Phương thức xét tuyển Đại học: Bảo đảm công bằng cho thí sinh

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị tổ chức thi đại học, cao đẳng đối với các thí sinh có nhu cầu.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện đồng bộ với lộ trình tự chủ đại học.

Từ năm 2013, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, các cơ sở đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh hằng năm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT (điểm học bạ), điểm thi do các trường đại học, nhóm trường cùng tổ chức, hoặc do đơn vị khảo thí chuyên nghiệp tổ chức, từ kết quả các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (khuyến khích các nhóm trường tổ chức thi chung)…

Để việc tuyển sinh bảo đảm công bằng hơn nữa cho các đối tượng dự tuyển theo phương thức xét tuyển khác nhau, từ năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sơ tuyển, sàng lọc, sau đó cần có thêm hình thức chọn lọc bổ sung (thi đánh giá năng lực, phỏng vấn, bài luận...) nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Vũ Ngọc Khôi tại một hội thảo khoa học. Ảnh: NVCC.

Thực nghĩa một chữ 'thầy'

GD&TĐ - Có thể nói, thứ còn lại của Vũ Ngọc Khôi không phải là cái chức to hay danh hiệu lớn mà là cốt cách và tác phẩm, không riêng học trò mà nhiều người gọi anh là THẦY với thực nghĩa của từ này.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Ông Medvedev bác bỏ cáo buộc

GD&TĐ -Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mới đây lên tiếng bác bỏ cáo buộc Moscow “sử dụng vũ lực không cân xứng” của phương Tây.

Khách tham quan nhộn nhịp tại đình Hà Vỹ.

Sắc son 'đánh thức' đình cổ

GD&TĐ - Triển lãm 'Sắc son' không chỉ tôn vinh nghề sơn cổ truyền của người Việt, mà còn 'đánh thức' những quên lãng về một di sản quý giữa phố cổ Hà Nội.