Những nhiệm vụ quan trọng thực hiện chương trình mới ở tiểu học

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cụ thể gồm: Công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai chương trình GDPT; Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDPT 2018; Thực hiện các giải pháp đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động dạy học; Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục về thực hiện Chương trình GDPT 2018, đặc biệt đối với lớp 1; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học.

Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT chủ động tham mưu, đề xuất với UBND huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình quy định.

Phòng GD&ĐT tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học để tham mưu đề xuất với UBND kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên theo quy định. Bố trí dồn ghép điểm trường để 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học tiếng Anh và Tin học từ năm học 2022-2023.

Tham mưu chính quyền địa phương đầu tư để đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, sĩ số học sinh/lớp theo quy định; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Phấn đấu đạt tỉ lệ tối thiểu 1,5 giáo viên/lớp để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo lộ trình đổi mới Chương trình GDPT 2018.

Về bồi dưỡng đội ngũ, cần chọn cử đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Ưu tiên chọn lựa giáo viên trẻ, có năng lực, tâm huyết để đảm nhiệm dạy khối lớp 1 vì đây là khối lớp đầu tiên trong cấp học phổ thông thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các khóa tập huấn đạt hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ