Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo

GD&TĐ - Đây là nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên trong kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Với nhiệm vụ này, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh việc xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm phù hợp;

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của đơn vị. Thực hiện tốt công tác tư tưởng, chính trị nội bộ trong đơn vị.

Tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), Luật giáo dục (sửa đổi), Luật Nhà giáo; trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và hoàn chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện nghiêm túc cơ chế giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đảm bảo hiệu quả theo Nghị quyết của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định của Thủ tướng về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện nghiêm túc Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020; rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính công.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ, hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử.

Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật. Chỉ đạo Thanh tra giáo dục các cấp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động giáo dục; tập trung xử lý dứt điểm những khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài và giải quyết các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc xã hội.

Tăng cường quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; quản lý chặt chẽ chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học, các chương ừĩnh liên kết đào tạo với nước ngoài nhằm bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương, các thành phần kinh tế và nhu cầu xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo đổi mới hình thức thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể theo hướng gắn với hiệu quả công việc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đcm vị, của ngành, kịp thời động viên, tạo động lực tích cực cho nhà giáo, có sức lan tỏa trong toàn ngành; tổ chức phong trào thi đua với các tiêu chí thiết thực bảo đảm khả thi; có lộ trình thực hiện cụ thể, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, tránh bệnh thành tích.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và khoa học giáo dục; nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, xử lý dút điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là hội họp, đi công tác nước ngoài.

Thực hiện nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình phù hợp.

Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhất là giáo dục mầm non và giáo dục đại học.

Đẩy mạnh tuyên truyền về đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới công tác thông tin, truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia, đánh giá và phản biện của xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông; chủ động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và giám sát, kiểm tra và có chế tài thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ