Giáo dục nghề nghiệp: Sự hấp dẫn mới mẻ từ hoạt động phong trào

Giáo dục nghề nghiệp: Sự hấp dẫn mới mẻ từ hoạt động phong trào

Xây dựng văn hóa khởi nghiệp

Hoạt động phong trào trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ nhằm xây dựng môi trường và tạo động lực cho học sinh sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát triển về năng lực, phẩm chất,… mà còn góp phần tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn thu hút tuyển sinh và nâng cao hiệu quả đào tạo.

Bà Trần Minh Huyền – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Năm nay, Tổng cục GDNN dự kiến triển khai một số hoạt động hỗ trợ cho HSSV khởi nghiệp. Trong đó, tập trung vào công tác truyền thông khởi nghiệp, xây dựng tài liệu, học liệu, đào tạo trực tuyến để hỗ trợ, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn cho HSSV trong các cơ sở GDNN. Thông qua phong trào này, HSSV sẽ được trang bị những kiến thức để khởi nghiệp trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Cùng với đó, dự kiến tháng 10/2020 sẽ triển khai các hoạt động kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư để gọi đầu tư cho các dự án khởi nghiệp cho HSSV. Đặc biệt một nội dung hấp dẫn khác gắn với HSSV là Cuộc thi các ý tưởng khởi nghiệp. Cuộc thi này được thực hiện trong 3 tháng, đến cuối quý 4/2020 sẽ tổng kết và trao giải, đồng thời tổ chức Ngày hội khởi nghiệp cho HSSV.

Năm 2020, ngành cũng dự kiến tổ chức hoạt động hội thao với nhiều nội dung mới, đó là Hội thao giáo dục Quốc phòng, An ninh gắn với hội thao về giáo dục thể chất cho HSSV trong các cơ sở GDNN, thời gian triển khai vào Quý 4/2020. Đi đôi với hội thao là đẩy mạnh hoạt động văn hóa ứng xử trong các cơ sở GDNN, bao gồm những nội dung liên quan đến các đối tượng cụ thể là cán bộ quản lý, giáo viên và HSSV, hướng tới việc xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh, tạo động lực học tập rèn luyện đạo đức, kỹ năng nghề cho HSSV,...

Tôn vinh và phát triển nhân tố điển hình

Cũng trong năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục GDNN lần đầu tiên tổ chức Lễ tuyên dương, tôn vinh HSSV xuất sắc, tiêu biểu trong các cơ sở GDNN. Đặc biệt là những thanh niên, HSSV dân tộc thiểu số; những người có thành tích trong các cuộc thi tay nghề. Đây là hoạt động phong trào điển hình, trong đó đánh giá cao các tiêu chí về đạo đức, lối sống và thành tích học tập. Hiện nay, các Sở LĐ-TB&XH đang thực hiện tổng hợp, thẩm định, gửi hồ sơ về Tổng cục GDNN.

Giáo dục nghề nghiệp: Sự hấp dẫn mới mẻ từ hoạt động phong trào ảnh 1
Sinh viên trường nghề sẽ có thêm động lực học tập thông qua hoạt động phong trào

Một sự kiện đáng chú ý khác là Kỳ thi tay nghề Quốc gia năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh nên đã phải lùi thời gian tổ chức, dự kiến sau tháng 7/2020 mới có thể tổ chức. Mục đích của cuộc thi nhằm khơi dậy hoạt động phát triển kỹ năng, phong trào rèn luyện tay nghề, thợ giỏi rộng khắp; Tạo sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội đối với GDNN. Bên cạnh đó, Kỳ thi tay nghề Quốc gia cũng nhằm chuẩn bị cho đội tuyển tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN được tổ chức tại Singapore vào năm 2021.

Theo bà Trần Minh Huyền, cùng với các chương trình truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, hoạt động phong trào góp phần tích cực chuyển tải thông tin giáo dục nghề nghiệp. Giúp HSSV hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, hình thành nhân cách, đạo đức, tích cực rèn luyện kỹ năng nghề để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia, qua đó tăng năng xuất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.