Hơn 70 quốc gia đưa tiếng Trung vào hệ thống GD

GD&TĐ - Hơn 70 quốc gia trên thế giới như Anh, Nga, Nam Phi, Nhật Bản, Australia... đã chính thức đưa việc giảng dạy tiếng Trung vào hệ thống GD quốc gia của họ - Thứ trưởng GD Trung Quốc Tian Xuejun cho biết.

Một người châu Phi đến từ Ghana học tiếng Trung tại Đại học Công nghệ Taiyuan, Taiyuan, tỉnh Sơn Tây
Một người châu Phi đến từ Ghana học tiếng Trung tại Đại học Công nghệ Taiyuan, Taiyuan, tỉnh Sơn Tây

Đến nay, hơn 4.000 trường cao đẳng trên thế giới đã thiết lập các khóa học tiếng Trung trong chương trình giảng dạy của họ, ước tính có 25 triệu người đang học tiếng Trung và hơn 200 triệu người đã học tiếng Trung trên toàn cầu.

Là 1 trong 6 ngôn ngữ chính thức của LHQ, nhu cầu học tiếng Trung tiếp tục tăng trong những năm gần đây, phần lớn những người học tiếng Trung ở nước ngoài đến từ Đông Nam Á – Giáo sư Wu Yinghui của ĐH Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh cho biết.

Theo ông Wu, hơn 30 triệu người Trung Quốc sống ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 6% dân số khu vực, điều này đặt nền tảng vững chắc cho việc dạy tiếng Trung trong khu vực. Khi mối quan hệ văn hóa và kinh tế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á ngày càng sâu sắc, sở thích học tiếng Trung của người dân địa phương cũng tăng lên.

Ở Mỹ, mặc dù tổng số người học tiếng Trung vẫn ít so với ngôn ngữ khác nhưng đang đang dần phổ biến hơn. Một cuộc khảo sát năm 2017 do Hội đồng GD quốc tế Mỹ (ACIE) thực hiện và công bố, hơn 10,6 triệu HS Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp 12, đang học một ngoại ngữ phổ biến, chiếm khoảng 20% trẻ em đi học ở Mỹ. Trong đó, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ được giảng dạy rộng rãi nhất ở tất cả 50 bang của Mỹ và Washington D.C với 7,36 triệu học viên, trong 1,29 triệu người học tiếng Pháp và gần 331.000 người đăng ký học tiếng Đức.

Có tới 227.086 học viên đăng ký các khóa học tiếng Trung – ngôn ngữ được xếp loại là ngoại ngữ được giảng dạy rộng rãi thứ 4 trong hệ thống GD Mỹ và đây được xem là điều “đáng chú ý”.

Theo CGTN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.