Giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp: "Tiếp lửa" sinh viên

Giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp: "Tiếp lửa" sinh viên

(GD&TĐ) - Hôm nay (23/8), tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa), “Hội nghị báo cáo kết quả triển khai chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE2)” đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới giúp cho công tác đào tạo bậc đại học ngày càng sâu sát và hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Bùi Văn Ga điều hành Hội nghị với sự tham dự của trên 100 đại biểu trong nước và quốc tế là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng dạy bậc đại học.

Thứ trưởng Bùi văn Ga (bên phải) điều hành Hội nghị
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (bên phải) điều hành Hội nghị

Sẽ nhân rộng dự án để “tiếp lửa” cho sinh viên

Nhà nghiên cứu giáo dục Hoàng Đông khẳng định: “Thực tế cho thấy, một lượng lớn sinh viên trong các trường đại học vẫn chưa định hình được nghề nghiệp cũng như mục đích và công việc mình sẽ làm khi tốt nghiệp. Đây là thực trạng rất nghiêm trọng, nó là nguyên nhân dẫn đến một lượng lớn cử nhân lâm cảnh thất nghiệp khi ra trường. Điều này cho thấy hướng nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học là rất cần thiết và nên được triển khai trên quy mô rộng”. 

 Để giải quyết vấn đề này, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp giao đoạn 2 (POHE2) do Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện với sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan đã phần nào hạn chế tình trạng sinh viên thất nghiệp khi ra trường.

Theo các đại biểu dự Hội nghị cũng như lãnh đạo Bộ GD&ĐT, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách rõ rệt, đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao và khắt khe của quá trình hiện đại hóa đất nước. Tuy dự án mới được triển khai từ đầu năm 2012 ở 8 trường đại học trong cả nước nhưng đã mang lại những kết quả khả quan. 

Thạc sỹ tâm lý Bùi Đức Hùng - Trường đại học Vinh - khẳng định: Từ khi dự án được triển khai ở trường đại học Vinh, hầu hết sinh viên đều tự tin và định hướng rõ ràng được việc mình sẽ làm. Từ đó có động lực học tập và phấn đấu tốt hơn. Cơ hội tìm kiếm việc làm đúng với nghề mình được đào tạo cũng cao hơn”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Ga chỉ đạo: “Dự án đã thể hiện nhiều lợi ích có tác động tốt đến sự phát triển đất nước. Vì vậy trong thời gian tới không chỉ 8 trường, mà ban chỉ đạo dự án sẽ nghiên cứu mở rộng hơn nữa. Trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang phải đương đầu với các thách thức ngày càng lớn của xã hội, bắt buộc toàn hệ thống phải bằng mọi cách đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực cũng như cung cấp đầu ra một cách hiệu quả hơn.

Vấn đề cốt lõi là mối quan hệ, sự tương tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học, đặc biệt là thị trường lao động. Đào tạo là phải bám sát thực tế”.

Các đại biểu thảo luận tại hội nghị
Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị

Tạo đột phá cho nguồn nhân lực

Thực tế cho thấy nguồn nhân lực từ các trường đại học mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thực tế. Nguyên nhân chính là chưa bám sát yêu cầu của thị trường lao động.

Tham gia Hội nghị, chuyên gia nghiên cứu giáo dục Siep Toij cho rằng: Các nước châu Âu nguồn nhân lực ngay sau khi ra trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội do họ gắn lý thuyết với thực hành. Có nhiều trường đại học, SV học lý thuyết một ngày, sau đó thực hành ngay lý thuyết đã học. Nếu sinh viên không thực hành được thì giáo viên dạy lý thuyết phải chịu trách nhiêm. Các bộ giáo trình cũng liên tục được đổi mới để cập nhật những đòi hỏi của thực tế. Trường đại học Việt Nam nên tham khảo mô hình đào tạo này”. 

Bà Nguyễn Kim Dung và nhiều đại biểu đồng ý kiến cho rằng: Các giáo viên, giảng viên nằm trong dự án POHE phải là những người năng động, có khả năng “tiếp lửa” cho sinh viên. Đồng thời phải chứng minh được rằng kiến thực mình truyền dạy có thể áp dụng sâu sát được trong thực tiễn cuộc sống.

Chuyên gia Hasfarm khẳng định: Các nước tiên tiến xem việc tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường đại học và thị trường lao động, các doanh nghiệp là nghĩa vụ và trách nhiệm. Các trường đại học đồng thời cũng phải là cầu nối cho sinh viên đến với các doanh nghiệp. 

Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ GDĐH phát biểu: Qua Hội nghị, cán bộ quản lý trong các trường đại học hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc thiết lập sự liên kết giữa nhà trường với nhu cầu thực tế. Từ đây sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục định hướng thực hành. Các đại biểu cũng sẽ có nắm bắt đầy đủ cách đưa các tri thức và kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực hiện dự án đến với toàn hệ thống giáo dục đại học. 

Hà Văn Đạo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.