Giao lưu trực tuyến “Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK mới: Nắm chắc, hiểu sâu”

“Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới: Nắm chắc, hiểu sâu” là chủ đề giao lưu trực tuyến trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử từ 9h30 - 11h00 ngày 23/7/2021.

Giao lưu trực tuyến “Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK mới: Nắm chắc, hiểu sâu”

Chương trình có sự tham gia của 3 khách mời:

Ông Đỗ Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, Lào Cai;

Thầy Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình;

Cô Trần Thị Thu Hà, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Quyền, TP Kon Tum, Kon Tum.

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), tính đến 30/6/2021, đã có 31 ngàn giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán hoàn thành 3 mô đun bồi dưỡng (mô đun 1, 2, 3) - đạt 100% khối lượng công việc.

Với đội ngũ đại trà, đã có 23.051 giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành 2 mô đun và 431.671 giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành 3 mô đun.

Theo kế hoạch, sẽ hoàn thành bồi dưỡng mô đun 4 trước 15/9/2021; hoàn thành mô đun 5 và 9 trước 31/10/2021.

Tham gia bồi dưỡng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được truy cập các chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các nguồn học liệu thông qua hệ thống CNTT.

Mỗi mô đun bồi dưỡng, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông có tối thiểu có 5 ngày tự học, tự nghiên cứu; sau đó sẽ có 3 ngày để tập huấn trực tiếp - dưới hình thức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường/cụm trường để trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, thắc mắc và 7 ngày ôn lại, làm bài tập kiểm tra đánh giá. Biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, giáo viên tự học là chính.

Cùng với bồi dưỡng triển khai chương trình mới theo các mô đun, tại các trường tiểu học, trung học cơ sở còn triển khai bồi dưỡng về sách giáo khoa mới theo chương trình của nhà xuất bản. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, hầu hết việc bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Trong bối cảnh đặc biệt của năm nay, công tác tập huấn được triển khai có hiệu quả ra sao? Khó khăn gặp phải là gì? Kinh nghiệm của cơ sở, ngành Giáo dục địa phương trong triển khai hoạt động này sẽ được chia sẻ tại giao lưu trực tuyến.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây hoặc gửi hộp thư email: gdtddientu@gmail.com

Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Phó GĐ Sở GD&ĐT Lào Cai, Lào Cai

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình

Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

GV Trường Tiểu học Ngô Quyền, TP Kon Tum, Kon Tum

Bạn đọc

Bạn lehoa@:

Thưa cô, đối với chương trình mới cho phép giáo viên đánh giá học sinh một cách linh hoạt, dựa trên phẩm chất, năng lực người học. Cách đánh giá này có làm khó giáo viên không?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà cùng các em học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền trang trí lớp học nhân dịp Tết Nguyên đán.
Cô Trần Thị Thu Hà cùng các em học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền trang trí lớp học nhân dịp Tết Nguyên đán.

Việc đánh giá học sinh một cách linh hoạt, dựa trên phẩm chất, năng lực người học thực chất không hề làm khó cho giáo viên. Ngược lại còn giúp GV có được sự chủ động, đánh giá được cụ thể, mang tính khích lệ cao, phù hợp với học sinh Tiểu học. Tuy nhiên, để đánh giá được linh hoạt như vậy, đòi hỏi cao hơn ở người GV, nhất là phải có kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp cùng với sự tinh tế và khéo léo.

Theo tôi, giáo viên cần đánh giá học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện, kể cả các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm. Đặc biệt, chú ý khích lệ từng sự tiến bộ từ nhỏ đến lớn của học sinh.

Bạn đọc

Bạn Bichngoc@...:

Sau bồi dưỡng trực tuyến cùng các nhà xuất bản, Lào Cai có tổ chức bồi dưỡng thêm ở cấp Sở, Phòng, cấp trường… để giúp giáo viên vững vàng nhất khi bước vào triển khai CT, SGK mới?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 112/KH-SGD&ĐT ngày 20/6/2021 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hè năm 2021 và năm học 2021 – 2022.

Trong kế hoạch đã yêu cầu nhà trường giao nhiệm vụ tự nghiên cứu, bồi dưỡng cho giáo viên. Dự kiến, nếu tình hình dịch Covid 19 diễn biến không phức tạp như hiện nay ở Lào Cai thì sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 6 vào đầu tháng 8.

Mặt khác, ngoài đội ngũ cốt cán của tỉnh tham gia tổ chức bồi dưỡng, Sở GD&ĐT sẽ mời thêm các chuyên gia là tác giả của chương trình, SGK GDPT 2018 giải đáp thắc mắc, tham gia tập huấn trực tiếp, trực tuyến để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, giúp giáo viên vững vàng nhất khi bước vào triển khai CT, SGK năm 2018.

Bạn đọc

Bạn Trường Hải – Quảng Ninh:

Chia sẻ về vai trò của lãnh đạo nhà trường, một chuyên gia cho rằng, người hiệu trưởng có thể hỗ trợ giáo viên đổi mới trong dạy học bằng chính cơ chế, chính sách của mình như bồi dưỡng giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường làm việc hợp tác, khen thưởng động viên những thành tích mà giáo viên đạt được... Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến này. Cần tạo điều kiện để ghi nhận thành tích của thầy cô; lắng nghe và sử dụng những ý kiến đóng góp, xây dựng một môi trường làm việc đầy cảm hứng, khích lệ sự đóng góp của thầy cô vào công việc phục vụ nhà trường, phục vụ cộng đồng. Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về tài chính để các thầy cô tham gia học tập, bồi dưỡng; Xây dựng môi trường làm việc hợp tác, thân thiện. Tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường cơ sở vật chất, huy động xã hội hóa... Cái chính là, bằng nội lực của mình, đội ngũ cán bộ giáo viên phải sáng tạo, vượt khó, chủ động vươn lên, từng bước khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Bạn đọc

Bạn Truonglong@...:

Từ những đợt bồi dưỡng, cô rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân để thực hiện chương trình mới hiệu quả, chất lượng. Để thực hiện thành công Chương trình, SGK mới, phụ huynh cần làm gì để đồng hành tốt nhất với giáo viên?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Trong quá trình thực hiện chương trình GDPT 2018, mặc dù bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi nhận thức được rằng, bất cứ công việc gì để thực hiện tốt cần phải nghiên cứu và học hỏi. Mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải sẵn sàng tiếp cận cái mới, cái tích cực, vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp. Qua đó, phát huy được khả năng tiềm tàng của mỗi HS để giúp cho các em có sự tiến bộ, phát triển toàn diện.

Để chương trình, SGK mới triển khai thành công, GV chúng tôi rất cần sự đồng hành của các bậc phụ huynh. Do đó, mỗi phụ huynh cần thường xuyên phối hợp với giáo viên, nắm được quan điểm giáo dục, nội dung chương trình con em mình đang học. Trong các buổi họp, phụ huynh cần chủ động trao đổi với GV để cùng nhà trường có biện pháp giáo dục phù hợp đối với con em mình. Qua đó, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, tích cực ở trường cũng như ở nhà.

Bạn đọc

Bạn hnbinhanh@...:

Ông có đề xuất gì đối với các cấp lãnh đạo để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 6 nói chung, hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm triển khai chương trình mới được thuận lợi hơn?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Về đội ngũ: Các trường sư phạm cần đào tạo giáo viên dạy các môn tích hợp. Trước mắt, nên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn 2 (tín chỉ) cho giáo viên dạy tích hợp. Ví dụ: Giáo viên Vật lí học chuyên môn 2 Công nghệ...

Về cơ sở vật chất: Cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cho các nhà trường.

Tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến các cấp, các ngành, tới toàn thể nhân dân...

Về bồi dưỡng: Các tác giả sách giáo khoa, tác giả tham gia xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tiếp tục tương tác, giải đáp các ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhất là khi đã vào dạy lớp 6 năm học tới. Tiếp tục trao đổi, chia sẻ các thông tin tư liệu cần thiết cho giáo viên; ví dụ như kế hoạch giáo dục, giáo án, để thầy cô học tập, tham khảo, vận dụng, tránh tình trạng mua bán kế hoạch, giáo án trên mạng xã hội…

Bạn đọc

Bạn Huongthanh@...:

Những đổi mới trong bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng SGK mới chắc chắn gây áp lực cho thầy cô. Là người quản lý, thầy có thể cho biết giáo viên tại Trường THCS Thụy Liên bắt nhịp chương trình như thế nào?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Nhà trường đã truyền đạt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên; xây dựng kế hoạch, phân công chuyên môn cho năm học 2021-2022. Giáo viên đã chủ động, tích cực tham gia đầy đủ nghiêm túc các lớp tập huấn bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT, Sở/phòng GD&ĐT tổ chức. Trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi, thảo luận về xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể...

Bạn đọc

Bạn minh9anh@...:

Sở GD&ĐT lưu ý gì đối với đội ngũ giáo viên Lào Cai tham gia triển khai CT, SGK mới sau bồi dưỡng?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Phòng chuyên môn của Sở, và GV sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát
Phòng chuyên môn của Sở, và GV sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát

 

Tăng cường tự học, tự nghiên cứu để có hiểu biết sâu sắc về chương trình, sách giáo khoa GDPT 2018.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Tổ chức giờ học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; chú trọng rèn khả năng tự học, tìm tòi sáng tạo của học sinh…

Tích cực trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp để cùng hiểu rõ, tháo gỡ các vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thực hiện nghiêm các yêu cầu để nâng cao hiệu quả của các đợt tập huấn (thí dụ thực hiện tốt quy định: 5 ngày tự học qua LMS, 3 ngày bồi dưỡng trực tiếp, 7 ngày tự hoàn thành bài học qua LMS).

Bạn đọc

Bạn Minhngo9x@...:

Với chương trình mới, SGK không còn là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu tham khảo quan trọng. Tinh thần này được quán triệt và triển khai đến đội ngũ giáo viên nhà trường thế nào?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên sinh hoạt chuyên môn.
Giáo viên Trường THCS Thụy Liên sinh hoạt chuyên môn.

Đối với chương trình hiện hành, giáo viên chỉ cần sách giáo khoa là có thể dạy và kiến thức cơ bản, nội dung kiểm tra, thi cử của học sinh đều nằm trong sách giáo khoa.

Tuy nhiên, đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa chỉ là tài liệu; chương trình mới là điều mà thầy cô giáo phải chú trọng. Nội dung kiến thức phổ thông nằm trong chương trình môn học.

Thứ nhất: Mỗi giáo viên đã chủ động đọc - tìm hiểu một cách thấu đáo chương trình môn học; nhất là đối với môn học, cấp học của mình đã được Bộ GD&ĐT ban hành, bởi đó là nội dung cơ bản nhất mà mình sẽ đảm nhận trong giảng dạy.

Thứ hai: Mỗi giáo viên viên phải luôn xác định được mình sẽ là động lực để đổi mới và thúc đẩy việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới thành công.

Thứ ba: Trong mỗi đợt tập huấn tới đây, giáo viên đã chủ động lĩnh hội, học hỏi những cái mới. Những gì chưa thấu đáo cần mạnh dạn trao đổi, chia sẻ. Ngoài ra thường xuyên cập nhật những thông tin, những bài bồi dưỡng trên các website của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và các trang chuyên đề của ngành để trang bị kiến thức cho mình.

Bạn đọc

Bạn Tranhieu06@...:

Để giáo viên vững về chương trình mới, hiểu sâu về phương pháp dạy học mới, ngoài được tập huấn kỹ từ Bộ, Sở GD&ĐT, thầy cô cũng cần nỗ lực tự học hỏi, vì thời lượng bồi dưỡng có hạn. Việc tự học, tự bồi dưỡng này có được nhà trường quy định rõ ràng hay không, hay chỉ đơn giản là khích lệ, khuyến khích?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Việc bồi dưỡng này nhà trường yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc và có quy định rõ ràng, có phân công thực hiện, đôn đốc kiểm tra và cập nhật báo cáo kịp thời.

Không có nỗ lực của thầy cô, chương trình, sách giáo khoa mới khó thành công. Bên cạnh khích lệ, khuyến khích các thầy cô tự học tự bồi dưỡng, nhà trường nâng cao năng lực giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh thông qua việc thực hiện chuyên đề trực tuyến hoặc trực tiếp.

Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc tự đào tạo, bồi dưỡng quả là gặp rất nhiều thuận lợi. Chỉ cần các thầy cô nỗ lực, nghiêm khắc với bản thân và có phương pháp học tập thì việc nâng cao năng lực của bản thân không phải là việc quá khó. Có rất nhiều tấm gương về dạy giỏi; có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo mà thầy cô ở nơi này, nơi khác đã áp dụng và mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Nhà trường cũng tạo điều kiện để ghi nhận thành tích của thầy cô; lắng nghe và sử dụng những ý kiến đóng góp, xây dựng một môi trường làm việc đầy cảm hứng, khích lệ sự đóng góp của thầy cô vào công việc phục vụ nhà trường, phục vụ cộng đồng.

Bạn đọc

Bạn Maitrang@...:

Theo cô, giáo viên dạy chương trình mới cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về năng lực và phẩm chất?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Để giảng dạy chương trình mới một cách hiệu quả nhất, theo tôi mỗi GV cần phải chú trọng trau dồi năng lực cũng như kĩ năng sư phạm để phù hợp với từng môn học. Dù chương trình mới hay cũ thì năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm phải thường xuyên được bồi dưỡng và rèn luyện.

Đối với chương trình mới, giáo viên cần chú trọng thêm về năng lực ứng dụng CNTT, kĩ năng tổ chức các hoạt động học cho HS. Qua đó, triển khai các tiết học nhẹ nhàng nhưng phát huy được năng lực, phẩm chất của tất cả học sinh trong lớp.

Ngoài ra, GV cũng cần trau dồi thêm năng lực giao tiếp, tuyên truyền, vận động, đánh giá trong giáo dục. Đồng thời, không ngừng rèn luyện đạo đức để hoàn thiện lối sống, nhân cách của bản thân. Bên cạnh đó, sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp để mỗi GV là tấm gương cho học sinh noi theo.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Thị Hiền – Kon Tum:

Tôi có con chuẩn bị vào lớp 2, mặc dù năm học vừa rồi cháu đã tiếp cận chương trình SGK mới đối với lớp 1 nhưng gia đình vẫn khá lo lắng, sợ cháu không thể bắt nhịp được chương trình mới. Vậy cô có thể cho biết, SGK lớp 2 có những đổi mới như thế nào so với chương trình cũ?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Về cơ bản, chương trình SGK lớp 2 năm học 2021-2022 có khá nhiều đổi mới so với chương trình hiện hành. Bên cạnh việc kế thừa những cái hay của chương trình SGK cũ, chương trình SGK mới có các bộ sách khác nhau. Tuy nhiên đều hướng tới một mục tiêu chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Ở SGK lớp 2 mới, mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Bên cạnh đó, mỗi bài học lại có nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động sắp xếp từ dễ đến khó. Đồng thời, SGK lớp 2 với bố cục trình bày hấp dẫn, kích thích tính ham học hỏi của các em học sinh. Đối với chương trình và SGK sẽ được nhà trường và GV tổ chức xây dựng kế hoạch và dạy học kĩ lưỡng cho HS. Vì vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng, vô tình sẽ tạo áp lực cho các con. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ hãy đồng hành, phối hợp cùng nhà trường, GV để khích lệ các con học mà vui, vui mà học.

Bạn đọc

Bạn Khaihoang@....:

Theo cô, việc giáo viên chủ động nắm chắc, hiểu sâu nội dung bồi dưỡng chương trình SGK lớp 2 sẽ bổ trợ cho giáo viên những gì trong quá trình giảng dạy?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền trong một tiết học.
Học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền trong một tiết học.

Để dạy học hiệu quả, đòi hỏi mỗi GV phải chủ động nắm chắc, hiểu sâu nội dung bồi dưỡng chương trình SGK lớp 2. Điều này giúp GV không bị lúng túng, đồng thời sẽ chủ động có những hình thức và phương pháp dạy học tích cực, phù hợp đối tượng HS lớp mình phụ trách và đánh giá đúng các em.

Bạn đọc

Bạn Tuấn Hải – Yên Bái:

Từ công tác bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK mới năm nay, Lào Cai rút ra kinh nghiệm gì để tổ chức, triển khai hoạt động này những năm sau thêm hiệu quả?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK mới cho thời gian tới như sau:

Chủ động xây dựng tốt kế hoạch bồi dưỡng với hình thức, nội dung, thời gian, thời lượng phù hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng.

Thành lập và tổ chức tốt hoạt động của Tổ tư vấn chương trình GDPT 2018; kết nối với các chuyên gia, nhà biên soạn SGK để được giải đáp, giúp đỡ.

Có diễn đàn để giáo viên trao đổi kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc.

Tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Chuẩn bị các điều kiện để có thể tổ chức tốt bồi dưỡng trực tuyến qua mạng.

Bạn đọc

Bạn Trucuyen@...:

Chương trình SGK lớp 2 được đổi mới nên khung chương trình dạy học sẽ có sự thay đổi so với chương trình giáo dục hiện hành, vậy cô đã chuẩn bị gì cho bản thân để kịp thời bắt nhịp?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Trước khi bước vào năm học mới, BGH nhà trường, giáo viên... sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể. Trong đó, phân chia thời lượng các môn học cho phù hợp với tình hình dạy học 2 buổi/ngày để vừa đảm bảo chương trình từng môn học. Bên cạnh đó có thời gian dành cho các hoạt động giáo dục khác nhằm rèn luyện kĩ năng, phẩm chất học sinh.

Cô Trần Thị Thu Hà cùng các em học sinh của Trường Tiểu học Ngô Quyền trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Cô Trần Thị Thu Hà cùng các em học sinh của Trường Tiểu học Ngô Quyền trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

 

Bạn đọc

Bạn Trang Anh – Phú Thọ:

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa sẽ bước vào năm học mới, mỗi giáo viên phải chuẩn bị hành trang cơ bản nào để giảng dạy chương trình mới một cách hiệu quả nhất?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Theo tôi, hành trang cơ bản của mỗi giáo viên khi bước vào năm học mới là nắm bắt tốt chương trình, sách giáo khoa mới. Bên cạnh đó, thực hiện đúng quan điểm đánh giá, chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học cần thiết. Quan trọng hơn cả là tâm thế sẵn sàng, đi đôi với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao.

Bạn đọc

Bạn Vũ Thị Mai – Kon Tum:

Trường Tiểu học Ngô Quyền có tiến hành dạy thử chương trình SGK lớp 2 trước khi bước vào năm học mới để học sinh không bỡ ngỡ và dễ dàng tiếp thu kiến thức?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Năm học này, do tình hình chung nên nhà trường không tiến hành dạy thử chương trình SGK lớp 2 trước khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, để các em học sinh không bỡ ngỡ khi tiếp cận chương trình mới, GV lớp 2 đã nghiên cứu và phân tích các tiết dạy minh họa đối với từng môn khi tập huấn.

Bên cạnh đó, vào năm học để các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, thuận lợi, giáo viên phải thực sự chủ động và tự tin khi giảng dạy. Tôi tin rằng khi GV có sự chuẩn bị chu đáo, dạy tốt thì HS sẽ dễ dàng tiếp thu và học tốt.

Bạn đọc

Bạn Ngọc Bích – Hải Dương:

Năm học tới bắt đầu triển khai chương trình mới ở THCS lớp 6. Trong đó, môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) là hai môn học mới. Các nhà trường có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học. Mong được nghe kinh nghiệm triển khai từ Trường THCS Thụy Liên?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Nhà trường đã có 1 giáo viên được đào tạo chuyên môn Lịch sử - Địa lý nên đảm nhận bộ môn này. Với môn Khoa học tự nhiên, hiện nay chưa có giáo viên chuyên, trường sẽ giao giáo viên phụ trách từng phân môn phù hợp với năng lực chuyên môn từng giáo viên.

Với môn Lịch sử và Địa lí, chương trình môn học bao gồm 2 phân môn là Lịch sử và Địa lí. Mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí. Nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Kế hoạch dạy học môn học Lịch sử và Địa lý được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí. Mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kì phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Tổng là 105 tiết. 35 tuần. Học kì I: 18 tuần. học kì II: 17 tuần.

 

HK             Môn

 

Lịch Sử (52 tiết)

 

Địa Lí (53 tiết)

HK I (18 tuần)

26 tiết

26 tiết

HK II (17 tuần)

26 tiết

27 tiết

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn tích hợp Lịch sử và Địa lí được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng bao gồm nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí theo tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Bạn đọc

Bạn luongbinh@...:

Với đặc thù đội ngũ giáo viên vùng cao còn những hạn chế nhất định trong chuyên môn, Ngành GD&ĐT Lào Cai có kế hoạch bồi dưỡng thêm ra sao để tiếp tục nâng “chất” cho họ và đáp ứng công tác giảng dạy thực tế?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Dự giờ tiết dạy thực nghiệm thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát
Dự giờ tiết dạy thực nghiệm thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát

 

Trong kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Sở GD&ĐT Lào Cai đã có các nội dung định hướng, chỉ đạo cụ thể như:

Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, thiết thực, tập trung vào giải quyết các khó khăn vướng mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện các lớp học chương trình GDPT 2018.

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trong năm học: Tổ chức có hiệu quả các hội nghị, hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK GDPT 2018; hàng tháng có tổng kết đánh giá công tác bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các địa phương điển hình.

Thành lập Tổ tư vấn Chương trình GDPT 2018, cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật trực tiếp cho GV.

Thực hiện “Phòng giúp phòng”, “Trường giúp trường”, “Giáo viên giúp giáo viên” nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.

Với những định hướng, chỉ đạo rõ ràng, triệt để, tin rằng công tác bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK mới sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên nói chung nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt công tác dạy học thực tế. 

Bạn đọc

Bạn Haitrieu@...:

Một số giáo viên có suy nghĩ, SGK là pháp lệnh trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, với chương trình mới, SGK là tài liệu tham khảo, do đó yêu cầu giáo viên phải chủ động thay đổi, linh hoạt nhằm phù hợp với học sinh. Suy nghĩ của cô về vấn đề này?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Thực ra, từ trước đến nay, giáo viên chúng tôi không coi SGK là pháp lệnh, mà khi dạy học GV cần có sự linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp và hiệu quả. Với quan điểm mới, SGK là tài liệu tham khảo, lại càng khẳng định vai trò của người giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy, chúng tôi chú trọng việc chủ động thay đổi, linh hoạt nhằm phù hợp với học sinh tại địa phương. Từ đó, để mỗi tiết học trở nên nhẹ nhàng đối với các em nhưng vẫn mang lại hiệu quả, chất lượng.

Bạn đọc

Bạn Lantran8@...:

Chương trình mới chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực. Qua các đợt được tập huấn, bồi dưỡng, ông có tự tin thầy cô có thể thực hiện được tốt mục tiêu này? Nhà trường, thầy cô đã có những chuẩn bị nào để có thể thực hiện được mục tiêu trên?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình.
Thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình.

Vạn sự khởi đầu nan, bước đầu chắc có những khó khăn nhất định, nhưng chúng tôi tin tưởng sẽ thực hiện được, tiến tới thực hiện tốt mục tiêu này.

Về chuẩn bị của nhà trường: Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn. Yêu cầu giáo viên mượn ngay sách giáo khoa, sách giáo viên để có tài liệu bồi dưỡng.

Lập các nhóm các môn để giáo viên trao đổi chuyên môn, báo cáo đề xuất với tổ chuyên môn và nhà trường. Đặc biệt các nhóm song song thường xuyên trao đổi chuyên môn các bài học trong sách giáo khoa lớp 6 mới.

Hằng tuần, tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu các bài học trong sách giáo khoa mới, cho ý kiến, trao đổi tổng hợp kết quả bồi dưỡng các môn.

Tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh, nhân dân về thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới lớp 6 năm học này.

Bạn đọc

Bạn lethuanh@...:

Theo ông, sau bồi dưỡng của các NXB, các nhà trường, giáo viên cần tăng cường hoạt động chuyên môn ra sao để giáo viên nắm chắc hiểu sâu, triển khai tự tin linh hoạt CT SGK mới?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Tôi cho rằng các nhà xuất bản cần tiếp tục hỗ trợ giáo viên thường xuyên trong công tác sử dụng sách; có kênh trao đổi trực tuyến kịp thời giải đáp thắc mắc của giáo viên.

Về phía nhà trường, giáo viên cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, khai thác triệt để nguồn tài liệu và các hợp phần bổ trợ do Nhà xuất bản cung cấp.

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cấp trường, cấp cụm; trú trọng đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

Bạn đọc

Bạn Vương Minh – Kiến Xương, Thái Bình:

Năm nay là năm đầu triển khai chương trình mới ở bậc THCS với lớp 6, trong đó có những môn học mới. Nhà trường đã có những chuẩn bị như thế nào để bắt nhịp với việc này? Có những thuận lợi và khó khăn gì?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Để chuẩn bị triển khai chương trình mới với lớp 6, Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đã nghiên cứu các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; yêu cầu toàn bộ giáo viên tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt tập huấn. 

Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên tham gia tập huấn; hướng dẫn giáo viên tham gia tải, nghiên cứu các bài giảng mẫu. Trong các buổi tập huấn sách giáo khoa các môn học mới, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu thầy cô nghiêm túc tiếp cận môn mới, cách viết sách mới, sự liên kết kiến thức các phân môn… Yêu cầu giáo viên tập huấn môn học mới trao đổi chuyên môn các bài, báo cáo về tổ chuyên môn và nhà trường, trao đổi với các tác giả của các bộ sách.

Cùng với việc chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, sách giáo khoa, sách giáo viên cho giáo viên, đăng kí sách giáo khoa cho học sinh, ngay từ năm học trước, Trường cơ bản đã xây dựng, bố trí đội ngũ giáo viên có năng lực tốt giảng dạy lớp 6 để năm học này tiếp cận chương trình và sách giáo khoa lớp 6 mới tốt hơn. Tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh về kế hoạch thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới lớp 6 năm học này.

Về thuận lợi khi triển khai chương trình mới: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của trường đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo.  Giáo viên có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, rèn luyện và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tham mưu tích cực và hiệu quả cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong xây dựng chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên còn khó khăn là: Một vài giáo viên chưa bắt kịp yêu cầu về đổi mới quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục, sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ hạn chế; Còn thiếu giáo viên dạy bộ môn; Trong trường hợp nghỉ dịch học trực tuyến thì tư liệu bài giảng chưa nhiều như chương trình hiện nay...

Bạn đọc

Bạn Tú Ngọc – Ninh Bình:

Dạy thực nghiệm sau bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK mới được Sở yêu cầu ra sao đối với các nhà trường để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao nhất trước khi vào năm học mới?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Phòng chuyên môn của Sở, và GV sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát
Phòng chuyên môn của Sở, và GV sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát

 

Đối với lớp 2 và lớp 6, sau khi có SGK mới đầu tháng 4/2021, Sở GD&ĐT đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tỉnh theo nghiên cứu bài học về dạy chương trình GDPT 2018 (lựa chọn bài trong SGK lớp 2, lớp 6), tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện.

Qua đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT triển khai tại các địa phương (ít nhất 2 đợt sinh hoạt) và báo cáo về Sở GD&ĐT sau khi kết thúc năm học.

Đa số giáo viên TH, THCS ở Lào Cai đã có kiến thức, kỹ năng sẵn sàng cho thực hiện đối với lớp 2, lớp 6, chương trình GDPT 2018 (việc chuyển đổi từ mô hình VNEN sang chương trình GDPT mới cũng có nhiều thuận lợi).

Bạn đọc

Bạn ngocgiaovien@...:

Nhà trường đã tạo điều kiện như thế nào để giáo viên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trước khi triển khai chương trình mới?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên sinh hoạt chuyên môn.
Giáo viên Trường THCS Thụy Liên sinh hoạt chuyên môn.

Trước hết, nhà trường chọn cử giáo viên có trình độ, năng lực bố trí giảng dạy các môn lớp 6. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để giáo viên tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc, có bài thu hoạch các đợt tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp 6 mới. Tổ chức cho giáo viên tham khảo các bộ sách của các nhà xuất bản và lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp nhất với nhà trường.

Nhà trường đồng thời đôn đốc giáo viên mượn sách giáo khoa, sách giáo viên mới ngay để có tài liệu bồi dưỡng (nếu chưa có thì giáo viên tìm đọc bản mềm). Gửi đến tổ chuyên môn, giáo viên các đường link của các nhà xuất bản các bài dạy mẫu tham khảo và các tài liệu về kế hoạch dạy học, hướng dẫn của các bộ sách. Lập các nhóm zalo các môn sách giáo khoa mới của nhà trường để giáo viên tham gia trao đổi chuyên môn.

Bạn đọc

Bạn Hienhoang@...:

Đối với việc thay đổi SGK lớp 2, cô có lo lắng gì khi trực tiếp giảng dạy cho các em? Cô chuẩn bị những gì để tự tin hoàn thành nhiệm vụ?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

May mắn, tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nên khi làm quen và triển khai chương trình mới ít bỡ ngỡ. Đối với chương trình và SGK lớp 2 mới, mỗi giáo viên khi đã nắm bắt tốt thì sẽ thực hiện tốt.

Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng như các giáo viên không chủ quan trước chương trình mới mà sẽ vừa thực hiện vừa học hỏi để đúc kết và rút kinh nghiệm. Như năm học vừa qua đối với chương trình SGK lớp 1, chúng tôi nghiêm túc đẩy mạnh hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, xây dựng kế hoạch dạy học, nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, tôi luôn mong muốn được sự phối hợp và đồng thuận của phụ huynh học sinh trong việc tiếp cận chương trình mới nhằm dạy dỗ, giáo dục con em phát triển một cách toàn diện.

Bạn đọc

Bạn huongthusa@...:

Từ thực tế thực hiện bồi dưỡng ông có nhận xét gì về ưu điểm của cách thức bồi dưỡng mới? (nội dung bồi dưỡng biên soạn ra sao? học liệu đầy đủ không?, đã hài hòa kênh hình, kênh chữ?..).
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Xét về ưu điểm: Tất cả giáo viên được tiếp thu trực tiếp từ các chuyên gia, báo cáo viên, được hiểu sâu về cách thiết kế, cách tiếp cận nội dung, phương pháp dạy học; được giải đáp cơ bản đầy đủ các vấn đề khó khăn vướng mắc của giáo viên…

Sau bồi dưỡng, theo đánh giá của CBQL, GV ngành giáo dục Lào Cai tham gia tập huấn thì các nhà xuất bản đã chuẩn bị kĩ càng nội dung biên soạn, học liệu đầy đủ, kênh hình, kênh chữ rõ ràng dễ tiếp thu.

Bạn đọc

Bạn Bình Minh – Lạng Sơn:

Theo ông, Chương trình bồi dưỡng đã phù hợp với nhu cầu phát triển nghề nghiệp thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên ở mức độ cao hơn hay chưa?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Tôi cho rằng về cơ bản các Chương trình bồi dưỡng đã đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, có thể giúp giáo viên vững vàng tự tin triển khai CT, SGK mới.

Mặt khác Chương trình bồi dưỡng cũng đã đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở mức độ cao hơn. Hỗ trợ tích cực vào quá trình quản lý, triển khai hoạt động giáo dục trong quá trình ngành giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện. 

Bạn đọc

Bạn Letuanh@...:

Trường có chủ động xây dựng các tiết dạy học mẫu từ chương trình mới hay không? Nếu có mong ông chia sẻ kinh nghiệm, cách làm.
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Việc xây dựng các tiết dạy minh họa là cần thiết để giáo viên theo dõi 1 tiết dạy cụ thể, nắm bắt cách tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp để hoàn thiện. Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn phân công nhóm giáo viên (cùng chuyên môn) thảo luận xây dựng thành chuyên đề, cử người trình bày phần nội dung (lí thuyết) sau đó dạy 1-2 tiết minh họa (dạy thể nghiệm) để giáo viên dự, học tập, rút kinh nghiệm.

Cách xây dựng tiết dạy học mẫu như sau: Chia nhóm học tập; hướng dẫn học sinh ghi vở; kỹ thuật ghi bảng giáo viên; tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề; hệ thống hóa kiến thức bài học; kết thúc bài học và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà; hoạt động thực hành thí nghiệm; kĩ thuật theo dõi học sinh đánh giá quá trình học tập; sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học.

Bạn đọc

Bạn Minh Hằng – Bắc Giang:

Giáo viên nhà trường đã được tham gia những chương trình bồi dưỡng nào. Có giải pháp nào được nhà trường đưa ra để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng trong bối cảnh dịch bệnh, không thể bồi dưỡng trực tiếp?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Tập huấn về chương trình, SGK mới tại Trường THCS Thụy Liên.
Tập huấn về chương trình, SGK mới tại Trường THCS Thụy Liên.

Các chương trình bồi dưỡng giáo viên nhà trường được tham gia gồm:

- Bồi dưỡng về Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tập huấn sách giáo khoa lớp 6 của các nhà xuất bản.

- Tham gia trực tuyến tại cụm trường, tại trường theo tổ chức của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT.

- Tham gia các nhóm zalo, facebook các đường link của các nhà sách để tìm hiểu các thông tin, tài liệu bồi dưỡng.

- Tham gia các nhóm sách giáo khoa mới của nhà trường để trao đổi, thảo luận, chia sẻ tài liệu nghiên cứu, các bài giảng minh họa.

- Bồi dưỡng, tập huấn thông qua các chuyên đề. Ưu điểm của hình thức này là giáo viên được cung cấp hiểu biết về những vấn đề mới. Tuy nhiên hạn chế là giáo viên bị lệ thuộc vào các chuyên gia.

- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua tham quan học tập. Ưu điểm của hình thức này là người tham quan sẽ được quan sát, học hỏi và đem các sáng kiến của các trường bạn về áp dụng tại trường, lớp mình. Nhưng kinh phí triển khai khá tốn kém nên không tổ chức thường xuyên hoặc không tổ chức được cho tất cả giáo viên tham gia, nhất là trong điều kiện dịch bệnh.

- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua dự giờ, thao giảng. Ưu điểm của hình thức này là có thể thực hiện thường xuyên, thuận tiện trong nội bộ nhà trường. Tuy nhiên hạn chế là mục đích học tập của giáo viên tham gia dự giờ chưa đạt kết quả như mong muốn. Giáo viên chỉ quan sát, dự giờ, chú trọng tìm lỗi; nhận xét, góp ý thường chỉ trích hoặc khen hết lời theo ý chủ quan. Người dạy thường bị tổn thương và có những ứng xử tiêu cực; không khí buổi sinh hoạt chuyên môn có thể vui vẻ hoặc căng thẳng…

Trong thời đại 4.0, dạy, học và làm việc trực tuyến đang ngày càng khẳng định nhiều ưu điểm vượt trội: tiết kiệm thời gian, chi phí; rút ngắn khoảng cách về không gian; việc nêu ý kiến, quan điểm trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp, không thể thực hiện trực tiếp. Vì thế, làm việc trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học; các công việc trong nhà trường vẫn diễn ra theo đúng tiến độ, đảm bảo kế hoạch thời gian và chất lượng.

Bạn đọc

Bạn Hoa Mai – Tiền Giang:

Sau khi nhà trường lựa chọn SGK từ danh mục được UBND tỉnh phê duyệt, công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh được tổ chức như thế nào để chương trình được triển khai một cách hiệu quả và thuận lợi?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Năm nay, đối với chương trình SGK lớp 2, Trường Tiểu học Ngô Quyền thực hiện dạy học với bộ sách Cánh Diều (riêng môn Mĩ thuật bộ Chân trời sáng tạo; môn Tiếng Anh Phonics). Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trao đổi với phụ huynh học sinh thông qua nhóm zalo, trực tuyến họp team bằng phần mềm Office 365. Qua đó, để cha mẹ học sinh biết về bộ sách con em mình sẽ học trong năm học 2021-2022.

Thực tế, đa phần phụ huynh học sinh đều có điều kiện tiếp cận với các đổi mới của ngành nên không còn bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, gia đình tin tưởng vào GV cũng như nhà trường. Chính vì vậy, tôi hy vọng chương trình được triển khai một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

Bạn đọc

Bạn trantunganh@...:

Theo ông, đội ngũ chuyên gia, báo cáo viên làm công tác bồi dưỡng có quyết định ra sao tới chất lượng bồi dưỡng? Ngành giáo dục Lào Cai có yêu cầu gì đối với đội ngũ này từ các NXB?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Theo tôi, nếu đội ngũ chuyên gia, báo cáo viên của nhà xuất bản làm công tác bồi dưỡng có chuyên môn tốt thì chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên sẽ tốt (vì sẽ phân tích, giải đáp được những nội dung, chuyên đề còn khó khăn đối với giáo viên);

Tại Lào Cai, trong và sau quá trình bồi dưỡng không có giáo viên môn nào phản ánh về chất lượng bồi dưỡng của các chuyên gia, báo cáo viên.

Bạn đọc

Bạn Nguyenhoa@...:

Theo cô, việc giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sẽ giúp ích gì trong quá trình giảng dạy chương trình mới?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Trong quá trình giảng dạy chương trình mới, việc giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Qua việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giáo viên nắm bắt được chương trình các môn học của lớp học. Đồng thời, giáo viên có thời gian nghiên cứu trước SGK mới, từ đó có các phương án thiết kế bài dạy cụ thể, chi tiết và linh hoạt. Nhờ vậy, khi bước vào giảng dạy sẽ không bỡ ngỡ và mang lại hiệu quả, chất lượng tốt nhất.

Bạn đọc

Bạn vanthuydung@...:

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, hoạt động này không nhằm đánh giá tiết dạy của giáo viên nữa mà để cùng phân tích để điều chỉnh hoạt động dạy học cho hiệu quả hơn. Ông có thể chia sẻ cách làm của nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên nghiên cứu sách giáo khoa mới lớp 6.
Giáo viên Trường THCS Thụy Liên nghiên cứu sách giáo khoa mới lớp 6.

Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn của các tổ được thực hiện 2 tuần 1 lần, nhưng sinh hoạt chuyên môn các nhóm song song là hoạt động thường xuyên. Mục đích nhằm nâng cao chuyên môn cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Nhà trường xác định sinh hoạt chuyên môn nhằm mục đích tìm hiểu các phương pháp dạy phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh; phù hợp với từng bài, từng môn học.

Ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề, buổi thảo luận chuyên môn theo các chủ đề. Cách làm là: thành viên trong tổ xây dựng, góp ý cho chủ đề; nhóm thực hiện chuyên đề tổng hợp xây dựng nội dung chuyên đề và thực hiện. Các thành viên trong tổ, ban giám hiệu tham gia, góp ý, điều chỉnh, phân tích, thống nhất trọng tâm của chủ đề; hệ thống nội dung, câu hỏi và mục tiêu cần đạt của chủ đề hoặc bài học. Đặc biệt tổ chuyên môn ưu tiên các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn, nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?

Theo tôi, chúng ta không nên tập trung quá vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ đó, có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình.

Bạn đọc

Bạn Nhất Nguyên – Lai Châu:

Xin ông cho biết: Tại Lào Cai, tổng số giáo viên được bồi dưỡng triển khai CT, SGK mới (lớp 1, 2, 6) là bao nhiêu? Tỉ lệ GV đạt yêu cầu sau bồi dưỡng bao nhiêu? Trong trường hợp GV không đạt yêu cầu sẽ bố trí bồi dưỡng lại thế nào? Kế hoạch sử dụng giảng dạy với GV chưa đạt yêu cầu ra sao?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Dự giờ tiết dạy thực nghiệm thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát
Dự giờ tiết dạy thực nghiệm thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát

 

Tổng số giáo viên được bồi dưỡng triển khai SGK lớp 1: 3034 người; 100% đều đạt yêu cầu sau bồi dưỡng

Tổng số giáo viên tham gia bồi dưỡng triển khai SGK Lớp 2: 2178 người, lớp 6: 2950 người (bố trí có cả nguồn GV dự phòng dạy lớp 6).

Các nhà xuất bản giáo dục đang xây dựng kế hoạch khảo sát trực tuyến (dự kiến tổ chức cuối tháng 8).

Trường hợp GV không đạt yêu cầu (nếu có), sẽ yêu cầu các Phòng GD&ĐT bố trí bồi dưỡng lại cho các GV đó. Trong trường hợp vẫn không đạt yêu cầu sẽ bố trí nguồn GV bồi dưỡng dự phòng thay thế và có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếp theo cho các GV đó.

Bạn đọc

Bạn Gvtreninhthuan@...:

Theo danh sách công bố chọn SGK thì Lào Cai đã chọn các đầu SGK ở các bộ SGK khác nhau. Vậy việc bố trí bồi dưỡng GV được tổ chức ra sao? (gộp chung hay tách riêng GV tham dự bồi dưỡng theo đầu SGK).
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Các trường ở Lào Cai đã chọn các đầu SGK ở các bộ SGK khác nhau nhưng mỗi trường chỉ chọn 1 đầu SGK đối với 1 môn, vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng được tổ chức chung theo từng môn, theo lịch của NXB.

Trong giờ học của HS Lào Cai.
Trong giờ học của HS Lào Cai.

 

Bạn đọc

Bạn Xuân Thái – Cao Bằng:

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc bồi dưỡng trực tiếp dường như không thể. Trong quá trình bồi dưỡng trực tuyến cô gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Giáo viên Trường Tiểu học Ngô Quyền sinh hoạt chuyên môn
Giáo viên Trường Tiểu học Ngô Quyền sinh hoạt chuyên môn

 

Trong thời gian chưa được bồi dưỡng trực tiếp, tôi và các đồng nghiệp tích cực, chủ động trong việc bồi dưỡng trực tuyến. Hình thức trực tuyến rất phù hợp trong tình hình phòng, chống dịch Covid-19 như hiện nay. Theo đó, ở trường cũng như ở nhà, chúng tôi có đủ điều kiện và phương tiện kết nối tham gia bồi dưỡng. Quá trình bồi dưỡng vẫn có sự tương tác qua lại giữa GV với ban tổ chức. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên cũng nhận được sự hỗ trợ tối đa của BGH nhà trường.

Tất nhiên khi bồi dưỡng trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả và sự tương tác cao hơn. Bên cạnh đó không bị phụ thuộc bởi đường truyền mạng Internet... Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn trên, khi tham gia bồi dưỡng, giáo viên cần ưu tiên về đường truyền mạng. Bên cạnh đó, người báo cáo cần điều chỉnh thời gian trình chiếu các slide chậm lại để GV kịp theo dõi, ghi chép. Sau tập huấn, những phần nào GV chưa theo dõi hoặc nghe, viết kịp thì vào phần tập huấn nghe, ghi chép lại hoặc đọc lại toàn bộ tài liệu tập huấn. Qua đó, nắm vững và chắc những nội dung bồi dưỡng để áp dụng tốt nhất trong công tác giảng dạy.

Bạn đọc

Bạn lelunginh@...:

Sở GD&ĐT quản lý, kiểm tra ra sao để hoạt động bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK mới không chỉ đủ về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng sau bồi dưỡng?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Tập huấn bồi dưỡng SGK được tổ chức tập trung theo tổ/nhóm chuyên môn tại các trường (1 điểm cầu), phòng GD&ĐT tham gia tập huấn cùng, nắm số lượng báo cáo Sở GD&ĐT.

Đối với bồi dưỡng lớp 2 và lớp 6, các NXB phối hợp với Sở GD&ĐT khảo sát trực tuyến đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng (trong tháng 8/2021), tổ chức tập huấn lại đối với giáo viên không đạt yêu cầu.

Bạn đọc

Bạn Ngocanh78@...:

Việc bồi dưỡng khi chưa có SGK bản cứng có đảm bảo hiệu quả không?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Theo đánh giá của Sở, việc bồi dưỡng khi chưa có SGK bản cứng cơ bản vẫn đảm bảo vì trước khi tham gia tập huấn các nhà xuất bản đã cung cấp đầy đủ SGK bản điện tử cho giáo viên nghiên cứu trước.

Bạn đọc

Bạn thuhai68@...:

Lào Cai có kinh nghiệm gì để công tác bồi dưỡng giúp giáo viên triển khai CT, SGK mới hiểu sâu, nắm chắc những nội dung, yêu cầu?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Phòng chuyên môn của Sở, và GV sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Phòng chuyên môn của Sở, và GV sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

 

Kinh nghiệm của Lào Cai đó là: Khuyến khích, tạo động lực cho CBQL, GV thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng; Trong tình hình dịch bệnh phức tạp các hoạt động bồi dưỡng trực tiếp bị hạn chế, hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên sẽ đóng vai trò quan trọng vào kết quả bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường phải có giải pháp để kiểm soát, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên như: giao nghiên cứu các nội dung cụ thể gắn với các đợt bồi dưỡng; làm bài kiểm tra, thu hoạch trước và sau bồi dưỡng; biểu dương các cá nhân thực hiện tốt…

Mặt khác, chúng tôi cũng chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức tốt tập huấn triển khai CT, SGK. Nội dung tập huấn được tổ cốt cán nghiên cứu, góp ý thống nhất trước khi tổ chức thực hiện; CBQL, GV tham gia tập huấn phải được nghiên cứu kỹ các nội dung tập huấn, chuẩn bị trước các đề xuất, kiến nghị để trao đổi, thảo luận trong tập huấn; sau mỗi nội dung tập huấn người tổ chức (tổ cốt cán, tổ trưởng chuyên môn…) phải đánh giá được hiệu quả của từng giáo viên tham gia, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn lại đối với giáo viên chưa đạt yêu cầu.

Cùng đó, đổi mới, tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Chú trọng tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, huyện để giáo viên được trao đổi, thảo luận và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Bạn đọc

Bạn quynhlethi@...:

Được biết, do dịch Covid-19 nên Lào Cai phải thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo hình thức trực tuyến. Với hình thức này ban tổ chức, giáo viên có gặp khó khăn gì trong khâu tổ chức, tiếp nhận không? Có bao nhiêu điểm cầu? Thành phần tập huấn ở các điểm cầu?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Khó khăn khi tập huấn theo hình thức trực tuyến là hạn chế trong trao đổi, thảo luận giải quyết những nội dung, chuyên đề khó trong SGK.

Lào Cai có tổng số 197 điểm cầu/197 trường.

Thành phần tập huấn tại các điểm cầu: Giáo viên được phân công dạy lớp 6 (khuyến khích tất cả giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn tham gia tập huấn).

Bạn đọc

Bạn Huongha102@...:

Nhiệm vụ của giáo viên là phải xây dựng được kế hoạch dạy học môn học của mình. Muốn làm được việc đó, các nhà trường cần tạo ra được môi trường để thầy cô tự bồi dưỡng, tự học tập. Mong ông chia sẻ kinh nghiệm từ THCS Thụy Liên về nội dung này?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Nhà trường thống nhất chỉ đạo các tổ chuyên môn, gửi tới các tổ chuyên môn và giáo viên các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về kế hoạch dạy học theo các công văn 5512 và công văn 2613.

Trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, đặc biệt đối với sách giáo khoa mới các bài học được xây dựng theo phân thời lượng các tiết học cụ thể, nhà trường tổ chức hướng dẫn giáo viên cách thức chủ động xây dựng kế hoạch dạy học.

Khi hoàn thành bồi dưỡng mô đun 2, các thầy cô đều đã xây dựng kế hoạch dạy học môn của mình sau khi được tổ chuyên môn, đồng nghiệp cùng thảo luận, góp ý. Giáo viên cũng được hướng dẫn khi xây dựng kế hoạch dạy học cần nghiên cứu các bài dạy trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế và học sinh, nhà trường.

Bạn đọc

Bạn Trương Thảo – Ninh Bình:

Năm nay là năm thứ 2 triển khai CT, SGK mới. Sau 1 năm triển khai với lớp 1, ông cho biết hoạt động giáo dục tại các nhà trường có những khó khăn, thuận lợi gì?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm - Phó GĐ Sở GD&ĐT Lào Cai, Lào Cai
Ông Đỗ Minh Tâm - Phó GĐ Sở GD&ĐT Lào Cai, Lào Cai

 

Bên cạnh những thuận lợi như: Sở GD&ĐT chủ động xây dựng các phương án bồi dưỡng, ưu tiên lựa chọn các phương pháp, thời gian bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; đa số giáo viên cấp Tiểu học, THCS đã và đang thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới; việc việc chuyển sang dạy học chương trình GDPT mới có nhiều thuận lợi...

Ngành GD&ĐT Lào Cai cũng còn nhiều khó khăn phải tháo gỡ: Một số GV cao tuổi, sắp nghỉ hưu khả năng tiếp nhận, lĩnh hội và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập bồi dưỡng còn hạn chế. Mặt khác, giáo viên vừa phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vừa học tập, bồi dưỡng, vừa đảm bảo chống dịch nên cũng ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng.

Thiết bị chưa đáp ứng, đường truyền mạng yếu ảnh hưởng đến chất lượng của các đợt bồi dưỡng tổ chức theo hình thức trực tuyến (ví dụ: Bồi dưỡng SGK lớp 2, lớp 6 phải tổ chức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid).

Với đặc điểm tỉnh miền núi, các trường nhỏ ít giáo viên cùng chuyên môn cấp THCS, THPT - vì vậy ảnh hưởng trao đổi, sinh hoạt chuyên môn.

Việc cung cấp tài khoản cho giáo viên, CBQL học tập, tự bồi dưỡng trên hệ thống LMS còn chậm, khó kiểm soát được chất lượng bồi dưỡng giáo viên theo các mô đun.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Trần Thu Trà – Đắk Lắk:

Năm học 2021- 2022 thực hiện Chương trình, SGK mới với lớp 2. Để đáp ứng công tác giảng dạy cho học sinh, bản thân cô đã được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng như thế nào?
Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà

Cô Trần Thị Thu Hà - GV Trường Tiểu học Ngô Quyền, TP Kon Tum, Kon Tum
Cô Trần Thị Thu Hà - GV Trường Tiểu học Ngô Quyền, TP Kon Tum, Kon Tum

 

Để đáp ứng công tác giảng dạy chương trình SGK mới cho học sinh lớp 2 năm học 2021- 2022, bản thân tôi đã được tham gia bồi dưỡng trực tuyến 3 mô đun. Ngoài việc tham gia bồi dưỡng, bản thân cũng chủ động tự bồi dưỡng thông qua các kênh thông tin của ngành, cùng sự trao đổi với đồng nghiệp.

Để không bỡ ngỡ khi trực tiếp giảng dạy chương trình mới, trong năm học vừa qua tôi thường xuyên dự giờ đối với lớp 1 để nắm bắt, học hỏi cách tổ chức dạy học, đánh giá HS.

Bên cạnh đó, tìm hiểu kỹ về nội dung bộ sách Cánh Diều lớp 2 mà nhà trường sẽ giảng dạy trong năm học tới. Qua đó, nắm bắt phương pháp, kỹ thuật dạy học, dạy học phân hóa và dạy học tích hợp. Sử dụng công nghệ thông tin (dạy học trực tuyến phần zoom, office 365, soạn giảng…) phương tiện kỹ thuật dạy học.

Ngoài ra, xem video các tiết dạy để nắm được cách tổ chức các hoạt động dạy học mà đồng nghiệp đã triển khai hiệu quả trong tiết dạy… Đồng thời đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình SGK lớp 2 mới. Không những vậy, tìm hiểu cách đánh giá học sinh mới nhằm không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ; qua đó, chọn lựa, vận dụng vào thực hiện chương trình, SGK mới lớp 2

Bạn đọc

Bạn Vuhuongthao@...:

Năm học 2021- 2022 không chỉ triển khai CT, SGK mới đối với lớp 1 mà còn cả lớp 2, 6. Xin ông cho biết hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy học theo CT, SGK mới của Lào Cai đang diễn ra thế nào?
Ông Đỗ Minh Tâm

Ông Đỗ Minh Tâm

Cảm ơn độc giả báo GD&TĐ đã quan tâm tới ngành GD&ĐT Lào Cai nói chung, công tác tập huấn giáo viên theo Chương trình GDPT năm 2018 tại tỉnh Lào Cai nói riêng.

Tôi xin trả lời: Đối với tập huấn cốt cán, Sở GD&ĐT phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội 2, Học viện Quản lý Giáo dục trong việc rà soát, cử cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán tham gia tập huấn triển khai chương trình GDPT 2018 các mô đun 1,2,3 đối với các môn học (trừ môn Ngoại ngữ) cho 547 CBQL, giáo viên cốt cán các cấp học phổ thông.

Tập huấn đại trà: Đã tổ chức mô đun 1 cho 1.226 CBQL, giáo viên dạy học lớp 1 (đạt 100%) trên hệ thống LMS; tập huấn trực tiếp các mô đun 1, 2 cho 7.977 CBQL, giáo viên TH, THCS và THPT (riêng cấp TH đã tập huấn 3 mô đun).

Tập huấn SGK lớp 2, lớp 6 chương trình GDPT 2018: Từ ngày 31/5/2021 – 4/6/2021, Sở GD&ĐT phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn sách giáo khoa lớp 6, theo hình thức trực tuyến, có trên 80% giáo viên cấp THCS tham gia, trong đó có 100% giáo viên được phân công dạy lớp 6 năm học 2021-2022.

Bạn đọc

Bạn Minh Anh – Hải Phòng:

Xin thầy cho biết, các giáo viên trong trường đã chủ động tìm hiểu về chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào?
Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng

Thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình
Thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình

 

Để chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thầy cô Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình đã nghiêm túc tham gia đầy đủ, có hiệu quả các đợt tập huấn về Chương trình, sách giáo khoa mới. Theo đó, đã hoàn thành 3 mô đun: Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS; Kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

Thầy cô nhà trường đồng thời tham gia tích cực các buổi tập huấn về giới thiệu sách giáo khoa của các nhà xuất bản, các bộ sách lớp 6 nhà trường đã chọn. Mượn sách giáo khoa, sách giáo viên để chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các bài học. Tải, nghiên cứu các video các bài dạy minh họa theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Hằng tuần trao đổi các bài nghiên cứu trên các nhóm zalo các môn. Tích cực tìm hiểu các hướng dẫn giảng dạy của các bộ sách được đăng tải trên các trang điện tử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.