Các trường tư thục "lay lắt" chờ qua mùa dịch Covid-19

Các trường tư thục "lay lắt" chờ qua mùa dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh được nghỉ học kéo dài khiến nhiều trường tư thục gặp nhiều khó khăn. Vì không có nguồn thu học phí nhưng các trường vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, lương giáo viên, kinh phí duy trì hoạt động của trường… Nhiều trường cho biết nếu học sinh tiếp tục nghỉ học thì sẽ phải dừng hợp đồng với giáo viên hoặc tính đến phương án tạm đóng cửa trường. Để giữ chân các giáo viên, một số trường đã hỗ trợ hàng hóa để họ bán hàng online, có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.

Gần 3 tháng nay, Ban Giám hiệu và các cổ đông của Trường mầm non song ngữ Embassy, quận Cầu Giấy, Hà Nội như ngồi trên đống lửa bởi học sinh không đến trường, không có nguồn thu nhưng vẫn phải chi trả hơn 100 triệu đồng/tháng để duy trì hoạt động của trường, chưa kể tiền trả lãi vay ngân hàng. Trường mới thành lập được 1 năm thì gặp cảnh khó, nguồn vốn đầu tư ít, phải vay ngân hàng, nguồn thu chủ yếu trông chờ vào học phí hàng tháng nên việc học sinh không đến trường khiến tài chính dần cạn kiệt.

80 triệu đồng tiền thuê nhà mỗi tháng, đàm phán mãi chủ nhà chỉ bớt cho vài triệu. 11 giáo viên của trường phải tạm nghỉ việc không lương, người về quê, người đi bán hàng online để duy trì cuộc sống, chờ đến khi học sinh đi học trở lại. Bà Phạm Thị Quý Thể, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non song ngữ Embassy chia sẻ, trường đang cố gắng cầm cự từng tháng, được đến đâu hay đến đó. 

"Trên mạng xã hội, nhiều chủ trường đã không thể duy trì được trường, họ chọn cách là đóng cửa trường, thậm chí là giải thể, sang nhượng với giá rất là rẻ, đó là điều rất là đau lòng với cả giáo dục nói chung. Nếu dịch bệnh kéo dài, chúng tôi cũng chắc không có câu trả lời là chúng tôi có thể tiếp tục được nữa hay không"- bà Phạm Thị Quý Thể cho biết.

Trên toàn quốc hiện có 17.700 nhóm lớp mầm non tư thục. Đây là những cơ sở có quy mô dưới 70 học sinh, chủ trường hầu hết là những nhà đầu tư nhỏ, năng lực tài chính không dồi dào, chủ yếu trông chờ vào nguồn học phí từ học sinh. Nhiều cơ sở phải vay tiền ngân hàng để hoạt động. Việc không có nguồn thu học phí trong khi vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, tiền lương giáo viên trả nợ ngân hàng đang đẩy những nhóm này vào tình cảnh cạn kiệt về tài chính.

Chia sẻ khó khăn, một số chủ nhà đã cảm thông, miễn toàn bộ tiền thuê nhà cho các nhóm giữ trẻ tư thục tới khi học sinh đi học trở lại. Mặc dù Nhóm lớp mầm non Mầm Nhỏ ở quận Cầu Giấy gặp may mắn đó, nhưng chị Đỗ Thị Thúy Phương, chủ cơ sở này đã có nhiều cách "giữ chân" 15 giáo viên của mình bằng việc tạo điều kiện hỗ trợ họ có thêm thu nhập. 

"Bên tôi có chi trả lương cơ bản dành cho giáo viên và hỗ trợ các cô bằng cách là nhập hàng về cho các cô bán online, tạo đơn hàng kiếm thêm thu nhập. Nhập sách về cho các cô bán trên facebook, nhận đơn bán hàng đồ ăn online. May mắn là các cô đều là người Hà Nội, lương cơ bản, lại hỗ trợ tiền ăn, mọi người cũng biết là khó khăn nên mọi người cũng hiểu"- chị Đỗ Thị Thúy Phương nói. 

Không chỉ các trường mầm non tư thục gặp khó khăn mà các trường tư thục khối tiểu học, trung học cơ sở, trường liên cấp, thậm chí là các trường quốc tế có năng lực tài chính dồi dào cũng gặp rơi vào cảnh khó khăn. Ông Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng Tổ chức- Hành chính, Trường Quốc tế Nhật Bản, quận Hà Đông cho biết, sau gần tháng 3, nhà trường đã lỗ gần 15 tỷ đồng. Đây là các khoản chi lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của cả 3 cấp học (gồm mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) và duy trì cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phòng dịch, thiết bị, điện nước… Hiện trường có 180 cán bộ, giáo viên, trong đó 43 giáo viên là người nước ngoài nên đang phải tính đến phương án cắt giảm giáo viên để giảm lỗ.

"Hiện tại trường cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi lượng giáo viên là người nước ngoài của trường rất đông, nên nguồn kinh phí duy trì lương lớn. Nếu tiếp tục học sinh không đến trường thì nhà trường rất khó khăn . Nhà trường đang tính phương án tạm hoãn hợp đồng để giảm chi phí hoạt động duy trì bộ máy của nhà trường"- ông Nguyễn Văn Anh cho biết. 

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19,  Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục báo cáo đánh giá tác động, thiệt hại của dịch bệnh Covid-19 để đề xuất Chính phủ có biện pháp hỗ trợ. Với việc hàng loạt trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tư thục, nhóm lớp mầm non tư thục có nguy cơ phải giải thể, cắt giảm giáo viên sẽ gây áp lực cho hệ thống giáo dục mầm non khi học sinh đi học trở lại, đồng thời cũng dẫn đến tình trạng giáo viên bị mất việc hàng loạt, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động dạy học của chính các nhà trường.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.