Giao lưu trực tuyến 'Giáo dục đại học cần tập trung vào ngành mũi nhọn'

GD&TĐ - "Giáo dục đại học cần tập trung vào ngành mũi nhọn” là chủ đề GLTT diễn ra trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử từ 9h ngày 18/10/2023.

Nhà báo Ngô Sỹ Nha, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Báo Giáo dục & Thời khu vực Việt Bắc tặng hoa hai khách mời tham gia buổi Giao lưu trực tuyến.
Nhà báo Ngô Sỹ Nha, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Báo Giáo dục & Thời khu vực Việt Bắc tặng hoa hai khách mời tham gia buổi Giao lưu trực tuyến.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

1. PGS.TS Ngô Như Khoa, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên

2. PGS.TS Nguyễn Danh Nam, Trưởng ban Ban Đào tạo, Đại học Thái Nguyên

Thời gian qua, Đại học Thái Nguyên đã đào tạo và cung cấp cho vùng và đất nước hàng trăm nghìn học viên, sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Phần lớn học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã nhanh chóng tìm kiếm được việc làm và phát huy tốt kiến thức vào thực tiễn sản xuất, quản lý và đời sống, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng và đất nước.

Tuy nhiên, bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức đối với các cơ sở giáo dục đại học, khi rất nhiều trường mở ngành nghề mới mà không đủ chất lượng, dẫn đến nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, gây lãng phí. Chính vì vậy, để khẳng định vai trò của Đại học Vùng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các cơ sở giáo dục thuộc Đại học Thái Nguyên cần xác định rõ vị trí và các ngành đào tạo mũi nhọn.

Tại buổi giao lưu, các khách mời sẽ cùng chia sẻ những câu chuyện, quan điểm, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học đặc biệt tập trung vào các ngành mũi nhọn.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo.

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Trưởng Ban Đào tạo Đại học Thái Nguyên.

PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Chủ tịch Hội đồng Trường Kỹ thuật Công nghiệp.

Bạn đọc

Bạn Ngô Mai Trang (Cao Bằng) :

Khi đã xác định được những ngành nghề mũi nhọn thì các cơ sở giáo dục đại học cần quan tâm và tập trung đầu tư những yếu tố nào để chất lượng đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất?

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Sinh viên Đại học Thái Nguyên trao đổi tại buổi giao lưu gặp gỡ với Đại sứ Canada tại Việt Nam.
Sinh viên Đại học Thái Nguyên trao đổi tại buổi giao lưu gặp gỡ với Đại sứ Canada tại Việt Nam.

Theo tôi, cần tập trung đầu tư vào các yếu tố sau:

- Đổi mới chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn quốc tế;

- Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ cao;

- Phát triển cơ sở vật chất, học liệu, phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ đào tạo;

- Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn thực hành – thực tập và khởi nghiệp cho sinh viên.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên, phát triển môi trường đào tạo mang tính quốc tế.

Bạn đọc

Bạn Mai Hoa (Bắc Giang) :

Đối với trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, nhà trường đang có những định hướng cụ thể ra sao về các ngành đào tạo mũi nhọn, thưa ông?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển 1 số ngành mũi nhọn.
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển 1 số ngành mũi nhọn.

Có thể nói, toàn bộ 21 ngành đào tạo hiện nay của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đều là các ngành chất lượng, người học vừa được nhận hệ thống giáo dục, đào tạo bài bản, nghiêm túc, vừa được các doanh nghiệp đón nhận. Con số thống kê 94% sinh viên tốt nghiệp của trường có việc làm ngay năm đầu tiên khi ra trường trong các năm qua đã phản ánh điều đó.

Tuy nhiên, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển 1 số ngành mũi nhọn, đó là các ngành mà trường xác định mang tính đón đầu xu thế của công nghiệp 4.0 trong thời gian sắp tới. Là các ngành mang tính liên ngành, giao thoa của các lĩnh vực Cơ – Điện – Điện tử - Tự động hóa và Tin học. Đây cũng là các lĩnh vực đào tạo truyền thống gần 60 năm của trường.

Một số ngành đang được Trường chú trọng phát triển như: Robot và trí tuệ nhân tạo, Ô tô điện, Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch.

Bạn đọc

Bạn Nguyenhoaianh@... :

Trong giai đoạn tới, Đại học Thái Nguyên có tập trung đào tạo các ngành mũi nhọn để khẳng định uy tín, vị thế của một Đại học Vùng hay không? Nếu có sẽ tập trung vào những ngành nghề đào tạo nào thưa PGS?
PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Đại học Thái Nguyên ưu tiên phát triển ngành đào tạo trọng điểm mang tính liên ngành, xuyên ngành...

Đại học Thái Nguyên ưu tiên phát triển ngành đào tạo trọng điểm mang tính liên ngành, xuyên ngành...

Trong thời gian tới, Đại học Thái Nguyên sẽ phát triển từ 3 đến 5 ngành đào tạo trọng điểm cho giai đoạn 2023-2030, ưu tiên phát triển ngành đào tạo trọng điểm mang tính liên ngành, xuyên ngành, phát huy được sức mạnh tổng hợp của đại học vùng.

Chương trình đào tạo của các ngành đào tạo trọng điểm phải mang tính tích hợp, có tính bền vững, có tính cạnh tranh với chương trình của các trường đại học trọng điểm ở trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Chương trình đào tạo phải tiếp cận chương trình đào tạo của các trường đại học có xếp hạng cao của thế giới, gắn với các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh để thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, kiến tạo môi trường học thuật đổi mới và sáng tạo.

Đại học Thái Nguyên triển khai lựa chọn một số ngành trọng điểm thuộc các lĩnh vực sau:

Lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp (chương trình đào tạo phải gắn với công nghệ cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, điều khiển và tự động hóa, trải nghiệm tại doanh nghiệp,…).

Lĩnh vực Công nghệ y sinh (chương trình đào tạo phải gắn với công nghệ sản xuất thuốc, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, điều khiển và tự động hóa, công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong y học, phát triển doanh nghiệp sản xuất dược liệu và các sản phẩm nông nghiệp,…).

Chương trình đào tạo gắn với các nhóm nghiên cứu về công nghệ sinh học, hóa dược, y sinh, nông lâm nghiệp, khoa học vật liệu,…

Lĩnh vực Khoa học xã hội, Ngôn ngữ và văn hóa (chương trình đào tạo phải gắn với việc phát triển kinh tế vùng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển vùng, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa vùng miền).

Lĩnh vực Công nghiệp - Công nghệ thông tin (chương trình đào tạo phải gắn với các sản phẩm công nghệ cao và được thương mại hóa, ứng dụng công nghệ trong giải quyết các vấn đề thực tiễn, hợp tác với các doanh nghiệp lớn,…).

Chương trình đào tạo gắn với các nhóm nghiên cứu mạnh về toán học, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, điều khiển và tự động hóa, cơ khí chế tạo máy,...

Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường (chương trình đào tạo phải gắn với giải quyết các vấn đề của quốc gia và vùng như: Biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng dụng GPS và viễn thám, bảo tồn tài nguyên thiên thiên).

Bạn đọc

Bạn Trang Lâm (Thái Nguyên) :

Việc đào tạo đại học một cách ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng dẫn sẽ đến những hệ lụy ra sao, thưa PGS?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tăng cường kết nối với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tăng cường kết nối với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Nếu vai trò quản lý vĩ mô về chất lượng đào tạo của Nhà nước đối với các trường công lập và ngoài công lập không nghiêm, sẽ dẫn đến môi trường giáo dục mất công bằng. Ví dụ sẽ có những cơ sở chạy theo lợi nhuận và dần biến thành nơi "Cấp bằng" là chủ đạo, thì đương nhiên sẽ hệ lụy khôn lường đối với quốc gia.

Bạn đọc

Bạn Hoangnguyenvu@.... :

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học đang chuyển đổi theo hướng tự chủ. Vậy, theo PGS tự chủ có phải là tự do đào tạo hay là nên tập trung đầu tư, đào tạo chuyên sâu những ngành mũi nhọn?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Tự chủ đại học là xu thế tất yếu của xã hội tiến bộ.
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu của xã hội tiến bộ.

Tự chủ đại học là xu thế tất yếu của xã hội tiến bộ, xu hướng này cho phép trường đại học nói riêng, giảng viên nói chung tự do phát triển về mặt chuyên môn, học thuật. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế bao gồm cả nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho giáo dục đại học, mức thu nhập của người dân nên công cuộc tự chủ của các trường đại học còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là các trường vừa phải lo phát triển năng lực đội ngũ và điều kiện dạy – học trong khi ngân sách nhà nước vồn đã rất hạn hẹp lại ngày một thu hẹp, nguồn thu từ học phí cũng không thể tăng đủ bù đắp theo tiêu chí toàn cầu hóa chất lượng đào tạo.

Chính vì thế trường đại học phải tìm cách giải quyết hài hòa 2 vấn đề: Vừa duy trì quy mô đào tạo ở mức phù hợp để đảm bảo điều kiện tồn tại, vừa tập trung đầu tư và phát triển các nhành mũi nhọn để thực hiện sứ mạng dẫn dắt xã hội và xây dựng thương hiệu của mình.

Bạn đọc

Bạn Thu Hà (Bắc Kạn):

Có một số ý kiến cho rằng hiện nay ở nước ta, nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập mải chạy theo “thị hiếu” của xã hội để tuyển sinh được nhiều mà không thật sự tập trung vào đào tạo theo đúng thế mạnh. PGS có quan điểm như thế nào về ý kiến trên?
PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS.TS Nguyễn Danh Nam.

PGS.TS Nguyễn Danh Nam.

Các trường đại học có xu hướng đa ngành, do đó không tránh được nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập chạy theo “thị hiếu” của xã hội để tuyển sinh được nhiều mà không thật sự tập trung đào tạo theo đúng thế mạnh.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học và sư phạm trên cơ sở bộ chuẩn các cơ sở giáo dục đại học.

Các trường đại học không đạt chuẩn sẽ bị giải thể hoặc sáp nhập để hình thành các đại học, trường đại học có chất lượng và hiệu quả đào tạo cao.

Bạn đọc

Bạn Hoangtrang777@... :

Có một số ý kiến cho rằng hiện nay ở nước ta, nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập mải chạy theo “thị hiếu” của xã hội để tuyển sinh được nhiều mà không thật sự tập trung vào đào tạo theo đúng thế mạnh. PGS có quan điểm như thế nào về ý kiến trên?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Việc đảm bảo chất lượng đầu ra là trách nhiệm và là giá trị thương hiệu mang tính bền vững của trường.
Việc đảm bảo chất lượng đầu ra là trách nhiệm và là giá trị thương hiệu mang tính bền vững của trường.

Về cơ bản, chủ trương của Bộ GD&ĐT là giáo dục đại học cũng phải hòa nhập với nền kinh tế thị trường. Theo đó, mỗi trường Đại học cũng sẽ vận hành theo cơ chế thị trường, như một doanh nghiệp đặc biệt. Vì vậy việc các trường chạy theo “thị hiếu” của xã hội – tức là đáp ứng nhu cầu học đại học của xã hội sẽ là xu thế tất yếu. Theo cơ chế này, nếu 1 trường đang đào tạo một nhóm ngành mã xã hội không có nhu cầu thì trường đó sẽ không có sinh viên đăng ký. Tuy nhiên, với các trường công lập có uy tín thì xu thế trên giống như 1 người giỏi cũng sẽ thành công khi phải đảm nhận 1 công việc dù không phải là năng khiếu của họ. Vì thế việc đảm bảo chất lượng đầu ra là trách nhiệm và là giá trị thương hiệu mang tính bền vững của trường nên chắc chắn sẽ có giải pháp phù hợp đáp ứng được các yếu tố, điều kiện đảm bảo chất lượng.

Bạn đọc

Bạn Thảo Vân (Thái Nguyên) :

Thưa PGS, công tác tuyển sinh năm 2023 của Đại học Thái Nguyên có những điểm gì mới và tập trung tuyển sinh vào những ngành nghề nào?
PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Năm 2023, Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 133 ngành đào tạo trình độ đại học với 15.932 chỉ tiêu và 21 ngành đào tạo trình độ cao đẳng với 1.100 chỉ tiêu.

Đại học Thái Nguyên tuyển sinh theo 5 phương thức chủ yếu: Xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng của các đơn vị đào tạo; xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023; xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ); xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sinh viên Trường Đai học Kỹ thuật Thái Nguyên (Đại học Thái Nguyên).
Sinh viên Trường Đai học Kỹ thuật Thái Nguyên (Đại học Thái Nguyên).

Năm 2023, Đại học Thái Nguyên tập trung vào tuyển sinh các ngành mới mở, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động như: Kiến trúc (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp); Trung Quốc học, Hàn Quốc học (Trường Đại học Khoa học);

Các ngành phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0 (Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông: Công nghệ ô tô và giao thông thông minh, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và Robot, Thương mại điện tử, Kinh tế số, Thiết kế đồ họa,…);

Các ngành có tính liên ngành như: Dược liệu và hợp chất thiên nhiên (Trường Đại học Nông Lâm), Kỹ thuật Y sinh (Trường Đại học Khoa học), Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử và Địa lý (Trường Đại học Sư phạm);

Ccác ngành song ngữ: Song ngữ Anh – Hàn, Song ngữ Anh – Trung, Song ngữ Trung – Hàn, Song ngữ Anh – Nga,…; các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: Sư phạm Toán học, Giáo dục Tiểu học – Tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm và các chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế.

Bạn đọc

Bạn Giabao123@ :

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2018, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai tỷ lệ cử nhân có việc làm (trong 1 năm kể từ khi tốt nghiệp). Đây được xem là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và đánh giá, xếp hạng đại học. PGS có nhận định như thế nào về yêu cầu trên?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Công khai tỷ lệ cử nhân có việc làm khiến sinh viên xác định được ngành học và nhu cầu thị trường lao động.

Công khai tỷ lệ cử nhân có việc làm khiến sinh viên xác định được ngành học và nhu cầu thị trường lao động.

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2018, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai tỷ lệ cử nhân có việc làm . Đây là việc rất có ý nghĩa, bởi công khai các thông tin này thì người học có căn cứ xác định được ngành học mà người học đăng ký có cơ hội việc làm hay không? Học ngành ấy ở trường đó có dễ xin việc hay không? Và đây cũng chính là cơ sở để Nhà nước định hướng được xu thế nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Bạn đọc

Bạn Hoailuong112@...:

Xã hội ngày càng phát triển, thị trường ngày càng đòi hỏi cao hơn trong việc cung ứng nguồn nhân lực, do đó Đại học Thái Nguyên đã có những giải pháp ra sao để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực?
PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Đại học Thái Nguyên xây dựng chiến lược huy động tối đa các nguồn lực và lợi thế của đại học vùng để xây dựng môi trường đào tạo chất lượng cao, linh hoạt và hội nhập; thu hút được sinh viên quốc tế;

Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo theo hướng đạt chuẩn khu vực và quốc tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Thiết lập các mô hình hợp tác nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo; chủ trì thực hiện các chương trình lớn về khoa học và công nghệ cho vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Đại học Thái Nguyên thường xuyên phát triển các quan hệ hợp tác bao gồm cả hợp tác quốc tế và hợp tác giữa các chương trình định hướng chất lượng cao.
Đại học Thái Nguyên thường xuyên phát triển các quan hệ hợp tác bao gồm cả hợp tác quốc tế và hợp tác giữa các chương trình định hướng chất lượng cao.

Các giải pháp cụ thể như: Đổi mới công tác quản lý đào tạo theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại; triển khai các giải pháp đồng bộ để xây dựng môi trường văn hoá của trường đại học theo hướng: học thuật, dân chủ, sáng tạo và thân thiện;

Đổi mới chương trình đào tạo theo tiếp cận hiện đại; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, phân tích tình hình và dự báo xu hướng phát triển các ngành đào tạo trên thế giới, từ đó xây dựng chiến lược phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Chuẩn hóa chương trình đào tạo dựa trên khung trình độ quốc gia Việt Nam và khung tham chiếu trình độ ASEAN; tập trung hỗ trợ và khuyến khích phù hợp đối với việc phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở các lĩnh vực ưu tiên (như công nghệ thông tin, du lịch, nông nghiệp xanh,...) đào tạo nguồn nhân lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Phát triển các quan hệ hợp tác bao gồm cả hợp tác quốc tế và hợp tác giữa các chương trình định hướng chất lượng cao của Đại học Thái Nguyên; thực hiện trao đổi sinh viên chương trình định hướng chất lượng cao với các trường đại học uy tín quốc tế, giữa chương trình định hướng chất lượng cao của Đại học Thái Nguyên trong hai năm đầu;

Tăng cường tính liên thông giữa các ngành/nghề đào tạo; từng bước tạo điều kiện cho sinh viên được học theo triết lý giáo dục khai phóng, cá nhân hóa và học tập suốt đời.

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm của nền giáo dục thông minh vào giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, nhằm phát triển các trường đại học thành viên theo định hướng đại học nghiên cứu, với mô hình đại học thông minh mang đặc trưng của nền giáo dục trong kỷ nguyên mới, đó là: sáng tạo - liên ngành - kết nối - công nghệ giáo dục.

Bạn đọc

Bạn Tố Uyên (Hà Giang):

Thưa PGS, trong những năm trở lại đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường là bao nhiêu %? Trong đó, sinh viên ra trường làm đúng chuyên ngành chiếm bao nhiêu %? Tập trung chủ yếu trong những lĩnh vực nào?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tham gia ngày hội tuyển dụng.

Sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tham gia ngày hội tuyển dụng.

Những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường trong những năm gần đây thường trên 50%. Sinh viên ra trường làm đúng chuyên ngành trên 90%.

Bạn đọc

Bạn Vantrang8888@..... :

Thưa ông, trong 3 năm trở lại đây, Đại học Thái Nguyên đã mở/ đóng mới bao nhiêu ngành đào tạo, đó là những ngành nào?
PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Đại học Thái Nguyên mở mới khoảng 20 ngành đào tạo trình độ đại học trong 3 năm trở lại đây.
Đại học Thái Nguyên mở mới khoảng 20 ngành đào tạo trình độ đại học trong 3 năm trở lại đây.

Trong 3 năm trở lại đây, Đại học Thái Nguyên đã mở mới khoảng 20 ngành đào tạo trình độ đại học, 5 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 5 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Các ngành có số lượng tuyển sinh tốt như Hàn Quốc học, Trung Quốc học, Công nghệ Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Ngôn ngữ Trung Quốc, Điều dưỡng, Kinh doanh quốc tế,…

Bên cạnh đó, có 17 ngành đào tạo của các trường cũng bị dừng tuyển sinh hoặc đóng ngành để đảm bảo chất lượng đào tạo của Đại học Thái Nguyên.

Các ngành bị dừng tuyển sinh hoặc đóng ngành do không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy đinh tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện mở ngành và duy trì ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Bạn đọc

Bạn Phương Trang (Lạng Sơn) :

Ông có thể cho biết, năm học 2023 – 2024, trường đã tuyển sinh được bao nhiêu chỉ tiêu? Trong đó, ngành nào được xem là ngành học có tỷ lệ sinh viên đăng ký đông nhất?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Năm học 2023 - 2024, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tuyển sinh được trên 2.000 sinh viên.

Năm học 2023 - 2024, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tuyển sinh được trên 2.000 sinh viên.

Năm học 2023 - 2024, nhà trường tuyển được 2135 sinh viên đại học chính quy và hơn 400 sinh viên hệ đào tạo từ xa. Trong đó, ngành có tỷ lệ đăng ký đông nhất hiện nay tập trung vào một số ngành thuộc lĩnh vực điện, điện tử và tự động hóa.

Bạn đọc

Bạn Maichi98@.... :

Đại học Thái Nguyên là một trong những đơn vị có số lượng đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất cả nước, giữ vai trò then chốt trong hệ thống giáo dục đại học. Xin PGS chia sẻ về công tác đào tạo của Đại học Thái Nguyên trong công cuộc phát triển nhân lực của tỉnh cũng như cả nước?
PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Những năm gần đây, hàng năm có khoảng 6.000 - 8.000 thí sinh 15 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc trúng tuyển vào Đại học Thái Nguyên.
Những năm gần đây, hàng năm có khoảng 6.000 - 8.000 thí sinh 15 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc trúng tuyển vào Đại học Thái Nguyên.

Đại học Thái Nguyên đang tổ chức đào tạo 142 ngành đào tạo trình độ đại học với trên 250 chương trình đào tạo, 63 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 32 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, 20 ngành đào tạo chuyên khoa y dược, 4 ngành đào tạo bác sĩ nội trú và 25 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, trong đó, nhiều ngành truyền thống đang tuyển sinh tốt, được tiếp tục đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo.

Bên cạnh các ngành đào tạo đại trà, Đại học Thái Nguyên đang triển khai 9 chương trình tiên tiến, 6 chương trình chất lượng cao và 15 chương trình đào tạo trọng điểm định hướng chất lượng cao.

Các chương trình này do các đơn vị đào tạo của Đại học Thái Nguyên thiết kế, xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo đang được áp dụng ở trường đại học có uy tín ở trong nước và nước ngoài và được giảng dạy phần lớn khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Theo thống kê, trong những năm gần đây, số lượng thí sinh trúng tuyển đại học chính quy vào Đại học Thái Nguyên của 15 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc hàng năm từ 6.000 - 8.000 sinh viên, trong đó riêng tỉnh Thái Nguyên từ 3.200 – 4.400 sinh viên, chiếm 40 - 49% số sinh viên vào học của Đại học Thái Nguyên hàng năm.

Số sinh viên tốt nghiệp Đại học Thái Nguyên đã góp phần cung cấp nhân lực cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.

Về đào tạo trình độ sau đại học, trong giai đoạn 5 năm gần đây, số lượng thí sinh trúng tuyển thạc sĩ vào Đại học Thái Nguyên của 15 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc là gần 6.000 người, chiếm trên 76,11% số người trúng tuyển vào học thạc sĩ tại Đại học Thái Nguyên. Trong đó, riêng số thí sinh trúng tuyển của tỉnh Thái Nguyên khoảng 2.500 người (chiếm hơn 40% số người học thạc sĩ của vùng).

Số lượng và tỷ lệ người học thạc sĩ của tỉnh Thái Nguyên khá cao đã thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của các cấp chính quyền, ban ngành địa phương, của cán bộ công chức, viên chức, người lao động đối với Đại học Thái Nguyên.

Bạn đọc

Bạn Hoanganh444@gmail.com:

PGS có thể mô tả ngắn gọn về quy mô, cơ sở vật chất và con người (giảng viên và sinh viên) thời điểm hiện tại của Đại học Thái Nguyên ?

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

PGS. TS Nguyễn Danh Nam

Đại học Thái Nguyên hiện có quy mô đào tạo 75.056 người.

Đại học Thái Nguyên hiện có quy mô đào tạo 75.056 người.

Đội ngũ viên chức, người lao động của Đại học Thái Nguyên hiện có 3.649 viên chức, người lao động, trong đó có 2.461 cán bộ giảng dạy.

Đội ngũ giảng viên có trình độ cao không ngừng lớn mạnh, gồm có 6 giáo sư, 127 phó giáo sư (đạt tỷ lệ 5,4% so với tổng số giảng viên), 876 tiến sĩ (đạt tỷ lệ 35,6% so với tổng số giảng viên); Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 95,0% so với số giảng viên còn lại (không tính giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên).

Về chức danh nghề nghiệp, toàn Đại học Thái Nguyên có 144 giảng viên cao cấp, 617 giảng viên chính, 1.325 giảng viên. Trên 98% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.

Quy mô đào tạo hiện nay của Đại học Thái Nguyên là 75.056 người, trong đó: Nghiên cứu sinh, bác sỹ chuyên khoa 2: 340 người; Thạc sĩ, chuyên khoa 1: 4.573 người; Bác sĩ nội trú: 279 người;

Thực thập sinh: 55 người; Đại học: 62.960 người; Cao đẳng: 2.985; Trung cấp: 843 người; Hệ khác: 3.021 người.

Năm 2023, Đại học Thái Nguyên đã tuyển sinh gần 15.000 sinh viên học các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Bạn đọc

Bạn Trungkien33@ :

Là một trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên, hiện nay trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp có quy mô bao nhiêu sinh viên? Đào tạo trong những chuyên ngành nào, thưa ông?
PGS.TS Ngô Như Khoa

PGS.TS Ngô Như Khoa

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp là một trong những trường đại học có thương hiệu về đào tạo khối ngành kỹ thuật trực thuộc Đại học Thái Nguyên, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kỹ thuật lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp là một trong những trường đại học có thương hiệu về đào tạo khối ngành kỹ thuật trực thuộc Đại học Thái Nguyên, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kỹ thuật lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Quy mô nhà trường hiện nay khoảng trên 9400 sinh viên, trong đó Đại học chính quy trên 8000 sinh viên, hệ đào tạo từ xa trên 400, còn lại là các hệ đào tạo khác. Nhà trường đào tạo 4 ngành tiến sĩ, 7 ngành thạc sĩ, 21 ngành đại học và 03 ngành đào tạo hệ từ xa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.