như hiện nay). Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.

Về thời lượng, số tiết của môn Khoa học tự nhiên (4 tiết/tuần) ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường. Chỉ khác trong sự phân công và xếp thời khóa biểu mà thôi. Tuy nhiên, hiện nay ở THCS có một số trường có ít giáo viên (1 hoặc 2 giáo viên) dạy môn Khoa học tự nhiên thì cần có sự bố trí linh hoạt để có thể dạy chéo các lớp và sắp xếp mạch nội dung ở các lớp sao cho đảm bảo vừa logic nội dung, vừa đảm bảo bố trí được giáo viên, phù hợp với từng trường.

Có thể ví dụ minh họa về phương án thực hiện chương trình với đội ngũ giáo viên hiện hành như sau:

Thời gian

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Nửa đầu HK 1

Hoá 20%

Hoá 24%

 

Lí 30%

Nửa cuối HK 1

Sinh 38%

Lí 28%

Hoá 31%

 

Nửa đầu HK 2

 

Sinh 38%

Lí 28%

Hoá 31%

Nửa cuối HK 2

Lí 32%

 

Sinh 31%

Sinh 29%

 

Tuần

Tên chủ đề

 

 

Số tiết

Từ tiết – đến tiết

Phân công giáo viên

Ghi chú

Phần 1. Mở đầu và các phép đo

Tuần 1 – Tuần 5

CĐ 1. Giới thiệu về KHTN, dụng cụ đo và an toàn thực hành

 

7

17 tiết

Tiết 1- Tiết 17

4 GV  môn Vật lí, 5 GV môn Sinh học

 

CĐ 2. Các phép đo

 

10

Phần 2.Chất và sự biến đổi của chất

Tuần 5 – Tuần 11

CĐ 3. Các thể của chất

 

4

21 tiết

Tiết 18 – Tiết 38

4 GV môn Hóa học

 

CĐ 4. Oxygen và không khí

 

3

CĐ 5. Một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm

 

8

CĐ 6. Hỗn hợp

 

6

Ôn tập

 

2

2 tiết

Tiết 39 – tiết 40

 

 

Kiểm tra giữa HK1 (Tuần 10)

 

1

1 tiết

Tiết 41

 

 

Phần 3. Vật sống

Tuần 11–Tuần 18

CĐ 7. Tế bào

 

16

29 tiết

Tiết 42 – Tiết 70

5 GV Sinh học

 

CĐ 8. Đa dạng thế giới sống

 

13

Ôn tập

 

2

2 tiết

Tiết 71- tiết 72

Kiểm tra HK1 (Tuần 17)

 

2

2 tiết

Tiết 73- tiết 74

 

 

Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kì. Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì, mỗi kì thành 2 nửa cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới (tùy điều kiện mà các trường linh hoạt bố trí phù hợp). Các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học thực hiện trong 35 tuần, mỗi tuần đều có tiết với tổng thời lượng là 4 tiết/ tuần.

Cách xếp lịch dạy phụ thuộc cơ cấu giáo viên trong tổ (bao nhiêu giáo viên Sinh/lí/Hóa/bằng kép Hóa – Sinh), tuy nhiên có thể gợi ý như sau:

 Phần Mở đầu: giáo viên Lí, Hóa, Sinh đều có thể dạy được, nhưng trong phần mở đầu (tổng số 7 tiết) có 2 bài về sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát mẫu vật, phần này thường là do giáo viên Sinh dạy.

  • Nếu phân bổ dạy theo đúng trình tự của chương trình thì phần Mở đầu (7 tiết) như nói trên do giáo viên Lí, Hoá, Sinh dạy đều được, nhưng có 2 tiết thường do giáo viên Sau đó qua phần Chất do giáo viên Hóa dạy, tiếp theo là phần Vật sống do giáo viên Sinh dạy. Giáo viên Sinh sẽ dạy tiếp tục đến khoảng 1/3 học kì 2 thì GV Lí sẽ tiếp tục dạy phần Lực…
  • Nếu phân phối theo tính tích hợp, đưa phần các phép đo của chủ đề lực lên phần mở đầu phối hợp yêu cầu cần đạt về Dụng cụ đo thì phần mở đầu có thể do giáo viên Lí dạy, phối hợp giáo viên Sinh ở bài KHV, sau đó là giáo viên Hóa rồi tới giáo viên Sinh và quay lại giáo viên Lí
  • Nếu có giáo viên ngành kép (Hóa Sinh) thì ưu tiên giáo viên này dạy chương trình Khoa học tự nhiên lớp 6 từ bài Mở đầu đến hết phần Vật sống.

Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên sẽ được hướng dẫn khi tập huấn mô đun 4.

Ví dụ minh họa:

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KHTN LỚP 6 – NĂM HỌC 2021-2022

Tổng số tiết: 140 tiết (4 tiết/tuần)

HỌC KỲ I( 18 tuần)

Tuần

Tên chủ đề

 

 

Số tiết

Từ tiết – đến tiết

Phân công giáo viên

Ghi chú

Tuần 19–Tuần 25

CĐ 8. Đa dạng thế giới sống

 

25

25 tiết

Tiết 75 – Tiết 99

5 GV Sinh học

 

Ôn tập

 

1

1 tiết

Tiết 100

 

 

Kiểm tra giữa HK2 (Tuần 25)

 

1

1 tiết

Tiết 101

 

 

Phần 4. Năng lượng và sự biến đổi

 

Tuần 25–Tuần 31

CĐ 9. Lực

 

15

25 tiết

Tiết 102 – Tiết 126

3 GV  Vật lí

 

CĐ 10. Năng lượng

 

10

 

Tuần 31 - 35

CĐ 11. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

 

10

10 tiết

Tiết 127 – Tiết 137

4 GV  Vật lí

 

Ôn tập

 

2

2 tiết

Tiết 138 – Tiết 139

4 GV  Vật lí và  5 GV môn Sinh học

 

Kiểm tra HKII (Tuần 34)

Lý-Hóa-Sinh

2

2 tiết

Tiết 140

 

 

Tổng

140 tiết

 

 

Bạn đọc

Bạn lvquyet@..:

Chương trình Khoa học tự nhiên sẽ đc phân phối số các tiết, cách thức kiểm tra, đánh giá như thế nào?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Tổng số tiết 140 tiết/ 1 năm, trong đó có 10% tương ứng 14 tiết dành cho ôn tập, kiểm tra đánh giá

Minh họa cách ôn tập, kiểm tra

Học kì

 

Học kì 2

 

 

1

Ôn giữa kì – 2 tiết

 

Ôn giữa kì – 2 tiết

 

 

Thi giữa kì – 1 tiết

 

Thi giữa kì – 1 tiết

 

 

Ôn cuối kì – 2 tiết

 

Ôn cuối kì – 2 tiết

 

 

Thi cuối kì – 2

 

 

Thi cuối kì – 2

 

 

           Hoặc có thể tổ chức ôn tập sau mỗi chủ đề, miễn sao số tiết ôn tập + kiểm tra đánh giá là 14 tiết/ 1 năm

Bảng 1.1. Cấu trúc nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên

Nội dung

Lớp

6

7

8

9

Mở đầu

5%

4%

2%

2%

Chất và sự biến đổi của chất (Hoá học+Sinh học*)

15%

20%

29%

31%

Vật sống (Sinh học)

38%

38%

29%

25%

Năng lượng và sự biến đổi (Vật lí)

25%

28%

28%

28%

Trái Đất và bầu trời (Vật lí và Sinh học)

7%

0%

2%

4%

Đánh giá định kì

10%

10%

10%

10%

          (* Nội dung về ADN, ARN của chủ đề khoa học “Chất và sự biến đổi của chất” được tổ chức dạy học trong  nội dung về Di truyền học của Chủ đề khoa học “Vật sống”)

Bạn đọc

Bạn Giáo viên viên Trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội:

Việc sắp xếp phân công, đào tạo đội ngũ GV (đào tạo đơn môn ) dạy môn Khoa học tự nhiên như thế nào để triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên hiệu quả?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS.TS Trần Xuân Bách - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng
PGS.TS Trần Xuân Bách - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng

Việc phân công giáo viên bảo đảm khả thi cho các giáo viên phụ trách dạy môn này đồng thời vẫn dạy các môn lớp 7, 8, 9. Một số nội dung mới, tổ/ nhóm chuyên môn tổ chức soạn bài và phân công giáo viên dạy phù hợp dựa trên năng lực thực hiện của giáo viên. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn nhà trường có thể tổ chức dạy học đồng thời các chủ đề trong từng học kì, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với nội dung môn học. Các trường không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường.

Môn Khoa học tự nhiên có 140 tiết / 1 năm thì tương ứng 4 tiết/ 1 tuần. Nhưng chương trình mới không nhất thiết dạy đều số tiết cho các tuần mà tùy thuộc vào cơ cấu giáo viên trong tổ. Tùy thuộc vào hoạt động giáo dục của tổ (Ví dụ: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học).

Bạn đọc

Bạn Lê Thị Mến - Thái Bình:

Tới đây ngành Giáo dục sẽ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy tích hợp với thời gian 3 tháng. Đề nghị nên bồi dưỡng vào dịp hè; trong điều kiện dịch bệnh có thể tăng thời lượng trực tuyến, giảm bồi dưỡng trực tiếp. Và một vấn đề giáo viên quan tâm là cá nhân giáo viên có phải nộp kinh phí khi nhà trường cử tham gia bồi dưỡng hay không?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Trước mắt, Trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng cùng với 7 trường sư phạm chủ chốt tiến hành bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán cốt cán và đại trà từ mô đun 1 đến 4, trong đó có các môn học và hoạt động giáo dục mới để có thể thực hiện ngay được chương trình GDPT 2018. Kinh phí do chương trình ETEP (đối với cốt cán) và các địa phương (đối với đại trà) chi trả.

Đồng thời, hiện nay chúng tôi đã xây dựng chương trình đào tạo từ 25-35 tín chỉ cho giáo viên đã có một bằng đại học chuyên ngành, để có thể dạy được các môn liên môn và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Về lâu dài chúng tôi đã xây dựng chương trình và đang tiến hành đào tạo giáo viên liên môn như các chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử - Địa lí, Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Sư phạm Công nghệ và Sư phạm Tin học và Công nghệ tiểu học để có thể cung cấp nguồn giáo viên được đào tạo bài bản chính quy cho các môn học này.

Tập huấn GVPT cốt cán năm 2020 tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh Vũ Văn Hoàng
Tập huấn GVPT cốt cán năm 2020 tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh Vũ Văn Hoàng

 

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã xây dựng chương trình và đang phối hợp với các địa phương để tiến hành bồi dưỡng cụ thể như sau:

1.       

Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên THCS dạy môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2018)

Chứng nhận

Đối tượng A: người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đơn ngành SP Vật lý, SP Hóa học, SP Sinh học hoặc các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học (Toán học - Vật lý, Vật lý - KTCN, Toán học - Hóa học, Sinh học - TDTT…).

35

tín chỉ

Học trực tuyến kết hợp trực tiếp

Đối tượng B: người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành sư phạm: Vật lý - Hóa học, Hóa học - Sinh học, Sinh học - Hóa học

20

tín chỉ

2.       

Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên THCS dạy môn Lịch Sử - Địa lý theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2018)

Chứng nhận

Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành SP Lịch sử hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Lịch sử.

20

tín chỉ

Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành SP Địa lí hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Địa lí.

20

tín chỉ

 

Bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên phổ thông

Chứng nhận

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác có dạy chương trình bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông (được gọi tắt là giáo viên phổ thông) làm công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

16

tín chỉ

 

 

 

 

 

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên phổ thông

Chứng nhận

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác có dạy chương trình bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông (được gọi tắt là giáo viên phổ thông) làm công tác giáo dục cho học sinh

16

tín chỉ

 

 

 

 

 

 

 

Và một vấn đề giáo viên quan tâm là cá nhân giáo viên có phải nộp kinh phí khi nhà trường cử tham gia bồi dưỡng hay không?

Theo chúng tôi, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 là do các địa phương chỉ trả. Một số Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đang tiến hành đề xuất với UBND tỉnh chi cho việc bồi dưỡng này.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Thị Nga – Hưng Yên:

Phần hoạt động thực hành và trải nghiệm có sử dụng dạy học dự án và đánh giá theo dạy học dự án. Đối với HS lớp 6 mới tiếp cận với loại hình này nên có thể gây khó khăn cho HS và GV khi đưa ra bảng tiêu chí đánh giá và các mức độ. Nhờ các chuyên gia cho ý kiến về số lượng tiêu chí khi đánh giá (GV đánh giá HS, các nhóm HS đánh giá lẫn nhau, HS đánh giá cá nhân) và một minh họa mẫu về các tiêu chí, thang điểm đối với 1 chủ đề trong SGK.
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Khi đánh giá mà sử dụng phương pháp đánh giá là sản phẩm dự án, giáo viên sẽ xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm đó phù hợp với yêu cầu sản phẩm khi giao cho học sinh. Về năng lực đánh giá và xây dựng công cụ đánh giá thì giáo viên đã được tập huấn trong mô đun 3.

Tuy nhiên tôi cũng lưu ý: Không có yêu cầu cụ thể về số lượng tiêu chí đánh giá; tùy vào sản phẩm và yêu cầu khi giáo viên giao cho học sinh mà giáo viên sẽ xây dựng công cụ và tiêu chí đánh giá phù hợp. Do đó không có khuôn mẫu, mà giáo viên sẽ dựa vào: 1/ Yêu cầu sản phẩm khi học sinh thực hiện; 2/Đặc điểm học sinh (khả năng, năng lực, đặc điểm tâm lý); 3/ Mục tiêu khi đánh giá để xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá cho phù hợp.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm tại thư viện. Ảnh chụp khi dịch Covid chưa bùng phát. Ảnh: Vũ Văn Hoàng
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm tại thư viện. Ảnh chụp khi dịch Covid chưa bùng phát. Ảnh: Vũ Văn Hoàng
Bạn đọc

Bạn Linh Ngân – Hà Nội:

Môn Hoạt động trải nghiệm thì giáo viên chủ nhiệm tham gia 2 tiết/tuần: 1 tiết là sinh hoạt lớp; 1 tiết trải nghiệm. Vậy tiết trải nghiệm này có được tính thêm không (vì giáo viên chủ nhiệm đã được trừ giờ 4tiết/tuần)?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Tập huấn giáo viên cốt cán năm 2020 tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng
Tập huấn giáo viên cốt cán năm 2020 tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm sẽ có 1 tiết sinh hoạt lớp trên tuần vẫn được tính như giáo viên làm tiết này trong chương trình hiện nay. Theo yêu cầu Chương trình mới, tiết sinh hoạt lớp giáo viên chỉ làm công tác hành chính khoảng 10 phút, thời gian còn lại phải tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ đề.

Giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức thêm tiết của loại hình hoạt động giáo dục theo chủ đề (35 tiết/ 1 năm => 1 tiết/ 1 tuần), thì được tính tiết giống như dạy học các môn học khác dạy tiết nào được tính tiết đó. Tùy điều kiện, đội ngũ giáo viên mỗi trường, nhà trường có thể giao giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề này cho phù hợp (cụ thể là giáo viên bộ môn thực hiện, không bắt buộc là giáo viên chủ nhiệm). Tuy nhiên, khi tổ chức cần phải đáp ứng yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, không phải dạy học môn học.

Bạn đọc

Bạn Hoàng Mai Linh – Lào Cai:

Trong hoạt động trải nghiệm có hoạt động của 2 môn Lịch sử, Địa lý không?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Tên đúng của hoạt động giáo dụ này ở THCS/THPT là: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ở tiểu học gọi là: Hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục riêng, có yêu cầu cần đạt riêng, năng lực đặc thù riêng cần hình thành; nó tương đương 1 môn học (là hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng riêng biệt là 105 tiết/ năm). Còn Lịch sử và Địa lý là môn học riêng. Do đó riêng biệt nhau, không có hoạt động của 2 môn Lịch sử và Địa lý.

Nếu giáo viên phụ trách môn Lịch sử và Địa lý, khi dạy 1 bài học trong chương trình lịch sử và địa lý, đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử và Địa lý; thay vì sử dụng phương pháp thuyết trình hay phương pháp nhóm ở trên lớp, có thể dùng phương pháp/ hình thức trải nghiệm thực tiễn là cho học sinh trải nghiệm ngoài trường như: Di tích lịch sử, di sản văn hoá, thực địa, địa hình. Lúc này, đây là phương pháp dạy học trải nghiệm để dạy cho học sinh liên quan đến nội dung bài học, không phải đó là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Bạn đọc

Bạn Phạm Quang Doanh - Thái Bình:

Mong các chuyên gia có hướng dẫn chi tiết hơn về xếp lịch dạy (phân phối chương trình cụ thể) ở một số môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Việc sắp xếp trong phân phối chương trình có thể linh hoạt trình bày theo từng phân môn, trình bày chung trong một bảng. Việc xếp lịch dạy được căn cứ trên kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn được hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, tổ trưởng căn cứ tình hình giáo viên trong tổ, số tiết phải giảng dạt trong năm để phân cho giáo viên phù hợp, đảm bảo không quá 19 tiết/ tuần. Để có thêm kiến thức và các hiểu biết về nội dung này, mô-đun 4 sắp triển khai bồi dưỡng sẽ hỗ trợ thêm cho quý thầy cô để có cơ sở thực hiện tốt.

Bạn đọc

Bạn Ngân Hạnh – Bắc Ninh:

Tiết dạy giáo dục Lịch sử và Địa lý địa phương có sắp xếp vào chương trình môn Địa lý & Lịch sử không?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Nếu thầy cô đang nói đến một phần của nội dung giáo dục địa phương được quy định trong chương trình thì nó độc lập với nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí. Thông thường, trường sẽ phân nội dung giáo dục địa phương cho nhiều GV thuộc nhiều môn tham gia, nhưng phần Lịch sử và Địa lí địa phương thì giao cho các thầy cô tổ Lịch sử, Địa lí là phù hợp. Trong trường hợp này, tổ cũng phải lên kế hoạch để thực hiện theo nhiệm vụ phân công.

Bạn đọc

Bạn Mai Hằng – Hải Dương:

Địa lí và lịch sử có phải dạy tích hợp không? Nếu có, chương trình cần dạy bao nhiêu tiết? Kiểm tra tách riêng hay chung cả 2 môn? Nhập điểm là 2 môn hay thành 1 môn?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Tập huấn GVPT cốt cán năm 2020 tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng
Tập huấn GVPT cốt cán năm 2020 tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Văn Hoàng

Tích hợp trong Lịch sử và Địa lí có 4 cấp độ: (1) Tích hợp nội môn; (2) tích hợp nội dung Địa lí trong bài Lịch sử; (3) tích hợp nội dung lịch sử trong bài Địa lí phù hợp, và (4) tích hợp trong các chủ đề chung (lớp 7,8,9).

Như vậy, ở cấp độ chương trình đã có sự tích hợp. Còn dạy học tích hợp là sự sáng tạo và vận dụng của quý thầy cô. Chủ yếu việc thiết kế dạy học tích hợp thầy cô tập trung vào cấp độ (2), (3) nói trên.

Ví dụ, khi dạy bài Lịch sử có đưa nội dung gì địa lí để giảng dạy thêm vào, kết hợp ra sao đó là sự sáng tạo của quý thầy cô.

Còn cấp độ (1), (3) đã rõ, thầy cô chỉ cần vần dụng phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học hiệu quả các bài, chủ đề theo chương trình. Từ đó, cho thấy sẽ không có quy định phải dạy bao nhiêu tiết tích hợp. Vấn đề kiểm tra chung hay riêng đã có ở câu 1.

Bạn đọc

Bạn Lã Thị Hè – Thái Bình:

Theo công văn 2613, môn Lịch sử và Địa lý kiểm tra thường xuyên thì theo từng phân môn; còn kiểm tra định kì chung 2 phân môn. Vậy tỉ lệ câu hỏi, điểm cho từng phân môn như thế nào? Giáo viên chấm và lấy điểm ra sao (đối với trường chưa có giáo viên dạy tích hợp mà 2 giáo viên Lịch sử và Địa lý riêng?
PGS. TS Trần Xuân Bách

PGS. TS Trần Xuân Bách

Sinh viên Trường ĐHSP tại thư viện (ảnh tư liệu). Ảnh: Vũ Văn Hoàng
Sinh viên Trường ĐHSP tại thư viện (ảnh tư liệu). Ảnh: Vũ Văn Hoàng

Trước hết, Ở cấp THCS, Lịch sử và Địa lí là một môn học, giống như các môn học bình thường khác nên các cột điểm định kì sẽ là điểm của môn chứ không phải là phân môn. Đối với điểm thường xuyên, môn Lịch sử và Địa lí tổng số tiết là 105 tiết (như vậy lớn hơn 70 tiết/năm học theo Thông tư 26) nên 1 học kì có 4 điểm thường xuyên. Như vậy, có thể cơ cấu 2 đầu điểm cho phân môn Địa lí và 2 đầu điểm cho phân môn Lịch sử. Đối với đánh giá định kì, môn học này mỗi kì có 1 bài giữa kì, một bài cuối kì, thời gian có thể từ 45-90 phút (chọn bao nhiêu phút có thể do Hiệu trưởng quyết định). Với mỗi bài hiện có hai phương án như sau:

- Phương án ra chung 1 đề kiểm tra. Với phương án này, tỉ lệ có thể do nhà trường xác định và tùy theo cách phân bổ số tiết cho học kì đó. Ví dụ học kì 1 - 2 tiết Lịch sử, 1 tiết Địa lý - thì tỉ lệ điểm có thể là 70% Sử, 30% Địa. Học kì 2 ngược lại.

- Phương án 2, hai phân môn ra 2 đề riêng, điểm cộng lại chia đôi hoặc chia theo tỉ lệ như trên. Tuy nhiên phương án một được đồng ý nhiều hơn.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nhưng đối với phần đánh giá, bên cạnh chương trình, thầy cô cần quan tâm cập nhật các quy định mới về đánh giá của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.