Giao lưu trực tuyến ‘Đưa công nghệ lên núi’

GD&TĐ - 'Đưa công nghệ lên núi' là chủ đề giao lưu trực tuyến diễn ra trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử từ 9h00 đến 10h00 thứ Ba ngày 16/5.

Giao lưu trực tuyến ‘Đưa công nghệ lên núi’

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

-Bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;

-Thầy Bùi Minh Đức – Giáo viên Trường Tiểu học – THCS Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, giáo dục đào tạo trở thành 1 trong 8 ngành/lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số. Đây là cơ sở và động lực cho việc nghiên cứu, xây dựng các giải pháp, sản phẩm cho giáo dục được phát triển mạnh mẽ; là tiền đề tạo cơ chế cho việc ứng dụng rộng rãi tại các nhà trường.

Công nghệ thông tin đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.

Hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thể hiện rõ nét ở mỗi lớp học vùng cao. Học trò vùng khó, vùng dân tộc giờ đây tự tin lướt web, biết sử dụng phần mềm phục vụ việc học, tra cứu tài liệu. Những tiết học không biên giới kết nối bạn bè 5 châu, lan tỏa văn hóa vùng miền; giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, thêm tự hào về truyền thống quê hương…

Tại buổi giao lưu, các khách mời sẽ chia sẻ, giải đáp cùng bạn đọc về đặc thù giáo dục vùng khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số. Nỗ lực của thầy cô giáo, nhà trường và những trăn trở để học trò bớt thiệt thòi, tự tin tiến lên cùng công nghệ.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua Fanpage của Báo.

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Giáo viên Trường Tiểu học - THCS Phú Lương huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bạn đọc

Bạn hienpham.... @gmail.com:

Theo chỉ số của Bộ GD&ĐT đánh mức độ chuyển đổi số trong trường học, Trường Tiểu học - THCS Phú Lương đạt mức độ mấy, thưa thầy?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Với học sinh thì ở mức độ 2, tức là với khối TH và cả THCS thì cứ 2-3 học sinh ngồi/máy tính

Với nhà trường thì đã sử dụng các ứng dụng số để quản lí và lưu trữ thông tin.

Trường TH&THCS Phú Lương đã sử dụng các ứng dụng số để quản lí và lưu trữ thông tin.

Trường TH&THCS Phú Lương đã sử dụng các ứng dụng số để quản lí và lưu trữ thông tin.

Bạn đọc

Bạn Nganha@:

Trường tôi đang thực hiện đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin/chuyển đổi số theo Bộ chỉ số do Bộ GD&ĐT ban hành. Ngành Giáo dục Định Hóa đã thực hiện công việc trên? Bà đánh giá thế nào về mức độ đáp ứng các trường học trên địa bàn?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Hiện nay, phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Định Hóa đang tổ chức kiểm tra, đánh giá ngoài và công nhận mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp, cập nhật kết quả đánh giá trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và sẽ công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục trên Cổng thông tin điện và các phương tiện thông tin đại chúng.

Các trường học trên địa bàn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

Các trường học trên địa bàn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

Bạn đọc

Bạn Kientrung09@:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Vậy, thời gian tới giáo dục huyện Định Hóa sẽ có những mục tiêu, giải pháp nào để góp phần tạo bước đột phá, phát huy hiệu quả hệ thống trang thiết bị đã được đầu tư?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư và bố trí đầy đủ nguồn lực cho việc dạy học và ứng dụng CNTT, kiện toàn vị trí cán bộ chuyên trách CNTT; chỉ đạo các đơn vị trường tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm điện tử trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành, khuyến khích giáo viên hỗ trợ việc học tập của học sinh trên nền tảng CNTT đã có sẵn; tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh, sử dụng chữ ký số để ký văn bản...

Ngành giáo dục huyện Định Hóa từng bước ứng dụng hiệu quả CNTT hướng đến xây dựng nền giáo dục từng bước hiện đại.

Ngành giáo dục huyện Định Hóa từng bước ứng dụng hiệu quả CNTT hướng đến xây dựng nền giáo dục từng bước hiện đại.

Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục toàn huyện đã triển khai Hệ thống “Quản lý văn bản và điều hành” Viettel-iOffice và VNPT-iOffice, phần mềm quản lý tài chính (MISA), quản lý tài sản (MISA), cơ sở vật chất (MISA), quản lý cán bộ, công chức, viên chức, quản lý thiết bị giáo dục, phần mềm quản trị các trường học: Sổ điểm điện tử, học bạ điện tử từ cấp tiểu học và THCS (SMAS, Vnedu); triển khai chữ ký số 100% cán bộ quản lý trường học;… trường cấp tiểu học, THCS triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm Office 365...

Trong thời gian tới, phòng tiếp tục chỉ đạo các trường học tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo đơn vị trường cấp tiểu học, THCS chủ động phối hợp với các đơn vị cung ứng dịch vụ chữ ký số đăng ký chữ ký số cho cán bộ quản lý, giáo viên và đồng bộ với phần mềm học bạ điện tử, ký học bạ điện tử, hồ sơ điện tử, đảm bảo 100% giáo viên có chữ ký số và sử dụng chữ ký số trong thực hiện hồ sơ điện tử.

Triển khai các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến, ứng dụng mô hình lớp học ảo tại các đơn vị trường để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ, tin học; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, hướng đến xây dựng nền giáo dục từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục.

Bạn đọc

Bạn Thanh Hải – Hà Giang:

Sau gần 1 năm học, thầy đánh giá thế nào về sự tiến bộ của học sinh. Việc sử dụng thiết bị điện tử phục vụ dạy - học trực tuyến trong bối cảnh mới tại trường ra sao?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Từ việc rụt rè, nhút nhát khi tiếp cận máy tính, từ thao tác cầm và điều khiển chuột và gõ bàn phím đã được cải thiện rất nhiều. Sau một năm học, các em đều có sự tự tin, có kỹ năng tin học, nhiều em có tư duy logoc cao.

Thầy Bùi Minh Đức hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án STEM.

Thầy Bùi Minh Đức hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án STEM.

Trong thời điểm bùng dịch Covid-19, toàn trường tổ chức dạy và học trực tuyến, ban đầu việc kết nối vào MeetGoogle và Zoom hoặc Teams còn lúng túng, nhưng giờ đây những việc này đã trở nên khá dễ dàng và đa số các em đã làm chủ được.

Bạn đọc

Bạn Lanha@9999:

Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông sẽ quyết định sự thành công đối với nhiệm vụ chuyển đổi số. Vậy, đối với huyện Định Hóa, địa phương còn có điểm “trũng viễn thông”?…
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Từ năm 2022, huyện Định Hóa đã phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng 7 trạm thu phát sóng di động (BTS), nâng tổng số trạm trên địa bàn lên 115 trạm. Trong đó, những "điểm lõm" về sóng di động lâu năm như xóm Sự Thật, xã Quy Kỳ hay xóm Cà Đơ, xã Lam Vỹ đã được phủ sóng 4G.

Ngoài ra, địa phương tiếp tục rà soát các vị trí sóng yếu hoặc không có sóng để đề nghị Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) hỗ trợ trong xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn.

Hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thể hiện rõ nét ở mỗi lớp học vùng cao.
Hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thể hiện rõ nét ở mỗi lớp học vùng cao.
Bạn đọc

Bạn Nguyen ngoc@:

Đổi mới trong giảng dạy phải đồng thời với quản lý và quản trị trường học. Bà có thể chia sẻ giải pháp của ngành Giáo dục Định Hóa trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc trên?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Ngành giáo dục Huyện Định Hóa tích cực triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực.

Ngành giáo dục Huyện Định Hóa tích cực triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực.

Bám sát vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục huyện Định Hóa tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm như:

Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, an toàn thông tin, kỹ năng ứng dụng CNTT và triển khai dạy - học trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành.

Làm sạch cơ sở dữ liệu dùng chung ngành giáo dục phục vụ cho công tác quản lý, điều hành; công tác thống kê, kế hoạch và dự báo.

Xây dựng trục kết nối dữ liệu ngành giáo dục phục vụ khai thác dữ liệu đối với các ứng dụng, giải pháp CNTT trong toàn ngành.

Ứng dụng cơ sở dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của ngành giáo dục.

Xây dựng kho học liệu điện tử của ngành, hệ thống khảo sát, kiểm tra, đánh giá trực tuyến của ngành.

Điện tử hóa sổ điểm, học bạ học sinh; sổ quản lý văn bản đi đến của các cơ sở giáo dục.

Triển khai việc thu học phí, thanh toán chế độ chính sách cho người học không dùng tiền mặt trong tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Bạn đọc

Bạn Hiền Hải - Hải Phòng:

Tiếp cận công nghệ thông tin là một trong rào cản của quá trình xóa đói giảm nghèo bền vững. Đưa Tin học thành môn học bắt buộc được kỳ vọng góp phần xóa khoảng cách về tiếp cận và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài giảng dạy tin học trong nhà trường, theo thầy cần giải pháp gì để giải quyết tận gốc vấn đề?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Theo tôi, cần thực hiện song song việc Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cho CNTT, sao cho mọi người dân đều được tiếp cận công nghệ thông tin một cách thuận tiện nhất.

Đồng thời tăng cường nâng cao nhận thức của người dân, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạn đọc

Bạn Thu Cúc:

Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là điểm trừ với một số thầy cô, đặc biệt người có tuổi. Thầy đã lan tỏa kiến thức công nghệ thông tin đến đồng nghiệp thế nào?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Với việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết ôn tập, hoặc giờ khởi động, kiểm tra đầu giờ, tôi có giới thiệu đến các giáo viên trong trường về cách xây dụng chủ đề, xây dựng câu hỏi và cách tổ chức tiết học đó có sử dụng công nghệ, đa số thầy cô rất hưởng ứng và thực hiện thường xuyên, đem lại sự vui tươi hứng khởi cho mỗi tiết học.

Ví dụ: Thầy cô có thể sử dụng ứng dụng Whelofname (vòng quay may mắn) để lựa chọn học sinh lên bảng, hoặc sử dụng ứng dụng Quiziz để làm các bài kiểm tra 15 phút. Giáo viên không còn phải mất thời gian ngồi chấm bài trên giấy nữa mà thông qua trò chơi số câu trả lời đúng sai của học sinh đã được lưu lại, căn cứ vào các câu trả lời thì giáo viên sẽ cho điểm tương ứng. Đặc biệt, ứng dụng này còn so sánh được tỉ lệ học sinh trả lời đúng sai ở mỗi dạng câu hỏi.

Ngoài ra, khi giáo viên vào điểm trên hệ thống SMAS (sổ điểm điện tử), với phần nhập nhận xét khá lâu, đặc biệt là giáo viên có tuổi, tôi có hướng dẫn cách xuất file excel và sử dụng hàm để thao tác nhập nhanh hơn.

Nhà trường, tổ chuyên môn có xây dựng các chuyên đề liên quan về CNTT và tôi là người báo cáo. Tôi đã trình bày rất nhiều về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý.

Bạn đọc

Bạn Nguyennam88@:

Công nghệ thông tin không chỉ là học Tin học mà còn là việc ứng dụng vào soạn giáo án, giảng dạy, số hóa tài liệu học tập. Công việc trên được đội ngũ nhà giáo huyện Định Hóa thực hiện ra sao. Bà đánh giá thế nào về kết quả trong công tác giảng dạy học sinh?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Nhờ ứng dụng CNTT bài giảng của giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút học sinh hơn.

Nhờ ứng dụng CNTT bài giảng của giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút học sinh hơn.

Có thể nói năng lực thích ứng, học hỏi và thực hành ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Định Hóa rất tích cực. Trong bối cảnh phải chuyển trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến, ngành Giáo dục đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa kiên trì mục tiêu chất lượng và hoàn thành kế hoạch năm học.

Ngay cả khi dịch Covid-19 đã ổn định, đội ngũ cán bộ, giáo viên trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì sử dụng CNTT trong quản lý, xây dựng bài giảng. Nhờ đó bài giảng của giáo viên sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng áp dụng phương pháp dạy học thuyết trình, mỗi tiết học áp dụng CNTT sẽ thu hút được sự chú ý, tạo hứng thú cho học sinh qua đó, giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.

Bạn đọc

Bạn Huyền Lê:

Được biết thầy thành công khi kết hợp giữa Tin học và STEM. Hai môn này bổ trợ cho nhau thế nào trong việc phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Học sinh miền núi ở địa phương khác có thể áp dụng mô hình này không?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Những năm học vừa qua, Phòng GD&ĐT đã luôn tổ chức Cuộc thi sáng tạo sản phẩm giáo dục STEAM. Ngoài việc trao dồi kiến thức tin học thì các em còn được trải nghiệm thêm về lĩnh vực STEAM. Tôi rất vui vì học sinh của nhà trường đã được tiếp cận với cách học bằng hình thức STEM, STEAM này.

Bản chất của STEM là dạy học tích hợp liên môn, nhưng thực tế có thể thấy vai trò của môn Tin học đóng vai trò chủ đạo. Nhiều sản phẩm ứng dụng được thầy và trò xây dựng luôn đem đến kết quả cao trong các cuộc thi.

Để xây dựng được một chủ đề STEM, các em cần đến kỹ năng tìm kiếm thông tin (kỹ năng tin học) để có thể tìm được những nguồn tài liệu phục vụ cho dự án cho sản phẩm đang xây dựng.

Bạn đọc

Bạn Tonghaanh@.…:

Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định thành công trong ứng dụng công nghệ thông tin nhưng phần lớn nhà trường lại thiếu đội ngũ này. Như nơi tôi công tác, thiếu giáo viên nên sang học kỳ 2, học sinh lớp 3 làm quen với môn Tin học. Giáo dục Định Hóa có tình trạng trên. Bà có thể chia sẻ cách làm hay để đồng nghiệp học tập?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Khắc phục khó khăn do thiếu nguồn nhân lực phòng GD&ĐT huyện Định Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để bổ sung, tăng cường giáo viên Tin học cho các trường tiểu học trên địa bàn.

Khắc phục khó khăn do thiếu nguồn nhân lực phòng GD&ĐT huyện Định Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để bổ sung, tăng cường giáo viên Tin học cho các trường tiểu học trên địa bàn.

Năm học 2022 – 2023 sắp kết thúc, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện vẫn còn thiếu giáo viên tin học, thời gian qua, để khắc phục khó khăn trên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để bổ sung, tăng cường giáo viên Tin học cho các trường tiểu học trên địa bàn như ưu tiên tuyển dụng giáo viên dạy tin học, thực hiện điều động giáo viên dạy liên trường trong cùng cấp học, biệt phái, điều động giáo viên môn tin học cấp THCS theo thẩm quyền quản lý tham gia giảng dạy tại các trường tiểu học sau khi đã được tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chương trình, SGK môn học của cấp tiểu học.

Thực hiện quản lý, đánh giá giáo viên, có phương án hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên được điều động, biệt phái dạy liên trường, liên cấp học phù hợp với thực tế của địa phương và bảo đảm đúng quy định. Nhờ đó, về cơ bản đã khắc phục được việc bố trí giáo viên đứng lớp dạy Tin học cho học sinh.

Bạn đọc

Bạn Giáo viên công nghệ:

Qua Báo Giáo dục và Thời đại, tôi được biết thầy có sáng kiến "Tăng cường kỹ năng lập trình cho học sinh dân tộc thiểu số bằng ng ôn ngữ lập trình Scratch thông qua các buổi học ngoại khóa", thầy có thể nói rõ hơn về sáng kiến này?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, tôi từng bước cho các em thực hành, hướng dẫn, gợi mở những ví dụ đơn giản nhất dần dần đến nâng cao để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Học sinh vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận được tham gia vào các dự án lập trình.

Học sinh vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận được tham gia vào các dự án lập trình.

Trong sáng kiến đó, tôi có trình bày các giải pháp đưa ra để giúp các em học sinh vùng dân tộc thiểu số nói chung và học sinh trường tôi nói riêng được tiếp cận được tham gia và vào các dự án lập trình, từ đó nhằm nâng cao tính tư duy logic, đam mê khoa học máy tính ở mỗi em học sinh.

Giải pháp đó giúp học sinh mạnh dạn và tự tin hơn, truyền cảm hứng đam mê khám phá khoa học, phát triển tư duy và kỹ năng lập trình. Các em học sinh yêu thích môn học hơn, đặc biệt là lập trình không còn nặng về câu lệnh khó nhớ, thuật toán phức tạp… Nhờ đó nuôi dưỡng ước mơ trở thành lập trình viên trong tương lai, làm chủ khoa học máy tính, khoa học công nghệ.

Bạn đọc

Bạn Haanhnguyen@....:

Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo cho các em có đầy đủ trang thiết bị học tập, ngành Giáo dục có vận động, kêu gọi ủng hộ kinh phí mua tặng thiết bị điện tử cho học sinh hay không? Chương trình Sóng và máy tính cho em có đến được với học trò nơi đây?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động với phương châm “Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong học tập”, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã sớm triển khai và huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nội dung trong Chương trình.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trao tặng 20 bộ máy tính cho trường Tiểu học Trung Lương, huyện Định Hóa.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trao tặng 20 bộ máy tính cho trường Tiểu học Trung Lương, huyện Định Hóa.

Với số tiền vận động hơn 10 tỷ đồng, đã có hơn 4.300 thiết bị học tập đến được với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn để hành trình theo đuổi ước mơ tri thức của các em không bị gián đoạn bởi đại dịch.

Đối với huyện Định Hóa, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong chương trình máy tính cho em 845 học sinh trên địa bàn đã được hỗ trợ máy tính bảng và sim truy cập mạng internet nhằm giúp đỡ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để học tập tốt hơn.

Bạn đọc

Bạn thuthao:

Được biết học sinh Trường Tiểu học - THCS Phú Lương được tiếp cận với thiết bị kit học STEM Microbit. Sản phẩm công nghệ hiện đại này có tác dụng gì đối với học sinh? Tôi muốn cho học trò của mình tiếp cận thiết bị trên phải làm thế nào?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Trong giai đoạn năm học 2019-2020 các em học sinh Trường TH&THCS Phú Lương đã được tiếp cận với bộ kit lập trình Microbit. Ban đầu làm quen với mạch và điều khiển mạch, thực hiện một vài dự án nhỏ như bật tắt bóng đèn bằng ứng dụng microbit... đa số các em rất háo hức và yêu thích.

Từ những dự án nhỏ, dần dần các bạn trong CLB Tin học của trường đã mở rộng thêm các dự án liên quan. Các em đã có thể hiểu được về cảm biến (ánh sáng, nhiệt độ...).

Học sinh Trường TH&THCS Phú Lương được tiếp cận với bộ kit lập trình Microbit.

Học sinh Trường TH&THCS Phú Lương được tiếp cận với bộ kit lập trình Microbit.

Trong giai đoạn này, nhà trường được tổ chức Quỹ Dariu cho mượn thiết bị (mạch, các cảm biến…) để thầy trò nghiên cứu và tham gia các sản phẩm dự thi do Quỹ phát động và đều có giải thưởng.

Hiện nay ngoài mạch Microbit, các em học sinh đang được tiếp cận thêm một dạng mạch lập trình nữa đó là Yolo:bit, lập trình trên môi trường của OhStem.

Bạn đọc

Bạn Hadieplc@…:

Lập trình là môn học khó. Làm sao để cuốn hút học sinh miền núi học lập trình? Học xong lập trình, các em sẽ có cơ hội việc làm thế nào?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Đặc thù của chương trình lớp 8 hiện tại là học lập trình Pascal, hơi khô khan và nhàm chán với đa số học sinh, chỉ có số ít tiếp thu và thực hiện giải được các bài toán.

Nhưng với lập trình kéo thả Makecode, Scratch... các em không cần nhớ chi tiết các lệnh như khi gõ, các em kéo thả các khối lệnh để có thể điều khiển được một nhân vật hay một sự kiện điều khiển thiết bị nào đó nên các em rất hứng thú, thao tác nhanh.

Việc vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo giúp các em đỡ nhàm chán và hình thành kỹ năng lập trình và tư duy logic. Từ đây, các em sẽ bắt đầu hình thành suy nghĩ về năng lực công nghệ trong tương lai, định hướng nghề nghiệp như: Lập trình viên, kỹ sư phần mềm, ngành công nghệ thông tin….

Bạn đọc

Bạn Haipham1709@.…:

Vùng khó thiếu thốn trăm bề, quá trình đưa công nghệ thông tin tới học sinh trên địa bàn có những thuận lợi và khó khăn gì?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa đã chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Định Hóa có tỷ lệ học sinh được tiếp cận CNTT là trên 85%.

Định Hóa có tỷ lệ học sinh được tiếp cận CNTT là trên 85%.

Đến nay, các trường đều đã được trang bị phòng máy tính phục vụ việc học bộ môn Tin học, máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy học được áp dụng; giáo viên đều sử dụng thành thạo phần mềm Powerpoint để thiết kế giáo án, khai thác tốt nguồn tài liệu trên internet; thực hiện soạn giáo án trên máy tính và có sử dụng trình chiếu trong các tiết học; tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT, qua đó góp phần nâng cao năng lực của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn như cơ sở vật chất chưa được đồng bộ, nhiều vùng trũng sóng kém và vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên.

Bạn đọc

Bạn thehien...@gmail.com:

Là giáo viên trẻ người dân tộc thiểu số, thầy làm cách nào để có thể tích lũy những kiến thức công nghệ thông tin để ứng dụng vào giảng dạy? Thầy có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Qua các buổi tập huấn về “Tăng cường kỹ năng CNTT cho giới trẻ hội nhập và phát triển - YouthSpark Digital Inclusion”, tôi thực sự cuốn hút và luôn học hỏi trao dồi kiến thức. Đặc biệt là sử dụng các ứng dụng web vào giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh như Kahoot, Quizizz, Whelofnames…

Thầy Bùi Minh Đức có nhiều sáng kiến trong dạy Tin học.

Thầy Bùi Minh Đức có nhiều sáng kiến trong dạy Tin học.

Những ngày đầu, tôi mạnh dạn sử dụng ứng dụng Kahoot vào bài giảng để tăng tính tương tác và hứng thú của học sinh, tôi thu được kết quả rất bất ngờ khi 100% học sinh tham gia và cho kết quả tốt.

Từ những tiết học tương tác đó, tôi còn nắm được kết quả phần nào học sinh nắm chắc, phần nào học sinh còn trả lời sai nhiều để tôi củng cố lại kiến thức phần đó.

Hiện nay, có khá nhiều kênh để giáo viên học tập và trao dồi thêm kiến thức cho bản thân nên việc nghiên cứu và học tập kiến thức mới phục vụ cho công tác giảng dạy luôn được tôi quan tâm.

Bạn đọc

Bạn Haanhnguyen@.…:

Nơi tôi công tác thuộc vùng khó nên còn nhiều học sinh chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin. Tại Định Hóa, học sinh có được tiếp cận với công nghệ hiện đại?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại huyện Định Hóa có tỷ lệ học sinh được tiếp cận CNTT là trên 85% tuy nhiên tỷ lệ học sinh được tiếp cận thường xuyên, tiếp cận với công nghệ hiện đại là thấp.

Định Hóa là huyện miền núi còn nhiều khó khăn tuy nhiên tất cả các điểm trường chính đều đã được kết nối internet do đó việc ứng dụng CNTT trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Định Hóa là huyện miền núi còn nhiều khó khăn tuy nhiên tất cả các điểm trường chính đều đã được kết nối internet do đó việc ứng dụng CNTT trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Bạn đọc

Bạn matbiec...@gmail.com:

Đời sống khó khăn, hầu hết học sinh ở nhà chưa có máy tính, chưa được tiếp cận với tin học mà chỉ được học ở trường. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học cho các em, thưa thầy?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Đúng vậy, trên địa bàn chỉ có số ít học sinh là con em của công chức, viên chức có điều kiện tiếp cận máy tính, công nghệ. Tuy nhiên, đa số là các em vẫn chưa có có máy tính ở nhà. Chủ yếu các em mới chỉ được học ở trường nên nhiều em còn yếu và còn chậm về kỹ năng sử dụng máy tính như thao tác với chuột, gõ phím, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet...

Từ những khó khăn đó, bản thân là giáo viên nên tôi thường tổ chức các buổi ngoại khóa theo từng lớp, từng nhóm để các em có thêm thời gian học và tiếp xúc với máy tính

Ngoài ra, tôi có sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch để tạo ra phần mềm luyện tập chuột và luyện gõ bàn phím để các em vừa được học vừa được chơi trong các tiết lồng ghép.

Bạn đọc

Bạn Yennhi88@…:

Hiện học sinh ở nơi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, việc tiếp cận với kiến thức thông qua công nghệ thông tin khá hiệu quả. Vậy, đối với các trường học trên địa bàn huyện Định Hóa, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang được triển khai ra sao?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Hiện nay, tất cả các nhà trường ở điểm chính trên địa bàn huyện Định Hóa đều được kết nối internet, vì vậy việc ứng dụng CNTT trở nên thuận lợi hơn. Thông qua ứng dụng CNTT, công tác quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập thuận lợi hơn, giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học...

Tuy nhiên, việc giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học còn gặp một số khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học.

Để khắc phục khó khăn thầy và trò các trường đã linh hoạt sử dụng các trang thiết bị dạy học.

Để khắc phục khó khăn thầy và trò các trường đã linh hoạt sử dụng các trang thiết bị dạy học.

Bạn đọc

Bạn Thaotrangtran12@.…:

Để đổi mới giáo dục và triển khai Chương trình GDPT 2018 thành công, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy là một trong những điều kiện cần thiết. Với nhiều trường vùng khó, nguồn lực không bảo đảm vậy địa phương đã có những giải pháp nào để hỗ trợ việc dạy và học?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Hiệu quả của việc học tin học, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học ở các nhà trường đã và đang trở thành xu thế tất yếu của ngành giáo dục. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, việc đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc học tin học, ứng dụng CNTT ở huyện miền núi còn nhiều hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa, Thái Nguyên.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa, Thái Nguyên.

Đối với huyện Định Hóa, điều kiện ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy tại một số nhà trường chưa thực sự thuận lợi, nhất là về cơ sở vật chất, phòng máy của một số trường hiện thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Do hệ thống máy có cấu hình thấp, hay hỏng, ít được bổ sung, sửa chữa, thay thế nên để đảm bảo cho việc dạy và học các trường đã linh hoạt chia thành các ca học, sắp xếp lịch thực hành không chồng chéo, bên cạnh đó chia học sinh thành nhóm từ 3 – 4 em chung một máy. Đối với hệ thống máy chiếu và tivi, do chưa được đồng bộ nên các giáo viên sẽ thay phiên và sắp xếp lịch giảng dạy cho hợp lý.

Bạn đọc

Bạn Phương Viễn (Cao Bằng):

Tin học công nghệ học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 là cơ hội và cũng là thách thức với trường vùng khó. Nơi tôi công tác, thiếu cả phòng học lẫn giáo viên. Vậy cơ sở vật chất phục vụ dạy môn Tin học và Công nghệ thông tin của trường thầy thế nào, có đảm bảo để thực hiện Chương trình GDPT mới hay không?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Theo lộ trình của chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, Tin học là một môn học bắt buộc từ lớp 3. Dù điều kiện tuy còn khó khăn, song nhà trường cũng được các ban ngành, đơn vị tổ chức hỗ trợ và tài trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đặc biệt là trang bị phòng học Tin học.

Thầy Bùi Minh Đức trong giờ dạy Tin học với học sinh Trường TH&THCS Phú Lương.

Thầy Bùi Minh Đức trong giờ dạy Tin học với học sinh Trường TH&THCS Phú Lương.

Hiện nay Trường TH&THCS Phú Lương có 3 chi điểm trường. Mỗi chi đều có phòng tin học, mỗi phòng từ 12 -16 máy tính, máy chiếu, tivi màn hình lớn... bước đầu đảm bảo về điều kiện giảng dạy và học tập.

Bạn đọc

Bạn Tonghaanh@.…:

Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số, thời gian qua, các cấp, ngành đã dành sự quan như thế nào để hỗ trợ ngành Giáo dục huyện Định Hóa đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin?
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài

Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số, ngày 31/12 hàng năm là ngày chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên. Tại huyện Định Hóa, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các cấp, các ngành luôn quan tâm dành nguồn lực đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục.

100% các trường học trên địa bàn huyện có phòng máy, trên 50% các lớp học được trang bị Tivi phục vụ hoat động dạy và học.

Các cơ sở giáo dục trang bị các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, các hoạt động giáo dục

Các cấp, các ngành luôn quan tâm dành nguồn lực để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Các cấp, các ngành luôn quan tâm dành nguồn lực để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Bạn đọc

Bạn Trinhnguyen…@gmail.com:

Đóng chân tại địa bàn khó khăn của tỉnh Hòa Bình, điều kiện giảng dạy và đời sống của người dân địa phương thế nào, thưa thầy?
Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức

Thầy Bùi Minh Đức giao lưu trực tuyến với độc giả Báo Giáo dục và Thời đại.

Thầy Bùi Minh Đức giao lưu trực tuyến với độc giả Báo Giáo dục và Thời đại.

Trường TH&THCS Phú Lương đóng tại xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình - một trong những vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Nơi đây cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn về kinh tế. Cũng vì vậy mà điều kiện học tập của học sinh chưa được đầy đủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ