Giáo dục thế nào khi phát hiện con xem phim, ảnh nhạy cảm?

GD&TĐ - Bố mẹ sẽ giáo dục ra sao khi phát hiện trẻ xem hình, phim ảnh nhạy cảm? Đây là vấn đề tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại đòi hỏi sự khéo léo, bình tĩnh để giáo dục hiệu quả.

TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh.
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh.

TS chuyên ngành tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Tổng giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) trao đổi: Khá nhiều phụ huynh nói rằng đã phát hiện ra con xem phim “đen”, điện thoại có lưu hình ảnh nhạy cảm… Nhiều bậc phụ huynh lúng túng không biết ứng xử, dạy bảo ra sao, có người nóng nảy quát mắng, thu hoặc đập điện thoại di động.

Với vấn đề này, trước hết bố mẹ cần giải thích cho con hiểu cái gì được phép và không được phép. Hãy dạy cho con những kiến thức nền về xâm hại tình dục; về tuyên truyền văn hóa phẩm đồ trụy là vi phạm pháp luật…

Từ đó, con trẻ sẽ biết và  không để người khác nhìn thấy cơ thể của mình cũng như không cố tình nhìn thấy cơ thể người khác. Hoặc không lưu, lan truyền phim, hình nhạy cảm.

Trong hành xử khi phát hiện con lưu hay xem phim ảnh nhạy cảm, dù bất ngờ đến mấy bố mẹ cũng không được nóng vội, đánh mắng ngăn cản hay đập phá đồ dùng, điện thoại của trẻ.  Bố mẹ hãy hiểu rằng con đã lớn và phải hướng dẫn, dạy bảo đúng cách. Tránh gây sự tò mò từ phản ứng, ứng xử của bố mẹ trước sự việc. “Thà vẽ đường để hươu chạy đúng hướng còn hơn để hươu chạy lung tung.

Ở lứa tuổi tiểu học, cha mẹ cần bắt đầu quan tâm đến giáo dục giới tính cho các con. Các con cần thuộc tên các bộ phận trong cơ thể và phải biết phân biệt giới tính, chức năng của các bộ phận. Kiến thức về giới tính hãy giáo dục sớm có thể.

Thực tế ở nhiều nước trên thế giới, trẻ 3 tuổi đã được dạy về các bộ phận cơ thể, các “vùng riêng tư” người khác không được động chạm tới kể cả là bố mẹ. Giáo dục sớm giúp con nhận định cái đúng, tránh tò mò hay đi vào con đường sai trái.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước hành động đập điện thoại của trẻ, bày tỏ trên mạng về thực tế của trẻ khi phát hiện trẻ xem và lưu nội dung, hình ảnh nhạy cảm, TS Vũ Việt Anh cho rằng điều đó không nên. Đập điện thoại, chia sẻ tin nhắn của con lên mạng chính là một hành vi xâm phậm quyền riêng tư. Thay vào đó, cha mẹ hãy bình tĩnh ngồi lại cùng trao đổi với con, tìm hiểu nguồn gốc vấn đề để giáo dục và có hướng xử lý tốt hơn.

Cảm xúc khó và không phải lúc nào cũng kiểm soát hết, do đó phụ huynh càng cần trang bị nhiều hơn kiến thức và kĩ năng quản lý cảm xúc trong việc giáo dục trẻ. Như vậy khi xảy ra những tình huống lệch chuẩn ở con cần điều chỉnh thì cha mẹ sẽ biết cách phản ứng và giáo dục hiệu quả.

Tránh gây tổn hại tới tinh thần của trẻ từ những ứng xử thiếu kiềm chế. Nếu chỉ xảy ra trong phạm vi gia đình thì trẻ xấu hổ với bố mẹ, anh em. Khi sự việc của trẻ được trao đổi công khai bên ngoài vô hình sẽ mang tới cái nhìn khác của bạn bè về trẻ. Từ đó các em hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, xuất hiện tự ti, sợ hãi…

TS Vũ Việt Anh lưu ý: Với trẻ tuổi dậy thì, việc giáo dục giới tính là điều vô cùng cần thiết. Giáo dục chưa đúng cách sẽ gây nguy hiểm lớn. Cha mẹ hãy trở thành những người thầy trong gia đình và sớm hướng dẫn, chỉ đường cho con. Đừng vì thiếu kiểm soát hành vi của mình đã gây ra tổn thương không đáng có, những ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý.

Khi nhận ra sai sót trong ứng xử, không chỉ con trẻ mà cha mẹ cũng cần biết nhận lỗi và xin lỗi. Cùng bình tĩnh nói chuyện để giáo dục và giúp con sửa chữa, thay đổi bản thân mình và tránh tiếp tục sai lầm sẽ tốt hơn nhiều những hành động nóng giận, phản khoa học. Hãy tâm lý và thấu hiểu, tránh đánh mắng hoặc nói lời xúc phạm vì con đã trót xem hoặc lưu giữ hình ảnh nhạy cảm...
TS Vũ Việt Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.