Phương thức xét tuyển Đại học: Bảo đảm công bằng cho thí sinh

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị tổ chức thi đại học, cao đẳng đối với các thí sinh có nhu cầu.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện đồng bộ với lộ trình tự chủ đại học.

Từ năm 2013, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, các cơ sở đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh hằng năm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT (điểm học bạ), điểm thi do các trường đại học, nhóm trường cùng tổ chức, hoặc do đơn vị khảo thí chuyên nghiệp tổ chức, từ kết quả các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (khuyến khích các nhóm trường tổ chức thi chung)…

Để việc tuyển sinh bảo đảm công bằng hơn nữa cho các đối tượng dự tuyển theo phương thức xét tuyển khác nhau, từ năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sơ tuyển, sàng lọc, sau đó cần có thêm hình thức chọn lọc bổ sung (thi đánh giá năng lực, phỏng vấn, bài luận...) nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.