Giáo dục Indonesia vượt qua 2 thập kỷ khó khăn

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Indonesia kêu gọi các trường tăng cường và đẩy mạnh việc thay đổi mô hình giáo dục, hướng đến nền giáo dục toàn diện hơn.

Chương trình giảng dạy tại Indonesia hướng đến ngắn gọn, độc lập hơn.
Chương trình giảng dạy tại Indonesia hướng đến ngắn gọn, độc lập hơn.

Ngân hàng Thế giới phân tích trong giai đoạn dịch Covid-19, Indonesia đã đóng cửa trường học hoàn toàn hoặc một phần trong khoảng 21 tháng và là một trong những quốc gia học trực tuyến lâu nhất thế giới. Việc chuyển đổi đột ngột sang hình thức học trực tuyến đã tác động đáng kể đến kỹ năng học tập của trẻ em Indonesia.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục Nadiem Makarim cảnh báo chất lượng học tập giảm sút không phải vấn đề mới xuất hiện trong dịch Covid-19 tại Indonesia mà đã tồn tại suốt 2 thập kỷ vừa qua.

“Lỗ hổng trong giáo dục Indonesia đã xuất hiện trong 20 năm qua do chương trình giảng dạy không linh hoạt, các trường không được tiếp cận với các nguồn lực và giáo viên bình đẳng. Nhiều yếu tố khác cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của đất nước”, ông Nadiem bày tỏ.

Chính phủ đã thông qua chương trình cải cách giáo dục nhằm khuyến khích các trường thay đổi mô hình mang tính linh hoạt hơn. Chương trình cải cách, gọi là “Học tập độc lập”, yêu cầu các trường xây dựng nội dung giảng dạy ngắn gọn. Mỗi tiết học tương ứng với một chủ đề học tập độc lập.

Ông Nadiem cho biết, trong giai đoạn dịch Covid-19, Bộ Giáo dục đã tiến hành khảo sát, so sánh chất lượng giáo dục giữa các trường dạy theo mô hình cũ và các trường áp dụng “Học tập độc lập”. Kết quả, trường giảng dạy ngắn gọn có tỷ lệ học tập giảm sút thấp hơn.

Do đó, Bộ Giáo dục Indonesia kêu gọi các trường tăng cường và đẩy mạnh việc thay đổi mô hình giáo dục, hướng đến nền giáo dục toàn diện hơn.

Theo Jakarta Globe

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.