Giao lưu trực tuyến “Sách giáo khoa cho năm học mới: Không để trò thiếu sách”

Giao lưu trực tuyến “Sách giáo khoa cho năm học mới: Không để trò thiếu sách”diễn ra tại Báo Giáo dục và Thời đại từ 9h30 – 11h00 thứ Tư ngày 11/8.

Cô và trò điểm bản Chà Lò, trường Tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid bùng phát.
Cô và trò điểm bản Chà Lò, trường Tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid bùng phát.

Cô và trò điểm bản Chà Lò, trường Tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid bùng phát.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Kon Tum, tỉnh Kon Tum;

Ông Phan Văn Thiết – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An;

Thầy Dương Văn Đông, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

Theo lộ trình triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2019, năm học 2021 – 2022 sẽ thực hiện dạy học sách giáo khoa mới đối với lớp 2 và lớp 6.

Hiện các tỉnh, thành đã quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn và báo cáo với Bộ GD&ĐT.

Đồng thời thông tin với các nhà xuất bản để kịp in ấn, phân phối sách giáo khoa mới kịp thời, chất lượng cho học sinh trước năm học mới.

Bộ GD&ĐT cũng ban hành văn bản số 367/BGDĐT – GDTH hướng dẫn ngành giáo dục các địa phương trong việc “cung ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đến các cơ sở giáo dục phổ thông, các đơn vị liên quan, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh trên địa bàn trước ngày 15/8/2021”.

Tuy nhiên, thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội để hạn chế nguồn lây, thực hiện các biện pháp phòng chống.

Dịch bệnh cũng gây thiệt hại đến kinh tế xã hội nói chung, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của phụ huynh học sinh.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số cũng đang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Các khách mời sẽ chia sẻ về quá trình lựa chọn SGK tại địa phương, với tiêu chí vừa tạo sự thống nhất, ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời đáp ứng điều kiện tổ chức dạy học thực tế mỗi nhà trường, khả năng, trình độ tiếp cận của học sinh.

Khách mời từ các trường học, Phòng GD&DT cũng trao đổi về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thống kê, rà soát số lượng, liên hệ với đơn vị cung ứng để đưa sách về cho học sinh trước năm học mới.

Đại diện của đơn vị giáo dục miền núi, vùng khó cũng chia sẻ những biện pháp để hỗ trợ SGK cho học trò nghèo, không chỉ đối với lớp 2, lớp 6 mà tất cả khối lớp khác, với mục tiêu không để học sinh nào thiếu sách. Bên cạnh đó, tích cực xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phục vụ cho năm học mới 2021 – 2022 được sẵn sàng, chủ động.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook: www.fb.com/giaoducthoidai.

Giao lưu trực tuyến “Sách giáo khoa cho năm học mới: Không để trò thiếu sách” ảnh 1
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Bạn đọc

Bạn Thanhthai@...:

Phong trào “Tủ sách dùng chung” đã được triển khai và mang lại hiệu quả như thế nào tại các trường học trên địa bàn tỉnh?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Phong trào "Tủ sách dùng chung" cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu SGK ở nội bộ các trường học. Đối với những trường có nhiều em khó khăn, học sinh DTTS thì phong trào này vẫn được duy trì và phát triển qua nhiều năm. Theo đó, các đầu sách của "Tủ sách dùng chung" luôn ổn định và thường xuyên được cập nhật, bổ sung hàng năm.

Hiện tại phong trào này được triển khai rộng rãi tại các trường và mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, đảm bảo đủ SGK cho các em khó khăn trong năm học mới.

Bạn đọc

Bạn Ngaymoi08@...:

Nhà trường và BGH đã nỗ lực như thế nào để đạt mục tiêu cho hơn 1000 HS của trường bước vào năm học mới không thiếu SGK?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Nhà trường đã và đang triển khai các giải pháp để đảm bảo SGK cho học sinh với mục tiêu không để HS thiếu sách. Việc khắc phục tình trạng thiếu SGK không chỉ phát động đầu năm học mà diễn ra quanh năm, bất kỳ khi nào có cơ hội. Đảm bảo SGK không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà từng thầy cô giáo cũng đang chung tay giúp sức.

Tuy vậy, trong điều kiện của vùng khó nên chúng tôi vẫn hy vọng, đặt niềm tin vào các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ khắp nơi cùng quan tâm, giúp đỡ cho học sinh nhà trường có đủ SGK, bộ đồ dùng học tập cơ bản nhất.

 

Bạn đọc

Bạn Mai Thảo – Kon Tum:

Tôi là phụ huynh học sinh có con lên lớp 3. Năm nay con tôi sử dụng SGK cho năm học mới từ “Tủ sách dùng chung” của nhà trường. Tuy nhiên, tôi lo lắng rằng, những năm sau thực hiện chương trình mới, gia đình không có đủ điều kiện để mua SGK mới. Vậy ngành giáo dục có phương án gì để giúp đỡ những gia đình khó khăn nhưng không thuộc diện được hỗ trợ SGK?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Song song với các chương trình hỗ trợ của Sở GD&ĐT thì mô hình "Tủ sách dùng chung" được phát triển và duy trì tại các trường học qua nhiều năm. Bên cạnh đó, các trường thường xuyên mua sắm SGK mới để bổ sung vào "Tủ sách dùng chung" nhằm kịp thời hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn. Do đó, số lượng SGK sẽ tăng lên hàng năm. Chính vì vậy, phụ huynh không cần quá lo lắng khi gia đình thuộc diện khó khăn, không có điểu kiện mua SGK thực hiện chương trình mới.

Bạn đọc

Bạn truongtuanhai@...:

Trong bối cảnh khó khăn của địa phương và tác động chung của dịch Covid-19, thầy có mong muốn, kêu gọi gì đối với các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để HS nhà trường sớm có đủ sách giáo khoa cho năm học mới?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên rất mong muốn sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm, nhà tài trợ cho học sinh vùng cao, khó khăn về SGK, đồ dùng học tập, nhiều và kịp thời hơn nữa.

Đây là những điều kiện cần thiết để thầy cô và học sinh vững vàng, tự tin bước vào năm học mới và nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó. Mỗi sự giúp đỡ, hỗ trợ học sinh dù nhỏ nhất cũng được nhà trường trân trọng và có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay. 

Bạn đọc

Bạn huonghale@...:

Phòng GD&ĐT có đề xuất gì với tỉnh và ngành giáo dục để việc triển khai dạy học SGK mới được thuận lợi?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Đối với ngành giáo dục huyện miền núi Kỳ Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là cơ sở vật chất và giáo viên Tin học, Ngoại ngữ. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được các cấp chính quyền, ngành giáo dục tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các huyện miền núi để đảm bảo kịp thời  cho việc dạy học Ngoại ngữ, Tin học theo CTGDPT 2018. Tăng chỉ tiêu, định biên, đặc biệt là việc tuyển dụng giáo viên Ngoại ngữ, Tin học.

Chúng tôi cũng đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có chính sách ưu đãi hỗ trợ các học sinh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn để mua sắm: SGK, đồ dùng học tập và các thiết bị hỗ trợ khác.

Bạn đọc

Bạn doviethoa@...:

Hằng năm, địa phương, Phòng GD&ĐT và nhà trường… có chính sách hỗ trợ ra sao về SGK để đảm bảo không HS nào không có sách học?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Hằng năm nhà trường phối kết hợp với cấp ủy Đảng vận động cán bộ công chức, viên chức hỗ trợ học sinh SGK, bút, vở viết... Tuy nhiên số lượng có hạn, khắc phục phần nào sự thiếu thốn. Đời sống của thầy cô vùng cao nói riêng và người dân địa phương nói chung còn khó khăn, sự hỗ trợ cũng không thể thường xuyên, kịp thời.

Ngoài ra nhà trường đã và vẫn đang tích cực huy động các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân mọi nơi và thông qua các nhóm hội từ thiện trên zalo, facebook... để ủng hộ SGK, đồ dùng học tập. Đôi khi việc hỗ trợ không thể đến kịp đầu năm học mới nhưng vào giữa học kỳ hay đầu năm mới... nhận được sự hỗ trợ thì nhà trường lại tiếp tục bổ sung vật dụng học tập cơ bản trong suốt năm học.

Bạn đọc

Bạn haquangtoan@...:

Từ thực tế 1 năm dạy học SGK lớp 1, ngành giáo dục địa phương rút ra kinh nghiệm gì cho việc dạy học SGK lớp 2 và lớp 6 trong điều kiện trang thiết bị dạy học ở vùng miền núi cao mới chỉ đáp ứng tối thiểu.
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Với địa bàn vùng núi cao các điều kiện còn khó khăn, qua 1 năm dạy học SGK lớp 1 rút ra được kinh nghiệm cho việc dạy học SGK lớp 2 và lớp 6 là:

- Phải tuyền truyền cho tất cả phụ huynh học sinh hiểu biết về sự đổi mới SGK trong năm học này đối với lớp 2 và lớp 6.

- Đối với việc mua sắm SGK, phải huy động từ phụ huynh, địa phương và các cơ quan ban ngành đều vào cuộc để phấn đấu tất cả các học sinh đều có đầy đủ SGK để học tập.

- Đối với giáo viên: Phải tiếp thu đầy đủ các chương trình đã được tập huấn và thực hiện giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh miền núi.

- Tham mưu với cấp trên để mua sắm các trang thiết bị, đồ dung học tập, thiết bị trợ giảng, … để đảm bảo thực hiện giảng dạy chương trình mới này.

Bạn đọc

Bạn Thái An – Điện Biên:

100% học sinh thuộc dân tộc, làm nương rãy… nếu không được hỗ trợ về SGK thì các gia đình có ý thức và khả năng mua SGK cho con không? Nguồn hỗ trợ nhà trường trích từ nguồn nào, thưa thầy?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Ngoài một số không nhiều bậc phụ huynh đã có ý thức và điều kiện kinh tế chuẩn bị SGK cho con em thì cũng còn nhiều gia đinh khó khăn chưa có điều kiện để mua SGK. Học sinh có đủ SGK học tập hay không đang được các gia đình trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của nhà trường và các nhà hảo tâm.

Hiện tại nhà trường vẫn phải trích từ khoản chi chung trong ngân sách cấp cho trường để đặt mua SGK cho học sinh học trước. Thậm chí, nhiều giáo viên ứng tiền cá nhân hỗ trợ mua SGK cho HS lớp mình. Sau khi phát sẽ thu lại. Với gia đình quá khó khăn không có khả năng chi trả thì nhà trường kêu gọi giáo viên ủng hộ. 

Bạn đọc

Bạn Quỳnh Chi – Kon Tum:

Gia đình tôi hiện còn một vài bộ SGK cũ, vậy tôi làm cách nào để có thể gửi tặng đến các em học sinh vùng khó khăn?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum rất ghi nhận và cảm ơn những tấm lòng hảo tâm đã quan tâm, sẻ chia với học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Đối với tấm lòng của mạnh thường quân, đơn vị sẽ sắp xếp, bố trí một đơn vị trường học làm đầu mối để nhận SGK. Sau đó sẽ tổ chức sắp xếp và phân bổ đến các trường hiện đang thiếu SGK. Đối với SGK từ các tỉnh khác gửi về địa phương, đơn vị vẫn sẽ đảm bảo, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bạn đọc

Bạn bichhang9@...:

Xin ông cho biết, giáo viên trên địa bàn đã được tập huấn như thế nào về việc khai thác, sử dụng các thiết bị dạy học tài liệu SGK mới?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Hiện 100% cán bộ quản lý, giáo viên đã hoàn thành các đợt bồi dưỡng, tập huấn Chương trình SGK lớp 1. Còn giáo viên lớp 2 và các bộ môn lớp 6 đang được tập huấn. Việc khai thác, sử dụng các thiết bị dạy học tài liệu SGK cũng được tập huấn thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Tham gia tập huấn tập trung do Sở GD&ĐT phối hợp với Đại học Vinh, các nhà xuất bản tổ chức.

- Cốt cán chuyên môn tư vấn trực tiếp cho giáo viên tại các cơ sở giáo dục.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường để chia sẻ, báo cáo những kết quả bước đầu đạt được. Đồng thời cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

- Tổ chức Hội thảo chuyên môn cấp huyện.

- Khai thác tối đa nguồn dữ liệu số.

Bạn đọc

Bạn Khaly@...:

Mong muốn của Sở GD&ĐT Kon Tum khi triển khai rộng rãi phong trào “Sách cũ cho năm học mới” và “Tủ sách dùng chung” trên địa bàn toàn tỉnh?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Một điều đặc biệt của chương trình này là học sinh gom SGK của mình, bao bọc cẩn thận thành một món quà trân trọng (khuyến khích các em kèm một tấm thiệp tự làm hoặc viết một bức thư, ghi một lời chúc gửi đến người bạn nhận quà vv…). Thông qua hoạt động này, Sở GD&ĐT Kon Tum mong muốn, giáo dục ý thức đạo đức và trách nhiệm cộng đồng của các em học sinh. Qua đó, nâng cao sự sẻ chia, kết nối yêu thương và phát triển phẩm chất nhân ái, nghĩa tình.

Học sinh Kon Tum gửi lại SGK cho nhà trường để tặng cho các bạn vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Học sinh Kon Tum gửi lại SGK cho nhà trường để tặng cho các bạn vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Bạn đọc

Bạn Haianhle@...:

Thầy có thể cho biết, tỉ lệ SGK cũ bị hư hao qua sử dụng hàng năm nhiều không? Nhà trường phải bổ sung số lượng ra sao?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Theo quan sát chung, vì nhiều nguyên nhân nên tỉ lệ SGK cũ bị hư hao qua sử dụng hằng năm tại trường vẫn cao. Với SGK lớp 1 theo CTGDPT 2018 vì mới qua sử dụng 1 năm và chất lượng giấy in SGK khá tốt nên tỉ lệ sử dụng lại cao hơn so với SGK cũ theo chương trình hiện hành.  

Để đảm bảo SGK cho HS học tập, trường đã và vẫn đang cho HS sử dụng lại SGK cũ. Nếu có SGK cũ từ các nhà tài trợ, trường sẽ có cơ hội bổ sung SGK cho HS, thay thế những đầu sách còn dùng nhưng đã quá cũ, nát…

Hi vọng thời gian tới sau khi dịch Covid-19 được khống chế thì việc huy động và bổ sung SGK cũ tốt hơn. Nhà trường sẽ thay thế được những SGK đã quá cũ và tăng cường đầu SGK lớp 1, 2 theo CTGDPT 2018.

Bạn đọc

Bạn Minh Hằng – Lâm Đồng:

Ngành giáo dục đã có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về sách giáo khoa cho học sinh?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Năm học 2020-2021 là năm đầu thực hiện chương trình GDPT 2018 đối lớp 1, tất cả học sinh đều được mua sắm đầy đủ SGK để học tập. Để học sinh không thiếu thốn về SGK, ngành giáo dục đã có rất nhiều biện pháp:

- Tuyên truyền đến từng phụ huynh để phụ huynh hiểu và nhận thức được sự cần thiết phải có đủ SGK để học tập.

- Làm tốt công tác chế độ theo Nghị định 86, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh để có tiền mua sắm SGK, đồ dùng  học tập.

- Huy động các nguồn lực xã hội để mua sắm SGK.

- Đối với một số học sinh quá khó khăn, nhà trường tạm thời bỏ kinh phí mua trước để kịp thời cho học sinh học tập.

Bạn đọc

Bạn Tranghoa@...:

Năm học 2021-2022, tỉnh Kon Tum có bao nhiêu học sinh thuộc diện khó khăn, hộ nghèo… được hỗ trợ SGK?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Đến nay, phong trào "Sách cũ cho năm học mới" đã nhận được 157.606 cuốn sách từ các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở. Trong đó đã phân bổ cho các trường tại địa bàn 152.243 cuốn sách. Số sách còn lại sẽ được phân bổ cho các đơn vị khác trên địa bàn với 2.969 cuốn. Số sách này phân bổ tặng cho khoảng 1.500 học sinh. Đa phần số này là học sinh nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bạn đọc

Bạn Cảnh Nhiên – Yên Bái:

Hiện nay SGK mới ngoài bản in còn có SGK điện tử với kênh hình phong phú. Tuy nhiên, để khai thác được học liệu này, các trường học phải có tivi kết nối Internet. Điều này đối với trường học vùng cao, biên giới khó khăn thế nào, thưa ông?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Giáo viên các trường vùng khó khăn soạn giáo án trong máy tính cá nhân, sau đó kết nối với tivi để dạy học chương trình mới.
Giáo viên các trường vùng khó khăn soạn giáo án trong máy tính cá nhân, sau đó kết nối với tivi để dạy học chương trình mới.

Hiện nay SGK mới ngoài bản in còn có SGK điện tử, giáo viên có thể tiếp cận, khai thác ở nhiều kênh, nguồn khác nhau. Sách điện tử, tài liệu bổ trợ với nhiều kênh hình sinh động, phong phú giúp giáo viên thuận lợi trong công tác dạy học. Tuy nhiên, để khai thác được học liệu này các trường phải trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại như: máy chiếu, ti vi kết nối Internet… Đối với các trường học vùng cao, biên giới, điều này gặp một số khó khăn sau:

- Kinh phí cấp cho các trường để mua sắm trang, thiết bị, đồ dùng dạy học hàng năm không đủ.

- Việc vận động nguồn hỗ trợ xã hội hóa từ phụ huynh để mua sắm không thực hiện được vì hầu hết các gia đình đều thuộc diện hộ nghèo

- Điện lưới quốc gia, mạng Internet chưa phủ khắp tất cả các xã, các bản trong toàn huyện

- Cơ sở vật chất, các phòng chức năng chưa đồng bộ

- Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên cập nhật kiến thức về tin học, công nghệ thông tin chưa kịp thời nên việc khai thác học liệu điện tử còn hạn chế.

Bạn đọc

Bạn truongtuan@...:

Một trong những giải pháp đảm bảo về số lượng và chất lượng SGK (không bị rách nát, hỏng, bẩn…), hỗ trợ tích cực cho việc tận dụng lại SGK đó là hướng dẫn, giáo dục HS ý thức, cách sử dụng sách. Nhà trường đã đặt ra nhiệm vụ này cho đội ngũ GV hay chưa? Hoạt động này đã và đang được triển khai ra sao tại trường?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Để đảm bảo SGK cho học sinh theo từng năm học, Ban giám hiệu đã giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên trong việc tuyên truyền tới học sinh cách giữ gìn bảo quản sách và đồ dùng học tập.  

Học sinh được tuyên dương, động viên trong việc giữ gìn SGK tốt; và ngược lại nhắc nhở và đưa ra biện pháp giúp học sinh tăng cường khả năng giữ gìn SGK. 

Yêu cầu học sinh luôn giữ gìn tay sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe đồng thời tránh bôi bẩn SGK trong quá trình sử dụng. Có giấy kê khi tì đè tay lên SGK. Yêu cầu học sinh tuyệt đối không được xé, tránh tối đa việc làm rách nát...

Nhìn chung, việc sử dụng SGK của HS được GV hết sức sát sao, nhắc nhở. Do đó ý thức bảo vệ SGK trong quá trình học tập suốt năm học của học sinh đã nâng lên. 

Bạn đọc

Bạn Maiphuonghang@...:

Hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, vậy Sở có những quán triệt gì đối với các trường trong quá trình hỗ trợ SGK để đảm bảo an toàn trong điều kiện dịch bệnh?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Sở GD&ĐT triển khai văn bản của các cấp chỉ đạo về phòng, chống Covid-19 đến các Phòng GD&ĐT và các trường trên địa bàn tỉnh. Tất cả hoạt động của nhà trường đều phải tuân thủ các nguyên tắc phòng chống bệnh dịch. Do vậy, công tác hỗ trợ sách cho học sinh cũng phải tuân thủ đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.

Bạn đọc

Bạn Myhanh245@...:

Sở GD&ĐT đã triển khai chương trình “Sách cũ cho năm học mới” như thế nào để thiết thực, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của các trường?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Sở GD&ĐT thường xuyên đôn đốc các trường trực thuộc, các Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi các đơn vị tổ chức Chương trình “Sách cũ cho năm học mới”. Kết quả từ Chương trình phải đảm bảo điều phối giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ngay trong trường, trong lớp, trên địa bàn. Sau đó phân phối sách giáo khoa huy động được từ vùng thuận lợi đến các vùng khó khăn thuộc đơn vị quản lý và phân bổ cho các địa bàn khác. Số liệu cụ thể việc thu gom và điều phối được các đơn vị báo cáo trực tuyến và cập nhật thường xuyên trên hệ thống quản lý của Ngành.

Để phong trào thiết thực, đi vào chiều sâu và lan tỏa trong những năm học tiếp theo, đảm bảo phù hợp với tình hình, Sở GD&ĐT giữ vai trò kết nối, tạo dựng mô hình, tổng hợp thông tin, kết quả và có những hình thức để ghi nhận kết quả của Chương trình.

Song song đó, Sở cũng đã thành lập Tổ tình nguyện, kết nối nguồn lực xã hội và chỉ đạo các cơ sở tham mưu UBND cấp huyện về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho Tổ tình nguyện tại các xã nhằm tiếp tục giữ mối liên hệ, tiếp nhận ghi nhận đóng góp của các cá nhân, nhà trường, tổ chức, doanh nghiệp đồng hành với Chương trình “Điều ước cho em em”, “Sách cũ cho năm học mới”, cũng như sẽ triển khai những chương trình ý nghĩa khác.

Bạn đọc

Bạn Hoangnga@....:

Việc sử dụng sách cũ cho năm học mới có ảnh hưởng gì đến chất lượng và kết quả học tập của các em học sinh?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Việc sử dụng sách cũ cho năm học mới không ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập của các em học sinh. Sau khi học sinh quyên góp sách, nhà trường sẽ kiểm tra, chọn lọc SGK để phân theo lớp, theo môn đảm bảo chất lượng cho học sinh sử dụng, học tập. Đối với những cuốn sách mờ chữ, mất trang, nhà trường không tái sử dụng.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó chánh văn phòng Sở GD&ĐT Kon Tum chia sẻ với độc giả Báo GD&TĐ.
Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó chánh văn phòng Sở GD&ĐT Kon Tum chia sẻ với độc giả Báo GD&TĐ.
Bạn đọc

Bạn Lanhaminh@...:

Nhiều trường học vùng cao có giải pháp giảm chi phí mua sách cho phụ huynh học sinh bằng cách chỉ mua SGK bắt buộc theo chương trình học. Còn sách tham khảo, luyện tập thường được bỏ bớt. Vậy Phòng có chỉ đạo gì để các nhà trường, giáo viên tăng cường, bổ sung kiến thức cho học sinh, không để các em thiệt thòi so với bạn bè vùng miền khác?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Đây là giải pháp đang được nhiều trường học trên địa bàn áp dụng. Về phía Phòng đã chỉ đạo các trường căn cứ vào chương trình giáo dục, yêu cầu dạy học cụ thể, giáo viên thảo luận trong tổ bộ môn để đề xuất danh sách sách tham khảo với hiệu trưởng nhà trường.

Các nhà trường chủ động mua sách tham khảo theo danh mục đã được đề xuất của các tổ bộ môn để đưa vào thư viện, tủ sách dùng chung cho giáo viên, học sinh sử dụng tham khảo. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT khuyến khích giáo viên tham khảo các tài liệu của các môn học để biên soạn các nội dung dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh để tăng cường, bổ sung kiến thức cho học sinh trong các tiết học tăng buổi.

Bạn đọc

Bạn Phí Cường – Thanh Hoá:

Học sinh ở lứa tuổi hiếu động thường chưa có ý thức giữ gìn sách vở nguyên vẹn cho cả năm học. Trường hợp học sinh làm mất, thiếu sách vở, thì ngành giáo dục, nhà trường có giải pháp nào để bổ sung trong điều kiện phụ huynh học sinh ở vùng xa xôi, biệt lập?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

HS nhận SGK năm học 2020 - 2021 tại Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
HS nhận SGK năm học 2020 - 2021 tại Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

 

Trước hết phải nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiệu quả sử dụng cho học sinh trong việc giữ gìn sách vở nguyên vẹn cho cả năm học. Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách môn học tuyên truyền giáo dục học sinh, đồng thời phối hợp với gia đình người học thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc bảo quản sách, vở của học sịnh.

Thực hiện các hình thức động viên, khen thưởng vào cuối năm học đối với những học sinh sử dụng, bảo quản tốt sách, vở.

Về các giải pháp bổ sung sách, vở do học sinh làm mất, hỏng trong điều kiện phụ huynh ở vùng xa xôi, biệt lập, chúng tôi giao cho hiệu trưởng các nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương chủ động nguồn sách, vở dự phòng trong thư viện nhà trường bằng các nguồn từ xã hội hóa, nguồn cấp bù học phí, cho, tặng ...

Việc mua sắm và sử dụng sách, vở dự phòng trong thư viện theo phương châm: Môn học nào có số buổi (tiết)/tuần nhiều thì mua sắm số lượng SGK dự phòng nhiều hơn.

Trong trường hợp học sinh làm mất, hỏng sách, vở thì gia đình liên hệ mua sách, vở tại nguồn dự phòng của thư viện trường, sau đó nhà trường mua sách, vở bổ sung vào thư viện ở những thời điểm thuận lợi.

Bạn đọc

Bạn Lothioanh@...:

Hằng năm, việc thống kê bảo quản SGK cũ được nhà trường triển khai ra sao sau khi khi kết thúc năm học. Nhà trường giáo dục ý thức giữ gìn SGK cho HS như thế nào để sách giữ được chất lượng tái sử dụng?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Đã thành thông lệ nhiều năm qua, sau khi kết thúc năm học nhà trường đều vận động học sinh lớp trước quyên góp lại SGK cho các lớp sau. Toàn bộ số SGK cũ giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm bảo quản tại lớp học và báo cáo số liệu SGK cho BGH nhà trường theo dõi chung. 

Những năm trước đây, ý thức giữ gìn SGK đối với học sinh vùng cao còn ít nhưng hiện nay nhà trường, thầy cô coi trọng và thường xuyên giáo dục HS giữ gìn SGK, không tô vẽ bẩn bằng bút mực lên SGK. Với một số sách bài tập điền trực tiếp vào sách thì HS có thể dùng bút chì, khi  tái sử dụng lại có thể xóa bỏ... 

Bạn đọc

Bạn Tranminhanh@...:

Xin ông cho biết, ở địa phương, ngoài SGK lớp 2 và lớp 6, thì vấn đề SGK ở khối 1 và khối lớp khác đang học chương trình hiện hành có gặp khó khăn, vướng mắc gì hay không?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Hiện nay tại địa bàn Kỳ Sơn các lớp đang dùng SGK hiện hành thì học sinh đang đảm bảo đủ SGK để học tập.

Với chương trình hiện hành, do cả nước dùng chung một bộ SGK, nên nguồn cung ứng dồi dào, thuận tiện cho nhà trường, học sinh.

Các tủ sách dùng chung cũng phát huy hiệu quả khi học sinh khóa trước học xong, được giữ gìn, trả lại nhà trường để cho các em khóa sau mượn học. Trong quá trình đó, nếu sách bị thất lạc cũng dễ dàng bổ sung.

Bên cạnh đó, Kỳ Sơn cũng có một thuận lợi từ chương trình “Phòng giúp Phòng, trường giúp trường” do ngành giáo dục Nghệ An phát động. Qua chương trình này, các Phòng GD&ĐT, trường học vùng thuận lợi đã nhận giúp đỡ, và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sách giáo khoa, thiết bị dạy học, và cả chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn dạy học, quản lý cho ngành giáo dục Kỳ Sơn.

Bạn đọc

Bạn Hoangngocquynh@...:

Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì có ảnh hưởng gì đến phong trào “Sách cũ cho năm học mới” triển khai ở các trường?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Kon Tum, tỉnh Kon Tum
 Ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Hiện nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp do đó cũng ảnh hưởng một phần đến các phong trào hỗ trợ SGK cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều kênh kết nối nên không nhất thiết phải tập trung đông người. Theo đó, Sở GD&ĐT là đơn vị kết nối với các mạnh thường quân, nhà hảo tâm để hỗ trợ SGK cho các em học sinh.

Đối với những mạnh thường quân hỗ trợ SGK mới cho học sinh thì Sở sẽ kết nối với các nhà sách tại địa phương. Sau đó, mạnh thường quân và đơn vị cung ứng sách sẽ tự thoả thuận để đảm bảo trong việc trao tặng SGK đến trường học vùng khó khăn. Bên cạnh đó, giáo viên, nhà trường chủ động kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để đảm bảo đủ SGK cho học sinh trong năm học mới. Qua những phong trào này, Sở cũng ghi nhận sự tích cực, chủ động của các nhà trường và thầy cô.

Bạn đọc

Bạn Trường Hải – Lai Châu:

Trong trường hợp, bước vào năm học mới nhưng SGK vẫn chưa đủ để HS mỗi em 1 bộ thì nhà trường có giải pháp gì hỗ trợ việc học tập, giảng dạy của HS và GV hiệu quả, không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dạy học?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Nếu bước vào năm học mới mà SGK vẫn chưa đủ để mỗi học sinh có riêng 1 bộ thì nhà trường buộc phải cân đối SGK cũ ở các điểm trường và trường chính sao cho các lớp có đủ SGK để học. Việc 2 học sinh cùng bàn dùng chung 1 bộ SGK cũng được đặt ra...

Việc bổ sung SGK cũ sẽ diễn ra trong suốt năm học chứ không dừng lại ở đầu năm. 

Tuy nhiên, khó khăn thế nào thì nhà trường cũng cố gắng để học sinh các điểm trường đều có sách và không phải học chay.  

Bạn đọc

Bạn Thaithuha@...:

Phòng GD&ĐT đã có những biện pháp cụ thể nào để đảm bảo tất cả học sinh đủ sách cho năm học mới? Có chính sách hỗ trợ thế nào đối với học sinh hoàn cảnh khó khăn có sách giáo khoa, thưa ông?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Trước hết, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường làm tốt việc tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn phụ huynh, học sinh trong việc lựa chọn và chuẩn bị SGK cho năm học mới.

Là địa bàn chiếm hầu hết học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc tuyên truyền, tư vấn được thực hiện qua nhiều hình thức: trực tiếp, qua mạng xã hội, qua thôn bản, chính quyền địa phương...

Đồng thời, kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ của các đoàn thiện nguyện, các nhà tài trợ để ủng hộ, hỗ trợ sách giáo khoa và thiết bị dạy học cho học sinh để các em có đầy đủ sách giáo khoa để học tập.

Đối với ngành Giáo dục ở địa phương khó khăn như Kỳ Sơn, với góc độ của phòng GD&ĐT huyện thì không thể có chế độ chính sách riêng nào để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được. Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn chỉ đứng ra kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tài trợ giúp đỡ sách giáo khoa cho học sinh.

Thực tế những năm qua, sự hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiện nguyện đã hỗ trợ giáo viên và học sinh trên địa bàn rất nhiều.

Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 1 bộ sách. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả. Hàng năm nhà trường mua bổ sung thêm số sách giáo khoa của tủ sách dùng chung để duy trì số lượng sách cho học sinh mượn.

Giáo viên trường Tiểu học Đôn Phục, huyện Con Cuông, Nghệ An giữ gìn sách, tài liệu tham khảo cho học sinh mượn.
Giáo viên trường Tiểu học Đôn Phục, huyện Con Cuông, Nghệ An giữ gìn sách, tài liệu tham khảo cho học sinh mượn. 
Bạn đọc

Bạn Huonganhnd@...:

Nhà trường có đặt ra nhiệm vụ cụ thể hay kêu gọi Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên trong việc huy động SGK mới, cũ…? Vấn đề phấn đấu đủ SGK cho học sinh có vai trò như thế nào từ phía gia đình các em?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã họp và triền khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm gìn giữ SGK và đồ dùng học tập cho học sinh để cuối năm học phong trào quyên góp SGK cho nhà trường phát huy hiệu quả cả về số lượng và chất lượng sách cũ.

Tuy nhiên tới nay số lượng SGK thu lại được chưa nhiều bởi chất lượng giấy in đối với SGK còn hạn chế, SGK chỉ sử dựng trong điều kiện mưa nắng, ẩm, mù... của vùng cao cũng khiến tốc độ hư hỏng diễn ra nhanh hơn. 

Để đảm bảo đủ SGK cho học sinh đóng vai trò quan trọng từ phía gia đình. Nếu thiếu sự chủ động, hỗ trợ từ phía các gia đình học sinh, dồn trách nhiệm lên vai nhà trường, thầy cô thì sẽ rất vất vả và kém hiệu quả. 

Bạn đọc

Bạn Truongthao@...:

Những năm qua, học sinh các trường học trên địa bàn có diễn ra tình trạng thiếu sách giáo khoa, thiếu trang thiết bị dạy học không? Nếu có thì ngành GD địa phương có những biện pháp gì để khắc phục, thưa ông?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Dù là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nhưng những năm học gần đây, chúng tôi không còn tình trạng học sinh thiếu sách giáo khoa.

Tuy nhiên, tình trạng thiết bị dạy học ở các nhà trường còn thiếu tương đối nhiều do số thiết bị dạy học được cấp ban đầu đã quá lâu, sự bổ sung hàng năm còn ít.

Hàng năm phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn đã có biện pháp chỉ đạo các trường rà soát, kiểm kê và thực hiện mua sắm bổ sung bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ các nguồn tài trợ giáo dục để tăng cường thêm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Việc mua sắm thiết bị dạy học phải thực hiện theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu. Tuy nhiên do nguồn ngân sách các trường còn hạn hẹp, giá thành thiết bị cao nên các trường mới tiến hành mua bổ sung ở mức độ tối thiểu.

Bạn đọc

Bạn maithuha@...:

Được biết, giá thành một bộ SGK mới hiện nay cao hơn so với SGK hiện hành. Đời sống bà con DTTS còn nhiều vất vả, thực tế phụ huynh có cơ bản đáp ứng được việc mua SGK mới cho con em hay không? Ngành GD huyện có phương án hỗ trợ thế nào để các em học sinh có đủ SGK cho năm học mới?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Hiện nay đời sống của bà con DTTS còn nhiều vất vả, trong lúc đó giá 1 bộ SGK mới lại cao nên để đáp ứng mua đủ SGK cho học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Một vấn đề khác là với học sinh hộ nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, thì có tiền hỗ trợ chi phí học tập để mua SGK, nhưng các em hộ cận nghèo lại không được hỗ trợ khoản tiền này. Trong khi thực tế đời sống các hộ cận nghèo của Kỳ Sơn cũng đang vất vả, thiếu thốn, nên phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề mua sắm SGK.

Trước tình trạng này, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện tổ chức Hội nghị giáo dục và đề xuất huyện chỉ đạo các xã để bàn về vấn đề thay SGK mới. Đồng thời huy động tất cả các nguồn lực mua sắm sách giáo khoa để đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ SGK để học.

Giáo viên Trường Tiểu học Lưu Kiền, huyện Tương Dương, Nghệ An kiểm tra lại danh mục SGK, sách tham khảo, đồ dùng, thiết bị dạy học trong thư viện
Giáo viên Trường Tiểu học Lưu Kiền, huyện Tương Dương, Nghệ An kiểm tra lại danh mục SGK, sách tham khảo, đồ dùng, thiết bị dạy học trong thư viện
Bạn đọc

Bạn Haianh9@...:

Thầy có thể cho biết vì sao việc huy động hỗ trợ SGK từ các nhà tài trợ, cá nhân hảo tâm cho học sinh vùng cao còn gặp nhiều khó khăn?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Việc huy động SGK, vở viết từ các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ đến trường vùng cao  còn khó khăn và chưa kịp thời bởi một số lí do như:

Địa hình đi  lại các trường vùng cao đã xa còn khó, các đoàn từ thiện đôi khi không biết tới để tiếp cận, hỗ trợ nhà trường và học sinh.

Một lý do quan trọng khác, 1-2 năm gần đây dịch Covid-19 phức tạp, các nhà hảo tâm nói chung cũng chịu tổn thất về kinh tế, việc đi lại bị hạn chế nên hoạt động từ thiện cũng giảm đáng kể.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh nên việc từ thiện của xã hội nói chung cũng tập trung nhiều hơn vào sự hỗ trợ phòng, chống dịch; hỗ trợ về SGK, đồ dùng học tập, sinh hoạt cho học sinh có phần giảm bớt.

Số lượng SGK mà học sinh nhà trường cần hỗ trợ nhiều nên việc huy động không dễ dàng trong thời điểm hiện tại.

Bạn đọc

Bạn Truongminh@...:

Kỳ Sơn là huyện miền núi cao khó khăn, có xã biên giới vùng sâu, vùng xa, các trường học có nhiều điểm lẻ ở các bản làng. Vậy dự kiến đến bao giờ SGK sẽ về tới đơn vị trường học và tới tận tay học sinh?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Kỳ Sơn là một huyện thuộc vùng đặc biệt khó khăn, có nhiều điểm trường lẻ. Mặc dù vậy Phòng đã chỉ đạo các trường sau khi có Kế hoạch trường lớp của năm học rà soát số lượng SGK hiện có để bổ sung đầy đủ. Đối với lớp 1, lớp 2 sau khi UBND tỉnh công bố danh mục SGK sử dụng cho năm học 2021-2022, các trường đã chủ động tuyên truyền cho phụ huynh, thông báo cho phụ huynh biết để mua sắm. Vì Kỳ Sơn là vùng khó khăn, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, các nhà trường đã làm cầu nối để việc mua sắm SKG cho học sinh đúng loại, kịp thời.

Dự kiến đến ngày 12/8 SGK sẽ được cung ứng tại Kỳ Sơn. Sau đó, Phòng sẽ giao về cho các nhà trường theo số lượng đăng ký và đưa đến từng điểm lẻ cho học sinh trước khai giảng năm học mới 2021 - 2022.

Bạn đọc

Bạn Binhminhle@...:

Một số trường học đã triển khai hiệu quả hoạt động như: Tủ sách dùng chung, tận dụng và huy động tài trợ SGK cũ. Những cách làm này có được nhà trường vận dụng? hiệu quả ra sao?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

HS Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh - Hà Giang). Ảnh tư liệu nhà trường cung cấp.
HS Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh - Hà Giang). Ảnh tư liệu nhà trường cung cấp.

 

Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long tiếp nhận học sinh trên địa bàn rộng của 25 thôn bản và có tới 19 điểm trường… nên hiện nay trường còn rất khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp. Điều đó khiến cho các điểm trường chính và lẻ chưa thể triển khai tủ sách dùng chung cho học sinh.

Việc phát triển “Tủ sách dùng chung” đang là mong ước và nhà trường đang lên kế hoạch để có thể triển khai khi điều kiện cho phép.

Hiện tại việc đảm bảo SGK cho HS, nhà trường vẫn chỉ huy động chính từ các nhà tài trợ, học sinh ủng hộ SGK cũ để học sinh lớp sau tận dụng lại.

Bạn đọc

Bạn levietanh@...:

Xin ông cho biết, hiện quá trình phân phối, cung ứng SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học mới tại địa phương như thế nào? Dự kiến đến bao giờ sẽ về tới các đơn vị trường học?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Quá trình phân phối, cung ứng SGK lớp 2 và lớp 6 hiện nay của Kỳ Sơn, Nghệ An được thực hiện chặt chẽ, nhằm đưa đủ, đúng, kịp thời, đảm bảo chất lượng về cho học sinh. Cụ thể, Phòng GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Nghệ An nhằm cung ứng sách giáo khoa lớp 6 kịp thời cho các trường học. Đồng thời ban hành công văn cụ thể về các nhà trường và yêu cầu đăng ký nội dung mua sách giáo khoa cho học sinh vào thời gian đầu tháng 5/2021.

Các nhà trường tổ chức họp phụ huynh lấy ý kiến, lập danh sách, thống kê số lượng sách học sinh đăng ký mua gửi về Phòng tổng hợp và gửi đến đơn vị cung ứng.

Hiện nay kết quả phụ huynh đăng ký mua sách giáo khoa cho con em như sau: đối với học sinh lớp 6 đáp ứng trung bình chung khoảng 60 %; lớp 2 đạt 98%. Còn những phụ huynh chưa đăng kí mua sách, phòng GD sẽ tuyên truyền, vận động để tiếp tục đăng ký mua sách.

Nếu những gia đình học sinh nào khó khăn Phòng Giáo dục sẽ đề xuất Sở GD&ĐT Nghệ An hỗ trợ sách và kêu gọi các nhà hảo tâm tặng sách cho các em. Phòng cũng chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường chủ động trích quỹ ngân sách nhà trường mua sách giáo khoa dự phòng để phục vụ cơ bản công tác giảng dạy của trường.

Bạn đọc

Bạn Lê Mai – Kon Tum:

Tôi được biết, Sở GD&ĐT Kon Tum có triển khai phong trào “Sách cũ cho năm học mới”. Vậy sau khi học sinh gửi tặng, ngành giáo dục phân bổ như thế nào để đảm bảo tất cả các em vùng khó khăn đều có SGK khi đến trường?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Trước mắt các trường trên địa bàn toàn tỉnh sẽ rà soát số lượng học sinh khó khăn, thiếu SGK của đơn vị mình để điều tiết hỗ trợ cho các em. Sau khi phân bổ, điều tiết trong nội bộ các trường sẽ vận chuyển, hỗ trợ cho những trường vùng lân cận. Nếu số lượng SGK cũ nhận được còn dư sẽ phân bổ đến các trường khác trên địa bàn tỉnh. Qua đó, cân đối để tất cả các trường trên địa bàn đều nhận đủ SGK, đảm bảo cho năm học mới.

Bạn đọc

Bạn Nganminhhn@...:

Được biết trường thuộc vùng khó, số lượng HS đông, nhiều điểm trường lẻ. Vậy những năm học vừa qua tình trạng thiếu SGK khi bước vào năm học mới có diễn ra hay không? Những loại sách nhà trường còn thiếu nhiều là những loại nào?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

HS Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh - Hà Giang). Ảnh tư liệu.
HS Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh - Hà Giang). Ảnh tư liệu.

 

Những năm học vừa qua tình trạng thiếu SGK đối với học sinh của trường vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn bởi số lớp và học sinh đông, trên 1276 học sinh trong năm học. Trong khi đó, nguồn ngân sách chi cho việc mua sách giáo khoa không có.

Hiện nay nhà trường chỉ biết dựa vào chế độ 86 của học sinh nên việc mua SGK vẫn phải phối kết hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền; mặt khác kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho học sinh về đồ dùng học tập, SGK, vở viết...

Việc lo đủ SGK, đồ dùng học tập, vở viết cho HS đã rất khó khăn nên hầu hết cả các loại sách nâng cao, sách tham khảo cho cả thầy và trò đều không có. Điều này cũng khiến cho thầy, trò nhà trường thiệt thòi hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. 

Bạn đọc

Bạn Leanhthu@...:

Tại địa phương, việc cung ứng sách giáo khoa về cho học sinh được thực hiện theo các kênh cung ứng nào, thưa ông?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Để phụ huynh mua đúng danh mục SGK mà nhà trường đã được lựa chọn, Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường công khai danh mục sách đã chọn trên cổng thông tin điện tử của Phòng, trang website của trường, hoặc qua nhóm Zalo, Facebook với phụ huynh. Đồng thời chỉ đạo các trường họp phụ huynh để lấy ý kiến từ phụ huynh, nếu phụ huynh nào tự nguyện đăng ký mua SGK thì tổng hợp số lượng để đăng ký cho đơn vị cung cấp, đồng thời công khai, niêm yết giá bìa các loại SGK đã được NXB thông báo đến phụ huynh. Những trường hợp khó khăn, các trường tổng hợp danh sách để hỗ trợ kịp thời.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại SGK chưa được phát hành trên thị trường, năm học mới đã đến gần, giáo viên và học sinh chưa có sách bản in. Việc vận chuyển SGK vào các trường vùng sâu, vùng xa khó khăn nên tôi đề xuất NXB cung ứng SGK sớm để phục vụ cho năm học mới.

Bạn đọc

Bạn Binhminh112@...:

Chủ trương của ngành giáo dục là không để học sinh thiếu SGK, đặc biệt không phải “học chay, học chung”. Vậy, Sở GD&ĐT Kon Tum đã có phương án gì để đảm bảo học sinh không thiếu SGK khi bước vào năm học 2021 - 2022?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Chủ trương của Sở GD&ĐT là không để học sinh thiếu sách. Do đó, ngày 15/5/2021, Sở GD&ĐT Kon Tum ban hành Công văn 794/GD ĐT-GDMNTH về việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức Chương trình “Sách cũ cho năm học mới”. Đây là lần đầu tiên, Sở phát động phong trào này.

Bên cạnh đó, Sở hướng dẫn triển khai cho các đơn vị ngay trước khi kết thúc năm học. Qua đó triển khai song song nhiều chương trình như “Điều ước cho em”, “Sách cũ cho năm học mới” từ ngày 15/5/2021 đến ngày 30/6/2021 và phát huy vai trò của tủ sách dùng chung ở các trường. Ngoài ra, còn huy động nhiều nguồn hợp pháp khác nhau, trong đó có xã hội hoá, ngân sách, từ cá nhân, tổ chức.

Học sinh Kon Tum gói gém cẩn thận SGK gửi lại cho nhà trường để tặng cho các bạn vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Học sinh Kon Tum gói gém cẩn thận SGK gửi lại cho nhà trường để tặng cho các bạn vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Bạn đọc

Bạn cuongtran@...:

Nhà trường đã có những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn về SGK cho HS nói chung và SGK cho HS lớp 2 triển khai CTGDPT 2018 năm học tới?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Để tháo gỡ khó khăn về SGK nói chung, hằng năm sau khi kết thúc năm học Ban giám hiệu đều chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp vận động học sinh lớp mình tặng lại bộ sách vừa học để dành cho các học sinh ở năm sau học tiếp.

Ngoài ra để chuẩn bị SGK cho HS khối 2 năm học 2021 – 2022 triển khai theo CTGDPT 2018, trước mắt nhà trường đã lên danh mục, số lượng đề xuất lên Phòng GD&ĐT huyện để xin hỗ trợ.

Tuy vậy, là huyện nghèo và trên địa bàn có nhiều trường học, số lượng học sinh đông nên việc hỗ trợ cũng không dễ dàng. Nhà trường vẫn đang thông qua nhiều kênh để huy động, xin hỗ trợ cả SGK các khối 1, 3, 4, 5 lẫn SGK lớp 2 mới theo CTGDPT 2018. 

Bạn đọc

Bạn Hạnh Phúc – Đà Nẵng:

Sở GD&ĐT Kon Tum đã tuyên truyền đến các trường như thế nào về việc giữ gìn, bảo quản SGK ở “Tủ sách dùng chung” để sử dụng trong nhiều năm học?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Trong nhiều năm học, mô hình tủ sách dùng chung ở thư viện của các trường phát huy hiệu quả tích cực, giải quyết được cho học sinh thuộc diện nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường đảm bảo có sách để học. Do đó, Sở GD&ĐT yêu cầu chú trọng việc bảo quản sách, giữ gìn sách cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài. Khi mượn, học sinh cam kết có trách nhiệm bảo quản sách được sách sẽ.

Học sinh Kon Tum đọc sách tại "Tủ sách dùng chung" của nhà trường. Ảnh tư liệu.
Học sinh Kon Tum đọc sách tại "Tủ sách dùng chung" của nhà trường. Ảnh tư liệu.

 

Bạn đọc

Bạn Lantoan@...:

Năm học 2020 – 2021, huyện Kỳ Sơn nói riêng và các huyện miền núi cao của Nghệ An chọn bộ SGK “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đối với môn Tiếng Việt lớp 1. Nhưng năm học tới, toàn tỉnh lại chọn bộ SGK Tiếng Việt khác đối với lớp 2. Điều này có gây khập khiễng về nội dung hay không thống nhất trong chương trình và sự tiếp nhận của học sinh không, đặc biệt là các em người DTTS?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Chương trình GDPT 2018 khác với Chương trình hiện hành là sử dụng nhiều bộ SGK, mỗi bộ sách có các cách tiếp cận riêng. Dù học sinh có sử dụng bộ sách nào cũng đem đến cái đích cuối cùng như nhau, đó là chuẩn kiến thức, kĩ năng từng lớp học.

Năm nay, học sinh trên địa bàn huyện sử dụng bộ sách giáo khoa khác năm ngoái ở môn Tiếng Việt, nhưng  không ảnh hưởng nhiều đến nội dung hay không thống nhất trong chương trình và sự tiếp nhận của học sinh.

Tuy nhiên việc sử dụng bộ sách khác nên sách cũ không sử dụng nữa gây lãng phí. Đặc biệt đối với học sinh vùng DTTS phải mua sách mới, không sử dụng lại được sách cũ của anh chị là một khó khăn.

Bạn đọc

Bạn Hoabinh@...:

Đối với các khối lớp không thực hiện chương trình SGK mới thì việc mua sách hỗ trợ cho học sinh có phần tốn kém, lãng phí. Vậy Sở GD&ĐT có phương án gì để vừa đảm bảo đủ SGK cho học sinh đến trường vừa tiết kiệm kinh phí?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Như chúng ta đã biết, việc đổi mới Chương trình SGK 2018 thực hiện theo hình thức cuốn chiếu và thay thế dần SGK hiện hành qua mỗi năm. Sở đã triển khai các trường phát động thu gom sách cũ. Số sách này phân bổ, điều tiết trong trường, trong địa bàn và chuyển đến các trường ở vùng khó khăn. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần thực hành và giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Bạn đọc

Bạn luonghanhhb@...:

Đặc thù vùng cao, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội và ảnh hưởng của dịch Covid-19… đã tác động ra sao tới việc chuẩn bị SGK cho học sinh năm học tới?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Ngọc Long là một xã vùng sâu vùng xa huyện Yên Minh (Hà Giang), điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đa phần phụ huynh học sinh làm nghề nông, thu nhập thấp. Mặt khác trong suốt thời gian qua dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên người dân không thể đi làm thuê kiếm sống. Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn đối với mỗi gia đình người dân, điều đó khiến cho việc chuẩn bị sách SGK cho học sinh không hề dễ dàng.

Điều đáng nói khác, do trình độ dân trí, văn hóa còn hạn chế nên một số bậc phụ huynh chưa có ý thức về tầm quan trọng trong việc học tập của con em mình cũng trở thành rào cản trong việc chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho HS bước vào năm học mới.

Nắm được những đặc thù, khó khăn trong việc chuẩn bị SGK cho học sinh nhiều năm qua nên Ban giám hiệu đã quan tâm sát sao vấn đề trên. Các thầy cô, nhà trường đã tìm nhiều giải pháp để cùng chung tay trong việc chuẩn bị trang thiết bị dạy học cũng như đồ dùng học tập, SGK của học sinh được đầy đủ nhất.

Thời gian qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các ban, ngành và nhà hảo tâm. Đây cũng là nền tảng, động viên khích lệ giáo viên và học sinh dạy học tốt hơn dù còn nhiều khó khăn phải tháo gỡ. 

Bạn đọc

Bạn Minhhuong@...:

Năm học mới đang tới gần, thầy có thể cho biết thực tế việc chuẩn bị SGK cho học sinh đang được nhà trường tiến hành ra sao?
Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông

Thầy Dương Văn Đông - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Thầy Dương Văn Đông - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

 

Cảm ơn độc giả Báo GD&TĐ đã quan tâm tới thầy trò học sinh vùng khó nói chung và Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long nói riêng.

Câu hỏi này tôi xin được chia sẻ: sau khi kết thúc năm học 2020 - 2021, Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn thống kê và báo cáo số lượng học sinh các khối, từ đó có dự kiến kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho học sinh.

Cùng đó, trường cũng vận động các bậc phụ huynh mua sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập cho các em học sinh.

Tới nay công tác vận động, huy động SGK cho học sinh bước vào năm học mới vẫn đang được nhà trường triển khai theo nhiều hướng. Hy vọng năm nay, dù khó khăn chung của dịch Covid-19, học sinh của trường vẫn có đủ SGK học tập. 

Bạn đọc

Bạn Binhanhhn@...:

Năm học trước, việc lựa chọn SGK lớp 1 được giao cho nhà trường quyết định nhưng kể từ năm học này, toàn tỉnh sẽ dùng chung danh mục SGK. Theo ông, điều này có gây khó khăn gì cho sự tiếp nhận của học sinh DTTS?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

HS nhận SGK năm học 2020 - 2021 tại Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Ảnh tư liệu.
HS nhận SGK năm học 2020 - 2021 tại Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Ảnh tư liệu.

 

Năm học 2020-2021, lựa chọn SGK thực hiện theo Thông tư 01/2020/TT-BGD&ĐT ngày 30/01/2020 việc lựa chọn giao cho các nhà trường quyết định. Nhưng kể từ năm học 2021-2022 lựa chọn SGK thực hiện theo Thông tư 25/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/8/2020, việc lựa chọn SGK do UBND tỉnh quyết định.

Theo tôi, từ năm học này việc lựa chọn SGK có sự nghiêm ngặt hơn về mặt chuyên môn. Các bộ sách trước khi đưa vào sử dụng phải qua các quy trình lựa chọn từ tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục, phòng giáo dục, Hội đồng lựa chọn của Sở GD&ĐT, cuối cùng Sở GD&ĐT trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục SGK được lựa chọn.

Như vậy mặc dù UBND tỉnh quyết định cuối cùng nhưng các cơ sở giáo dục vẫn được tham gia vào góp ý, lựa chọn các bộ sách. Các cơ sở sẽ đề xuất danh mục SGK phù hợp với địa phương mình nhất. Quy trình lựa chọn SGK được triển khai sớm và thống nhất nên không gây khó khăn cho sự tiếp nhận của học sinh dân tộc thiểu số.

Bạn đọc

Bạn Ngochoa84@...:

Đối với học sinh ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, Sở đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, trường học hỗ trợ SGK cho học sinh như thế nào?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh nghèo cần được hỗ trợ về mọi mặt để đảm bảo các điều kiện học tập, góp phần giữ vững và tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm thiểu tỷ lệ bỏ học hằng năm. Đối với vấn đề hỗ trợ sách giáo khoa, Sở chỉ đạo các đơn vị rà soát, lập danh sách học sinh nghèo, học sinh DTTS cần được hỗ trợ về sách. Những học sinh này thuộc diện được ưu tiên hỗ trợ sách.

Bạn đọc

Bạn Ngaymaisang@...:

Năm học 2021 – 2022, các trường học trên địa bàn huyện sẽ sử dụng các bộ sách giáo khoa nào cho lớp 2 và lớp 6? Việc lựa chọn SGK dựa trên quy trình và cơ sở nào, thưa ông?
Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết

Ông Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Ông Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Năm học 2021-2022, các trường học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An sử dụng bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" và bộ sách "Chân trời sáng tạo" đối với lớp 2 và bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” đối với lớp 6.

Việc lựa chọn sách giáo khoa thực hiện theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó thẩm quyền chọn sách giáo khoa thuộc về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Song, nhằm phát huy tinh thần dân chủ, trí tuệ tập thể, tôn trọng ý kiến cá nhân, sự đánh giá khách quan về các bộ sách, Phòng giáo dục yêu cầu các tổ chuyên môn, các giáo viên bộ môn ở các nhà trường đọc và nghiên cứu kỹ các bộ sách đã được tập huấn và tổ chức lấy ý kiến. Trên cơ sở những ý kiến đó, Phòng tổng hợp và gửi kết quả trình đến Sở GD&ĐT xem xét.

Trong đó, chúng tôi chú ý các tiêu chí quan trọng sau:

+ Phải đảm bảo kiến thức khoa học, ít sai sót.

+ Chú trọng phát triển các kĩ năng học sinh.

+ Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức người học.

+ Chú trọng đến tính phù hợp với trình độ học sinh dân tộc thiểu số.

+ Phù hợp với đặc điểm văn hóa bản địa.

+ Phù hợp với thực tiễn tình hình giáo dục địa phương

+ Hình thức sách giáo khoa đảm bảo tính thẩm mỹ.

+ Giá cả của bộ sách phù hợp với thu nhập với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Bạn đọc

Bạn Minh Hằng – Lào Cai:

Xin cho biết kinh nghiệm của Kon Tum trong việc bảo đảm đủ sách cho tất cả học sinh bước vào năm học mới? Năm nay, ngành giáo dục Kon Tum có kế hoạch gì để học trò đủ sách giáo khoa trong điều kiện dịch bệnh phức tạp?
Ông Nguyễn Đình Vinh

Ông Nguyễn Đình Vinh

Để đảm bảo sách cho học sinh, Sở GD&ĐT có văn bản triển khai xuống các cơ sở giáo dục giới thiệu các đơn vị cung ứng sách cho phụ huynh, học sinh được biết. Từ năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh có thêm Nhà sách Phương Nam là đơn vị cung ứng sách, góp phần nhanh chóng đảm bảo sách cho học sinh vào đầu năm học. Sở cũng làm việc với các nhà sách đề nghị cung ứng sách đến vùng sâu, vùng xa, đến tận trường cho học sinh. Đặc biệt là Sở đã thực hiện một số chương trình để hỗ trợ sách cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ