Theo đó, yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục; nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, phấn đấu đạt các mục tiêu về phát triển GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-CP về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Hướng dẫn các trường căn cứ theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT, đối chiếu với thiết bị dạy học hiện có của nhà trường, tổ chức rà soát thực trạng thiết bị dạy học đối với lớp 1 tại đơn vị để tham mưu chính quyền các cấp đầu tư trang bị và cấp phát thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học.
Xác định danh mục, số lượng, chủng loại thiết bị dạy và học, đồ dùng, cần trang bị hàng năm trên cơ sở mạng lưới trường lớp, kế hoạch phát triển của từng địa phương, nhu cầu thực tế từ các đơn vị và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương để lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, đồ dùng hàng năm cho các trường tiểu học, trường phổ thông có cấp tiểu học trên địa bàn huyện/thành phố đảm bảo đủ (cả giáo viên và học sinh), phù hợp thực tế sử dụng phục vụ cho việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới.
Phối hợp với phòng Kế hoạch- Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện/thành phố cân đối ngân sách địa phương, khai thác và huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách của Trung ương cấp để bảo đảm kinh phí mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. Trình UBND huyện/thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện; kiểm tra, tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện; định kì hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT.