Bài học về ứng xử sư phạm qua vụ việc giáo viên trường tiểu học Nam Thành Công

GD&TĐ - Chiều ngày 26/10, BGH trường tiểu học Nam Thành Công (Đống Đa, Hà Nội) đã có những trao đổi chính thức với các cơ quan báo chí về những vấn đề xoay quanh việc một giáo viên đã yêu cầu học sinh lớp hai phải nghỉ học.

BGH Trường tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) trả lời các cơ quan báo đài
BGH Trường tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) trả lời các cơ quan báo đài

 HS bị yêu cầu nghỉ học khi chưa có thông báo tới gia đình

Tối ngày 24/10, chị N.T.Th đã chia sẻ câu chuyện về con mình trên mạng xã hội và được đông đảo dư luận quan tâm. Cụ thể, con chị đã mắc những lỗi mà cháu đã trình bày trong bản kiểm điểm như : “4 lần bạn quay xuống nói chuyện với con; 3 lần mỏi người con tự đứng dậy nên bị cô giáo nhắc và phạt đứng tại chỗ làm bài.

Cô yêu cầu con nghỉ học 1 ngày và về thông báo với mẹ, nhưng con không báo nên ngày hôm nay mẹ vẫn mang con đến trường. Con đã vi phạm khuyết điểm là đã không báo mẹ gọi điện cho cô ngày hôm qua.”

Chị N.T.Th cũng bày tỏ những bức xúc về điều này: “Con em có lỗi thì phải nghỉ học là đương nhiên, (nhưng lỗi phải ở mức độ nào đó và phải có biên bản, có ý kiến của ban giám hiệu nhà trường và cô chủ nhiệm). Nhưng con em mới học lớp 2 và cô giáo cho nghỉ học nhưng lại chỉ yêu cầu con về nói với bố mẹ mà không hề có trao đổi với phụ huynh. Đến ngày hôm nay (tức 24/10) em vẫn đưa con đi học, cô tỏ thái độ với con. Em đón thì thấy con khóc lóc, các bạn trong lớp xúm lại nói: Vì hôm qua cô phạt bạn nghỉ học nhưng bạn không nghỉ nên hôm nay cô nói bạn trước lớp”.

Rõ ràng để học sinh thực hiện theo nề nếp nội quy của trường học, giáo viên có thể đưa ra những hình thức kỷ luật. Tuy nhiên việc mà cô giáo yêu cầu một học sinh lớp 2 phải nghỉ học khi mắc những khuyết điểm trên là không nên.

Hơn nữa, cô giáo lại không liên lạc thông báo với gia đình học sinh khi thực hiện hình thức phạt này.

Được biết, trường tiểu học Nam Thành Công đã có dịch vụ sổ liên lạc điện tử, bản thân chị N.T.Th cũng đã đăng ký dịch vụ này từ đầu năm. Và theo quy định, nếu học sinh mắc lỗi thì giáo viên sẽ cập nhật thông báo điều này tới phụ huynh.

Bài học về ứng xử tình huống sư phạm

Hiệu trưởng Phan Kim Anh trả lời các cơ quan báo chí
Hiệu trưởng Phan Kim Anh trả lời  các cơ quan báo chí
Trao đổi với cơ quan báo chí, bà Phan Kim Anh, hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) cho biết: Quan điểm của nhà trường là giáo dục học sinh nghiêm khắc để học sinh đi vào nền nếp chứ không có nghĩa là chúng tôi đánh hay phạt học sinh. Hình thức áp dụng kỷ luật mà cô L. A làm vừa qua đối với học sinh là sai, và bản thân cô giáo đã nhận ra điều đó.

Chiểu ngày 25/10 khi làm việc với BGH và phụ huynh học sinh, cô giáo L.A cũng đã nhận lỗi về việc làm sai của mình. Vì từ việc làm đó của cô đã dẫn đến “sự hiểu lầm” của phụ huynh và kéo theo những điều đáng tiếc nữa.

Nhà trường nhận thấy về phía giáo viên phải nghiêm khắc, trung thực và nhận ra những khuyết điểm mà mình đã gây ra. Và bản thân cô giáo cũng đã nhận ra điều đó. Hiện tại cô L.A cũng đã phải làm kiểm điểm để tường trình về sự việc này. Nhà trường cũng nhận thấy chưa sát sao trong công tác, nên đã để xảy ra việc làm này là rất đáng tiếc.

Bà Phan Kim Anh, hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết, “BGH sẽ xin ý kiến cấp trên để đưa ra một hình thức kỷ luật đối với cô giáo L.A. Nhà trường cũng mong phụ huynh học sinh thông cảm. Đây cũng là bài học để chúng tôi rút kinh nghiệm trong hội đồng sư phạm để những sự việc đáng tiếc như thế này không xảy ra.”

Chắc chắn sự việc sẽ không bị đẩy đi quá xa, nếu giáo viên chủ nhiệm có ứng xử hợp lý theo đúng quy định trong nhà trường.

Trong sự việc này, lẽ ra cô giáo phải chủ động liên lạc với phụ huynh để hai bên có biện pháp giáo dục con trẻ tốt hơn, thay vì đưa ra cách giải quyết thiếu đúng đắn một chiếu như thế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.