Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống là việc lớn, hệ trọng, lâu dài

GD&TĐ - Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là một việc lớn, hệ trọng, lâu dài, cho hiện tại và cho cả tương lai.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ điều này tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” diễn ra sáng 11/5.

Cần tiếp tục đổi mới cả về nhận thức và hành động

Nhận địnhQuyết định 1501/QĐ-TTg được ban hành đúng thời điểm, thể hiện nhận thức, tầm nhìn đúng đắn, xa rộng của Chính phủ và các ban, bộ, ngành liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là một việc lớn, hệ trọng, lâu dài, cho hiện tại và cho cả tương lai.

Đây cũng là một phần của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo; là phần quan trọng cần phải đổi mới trong định hướng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo mà toàn ngành đã, đang và sẽ triển khai. Công việc này cần tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Bộ trưởng cũng cho rằng, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cần được tiếp tục đổi mới cả về nhận thức và hành động, phương pháp và nội dung, quy mô và chiều sâu, số lượng và chất lượng. Ngành giáo dục và đào tạo sẽ đưa nội dung này vào chương trình hành động của ngành để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.

Để thực hiện thành công nội dung trên, cần có sự phối hợp, chia sẻ hiệu quả của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; vì giáo dục và phát triển con người là công việc của tất cả chúng ta.

Bộ GD&ĐT sẽ đặc biệt quan tâm và hướng đến phát triển những con người sống có ý chí, chí hướng, khát vọng, trách nhiệm tại tất cả các cấp học. Ảnh minh họa/INT
Bộ GD&ĐT sẽ đặc biệt quan tâm và hướng đến phát triển những con người sống có ý chí, chí hướng, khát vọng, trách nhiệm tại tất cả các cấp học. Ảnh minh họa/INT

Tại hội nghị, báo cáo của Bộ GD&ĐT đã nêu được các kết quả, kinh nghiệm và đưa ra giải pháp. Ý kiến tham luận, chia sẻ tại các đầu cầu cũng đưa ra nhiều giải pháp hay. Chia sẻ điều này, theo Bộ trưởng, ai cũng dễ dàng nhận thấy và thống nhất giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là việc quan trọng cần làm; nhưng vấn đề là phải hành động.

Từ đó, Bộ trưởng đưa ra một số nội dung quan trọng cần tập trung; trong đó đầu tiên là nội dung tăng cường giáo dục ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật (chấp pháp). Coi trọng việc giáo dục ý thức pháp luật, tinh thần tuân thủ, thực thi pháp luật và coi đây là khâu mang tính nền tảng, là xuất phát và là chỗ dựa cho các triển khai giáo dục khác. Đây là yêu cầu quan trọng, cơ bản của con người và của mỗi công dân.

Trong các quy phạm pháp luật đã hàm chứa các yếu tố của đạo đức, giá trị, văn hóa nhưng ở mức nền tảng; trên cơ sở đó bồi đắp các giá trị khác. Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình liên tục xuyên suốt tất cả các cấp học và là một phần của giáo dục suốt đời. Tu dưỡng là một quá trình không giới hạn và đạo đức là một khoảng liên tục cần phải hoàn thiện không ngừng.

Cùng với đó, Bộ trưởng cho rằng trong thời đại ngày nay cần phải nhận diện và kiến tạo thêm các giá trị. Chúng ta không chỉ thích ứng, đào tạo nhân lực cho Cách mạng công nghiệp 4.0, mà còn phải nhận thấy, vun đắp, kiến tạo các giá trị mới và những giá trị cũ đang được làm mới.

Những giá trị chân, thiện, mỹ của thời kỳ chuyển đổi số cũng không còn giống hoàn toàn với chân thiện mỹ của thời kỳ truyền thống. Đạo đức số, đạo đức mạng xã hội, lối sống số đạo đức của sự kết nối và chia sẻ là điều mà chúng ta cần phải nhận diện, tác động cho trúng và đúng.

Đạo đức mà chúng ta cần bàn phải gắn liền với thực tiễn. Các giá trị cần phải được cụ thể bằng hành vi, thấm nhuần trong hoạt động chứ không chỉ là trong các quy định. Ở đó, phương pháp, cách thức vẫn là những khâu quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1501.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 1501.

Hướng đến phát triển con người sống có ý chí, chí hướng, khát vọng, trách nhiệm

Bộ trưởng nhấn mạnh: Việc giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống cần phải thực hiện sao cho thầy thích dạy, trò thích học và mong muốn làm theo; đồng thời các giá trị đó phải là niềm tự hào của chính con người mình.

Chúng ta cần phải sử dụng các phương tiện hiện đại để phục vụ cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Phải lấy việc khảo sát, đánh giá thực tiễn để làm căn cứ cho việc đổi mới học tập, giảng dạy các môn lý luận chính trị. Các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục chính trị, dù ở các mức độ và tầm ảnh hưởng khác nhau nhưng phải hiệu quả và đổi mới là yêu cầu quan trọng.

Phải lấy việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cá nhân với các định hướng giá trị tích cực để tạo dựng các cá nhân sống có ý chí, có chí hướng, có khát vọng lành mạnh, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, làm căn cứ tiền đề cho một thế hệ giàu khát vọng. Phương pháp phải đi từ cụ thể đến bao quát, từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến cộng đồng.

Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ đặc biệt quan tâm và hướng đến phát triển những con người sống có ý chí, chí hướng, khát vọng, trách nhiệm tại tất cả các cấp học. Đây là tiền đề thực hiện quyết tâm quan trọng được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đó là khơi gợi khát vọng dân tộc, trách nhiệm với đất nước. Sự nghiệp này không chỉ là trách nhiệm của riêng Bộ GD&ĐT mà sự kiết nối, hợp tác, phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan có vai trò rất quan trọng.

Chúng ta phải tiếp tục đổi mới và đi vào thực chất, gạt bỏ những gì là hình thức, không thực chất, gây phản cảm. Nêu quan điểm này, Bộ trưởng mong có được sự chia sẻ, phối hợp của các lãnh đạo bộ, ban, ngành địa phương, các sở giáo dục, các thầy/cô những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trọng này để cùng góp sức vào sự nghiệp lớn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1284 tặng Bằng khen cho 48 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 1501.

Trong 48 tập thể có 16 Sở GD&ĐT, đơn vị thuộc Sở GD&ĐT; 32 trường đại học, cơ sở giáo dục thuộc các trường đại học, cao đẳng.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương thẩm định xét chọn hồ sơ sau đó trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc triển khai Đề án 1501. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định khen thưởng, sẽ gửi các đơn vị để tổ chức trao tặng bảo đảm đúng quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.