Cần Thơ chủ động các điều kiện giảng dạy môn học đặc thù

GD&TĐ - Để thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục Cần Thơ đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, nhờ đó nhà trường chủ động hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất và bổ sung đội ngũ.

Học sinh lớp 1 Trường TH An Thới 1 (quận Bình Thuỷ).
Học sinh lớp 1 Trường TH An Thới 1 (quận Bình Thuỷ).

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh cho biết, năm vừa qua, huyện thực hiện dồn ghép, sáp nhập trường khá tốt. Nhờ thế, ngành giáo dục huyện đã tiết kiệm được biên chế, tăng cường việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo được chất lượng dạy và học, đồng thời đảm bảo thuận tiện cho học sinh tới trường.

Trước đây, huyện có 25 trường tiểu học, trong đó có 24 trường công lập và 1 trường tư thục, khi triển khai chương trình mới đã gặp những khó khăn về cơ sở vật chất. Sau khi dồn ghép và sáp nhập, từ 24 trường giờ huyện chỉ còn 20 trường công lập.

Trong thời gian tới, ngành Giáo dục huyện cũng dự kiến tuyển thêm từ 20 - 30 giáo viên và xin đầu tư sửa chữa lại một số phòng học để đảm bảo cho việc thực hiện dạy bắt buộc môn Tin học, Tiếng Anh.

Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, bà Nguyễn Kiều Phương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thuỷ cho biết, hiện trên địa bàn quận có 13 trường với hơn 400 cán bộ quản lý và giáo viên. Ngành giáo dục huyện hiện đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ để thực hiện chương trình mới (yêu cầu học 2 buổi/ngày).

Học sinh Trường Tiểu học An Nghiệp (quận Ninh Kiều) trong giờ học tin học.
Học sinh Trường Tiểu học An Nghiệp (quận Ninh Kiều) trong giờ học tin học.

Những năm gần đây, ngành Giáo dục Cần Thơ khuyến khích các trường tiểu học thực hiện giảng dạy những môn tự chọn như Tin học, Tiếng Anh, Mỹ thuật, âm nhạc... Vì vậy khi áp dụng bắt buộc dạy học các môn đặc thù từ lớp 3, ngành GD quận Bình Thuỷ đảm bảo được yêu cầu thực hiện. Ngành Giáo dục quận đã lên kế hoạch xin chủ trương đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu lớp 2, lớp 6 gần 10 tỷ đồng và kinh phí đầu tư phòng máy, máy vi tính trên 14 tỷ đồng.

Bên cạnh đa số trường thuận lợi, Cần Thơ còn một số đơn vị khó khăn  khi triển khai thực hiện chương trình mới, nhất là điều kiện dạy học môn Tin học.

Cô Nguyễn Thị Bích Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trưng Vương (quận Ô Môn) cho biết, khi áp dụng từ môn học tự chọn sang bắt buộc,  các môn như tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc … có thể linh động được, nhưng tin học thì rất khó, vì phải đầu tư thêm phòng học, máy tính. Hiện trường chỉ có 1 phòng máy tính nên phải xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn bổ sung và đầu tư phòng dạy.

"Thời gian qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của ngành giáo dục, lãnh đạo địa phương mà nhà trường có đủ điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện cho chương trình GDPT mới. Về phía mình nhà trường cũng sẽ nỗ lực hơn khi giảng dạy bắt buộc các môn học đặc thù. Chương trình ban hành rồi mình chưa thực hiện mà đã kêu khó thì không đúng. Tinh thần nhà trường là triển khai, rồi thấy khó khăn chổ nào thì khắc phục chỗ đấy”, cô Bích Huyền chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".