Tại công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 về “Thí điểm phát triển Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông”, Bộ GD&ĐT đề ra mục tiêu là tạo điều kiện để các nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Đồng thời, huy động được các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Tổ chức và xây dựng nhiều chủ đề tích hợp liên môn sinh động, hấp dẫn học sinh; Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn qua đó phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, năng lực cảm thụ cái đẹp, tinh thần trách nhiệm;
Chủ đề buổi giao lưu |
Phát triển chương trình nhà trường với cái đích xây dựng được cộng đồng học tập, giáo viên hỗ trợ giáo viên, học sinh giúp đỡ học sinh. Các thành viên của nhà trường chủ động tự học và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển chương trình nhà trường để đảm bảo mục tiêu phát triển được năng lực của từng nhóm đối tượng học sinh…
Nhiều sở GD&ĐT ở các địa phương đã hướng dẫn các trường phổ thông tiếp tục thực hiện "Phát triển Chương trình nhà trường" thành công ở nhiều mặt công tác. Đây là những minh chứng rõ nét nhất cho sự chủ động, tích cực của các nhà quản lý, giáo viên các nhà trường chủ động, bắt nhịp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Nhiều kinh nghiệm về "Phát triển Chương trình nhà trường" sẽ được hai vị khách mời chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến:
- Cô Lê Thị Loan – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Cô Nguyễn Hương Giang - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.