Hàn Quốc: Lưu giữ thành công trò chơi dân gian

GD&TĐ - Mặc dù không ít trò chơi hiện đại ra đời, nhưng người dân Hàn Quốc vẫn không quên giữ gìn những trò chơi truyền thống.

Gaegichagi tương tự đá cầu.
Gaegichagi tương tự đá cầu.

Không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc là một trong những quốc gia có mức độ phát triển tốt nhất khi nói đến trò chơi điện tử. Tuy nhiên, họ có gì nổi bật khác khi nhắc tới những trò chơi ngoài màn hình? Liệu, người Hàn Quốc còn thích tham gia trò chơi dân gian? Đây chắc hẳn là câu hỏi được không ít người dân tại các quốc gia khác đặt ra.

Ban đầu, các trò chơi truyền thống của Hàn Quốc được xây dựng từ tín ngưỡng dân gian. Từ lâu, quốc gia này đã là một xã hội nông nghiệp. Người dân Hàn Quốc có niềm tin mạnh mẽ vào thần thánh. Vào khoảng thời gian này, bên cạnh những nghi lễ trừ tà, biểu diễn ca hát và nhảy múa, các trò chơi truyền thống của Hàn Quốc cũng được phát triển. Mặc dù nhiều tín ngưỡng dân gian đã biến mất, mọi người vẫn tiếp tục tham gia trò chơi truyền thống ngay cả khi những thứ này gần như biến mất dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Tuỳ theo khu vực, các trò chơi và quy tắc có thể khác nhau.

Việc tham gia những trò chơi dân gian cho phép mọi người giao tiếp cũng như dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và thậm chí là hàng xóm. Tuy nhiên, ngày nay, các trò chơi này vẫn được tổ chức theo phong cách hiện đại hơn. Trò chơi dân gian Hàn Quốc cũng thường xuyên xuất hiện trong những lễ hội như Chuseok – Tết Trung thu. Ngày nay, những trò chơi truyền thống phổ biến nhất tại Hàn Quốc là: Ganggang Sulrae, Jegichagi, Neolttwigi, Ssireum, Tuho và Yunnori. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người dân Hàn Quốc vẫn yêu thích một số trò chơi dân gian dưới đây:

Gonu

Gonu có thể so sánh với cờ vua Hàn Quốc. Người chơi phải vẽ một bảng trò chơi trên sàn nhà hoặc một tấm gỗ. Có rất nhiều phương thức chơi trong Gonu. Và, dù trải qua bao nhiêu thế hệ, người dân Hàn Quốc vẫn yêu thích trò chơi này. Gonu được coi là trò chơi hiệu quả nhất để phát triển trí thông minh.

Người tham gia Gonu sẽ chơi với một viên sỏi nhỏ (hoặc một mảnh gỗ) và một bảng trò chơi được vẽ trên mặt đất hoặc mảnh giấy. Người chơi di chuyển viên sỏi của mình về phía trước. Và, người chơi chặn được viên sỏi của đối thủ sẽ thắng.

Gonggi

Ban đầu, Gonggi là một trò chơi chỉ dành cho các cô gái. Đây là một trò chơi tương tự như “Jacks” ở phương Tây. Nguyên tắc của trò chơi này là ném 5 viên đá nhỏ để chúng rơi xuống đất. Sau đó, người chơi phải nhặt và ném tất cả viên đá đó lên, bắt bằng tay. Khi một viên đá rơi ra khỏi bàn tay, điều đó cũng có nghĩa là người chơi thất bại. Trò chơi dân gian này đòi hỏi người tham gia cần có sự khéo léo. Không chỉ thú vị, Gonggi còn được coi là trò chơi truyền thống mang lại nhiều tiếng cười.

Trò chơi dân gian vẫn được người dân Hàn Quốc chơi trong dịp Tết.
Trò chơi dân gian vẫn được người dân Hàn Quốc chơi trong dịp Tết.

Yutnori

Yutnori là một trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc. Đặc biệt, trong dịp Tết truyền thống, hầu như tất cả người dân Hàn Quốc đều chơi Yutnori để cầu bình an. Yutnori đòi hỏi người chơi sử dụng gậy, di chuyển các quân cờ trên bàn cờ và lấy gậy làm xúc xắc.

Dụng cụ chơi được làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình tròn và gậy yut. Gậy yut gồm 4 cây gỗ theo hình trăng khuyết, một mặt trên có khắc chữ được gọi là yut. Đường đi của những cây gây yut này tượng trưng cho sự vận động của hành tinh mặt trời, còn ý nghĩa hẹp hơn là cầu mong một năm mới đầy sung túc. Hình thức của trò chơi Yutnori có phần giống trò chơi cá ngựa quen thuộc nên rất dễ để nắm được quy luật.

Yutnori là một trò chơi bằng bảng phổ biến trên khắp Hàn Quốc và nó được coi là một trò chơi truyền thống sâu sắc. Nhắc đến trò chơi dân gian, người ta thường nghĩ ngay đến cảnh tượng nhiều người đứng vây tròn xung quanh xem và hét to cổ vũ cho các thành viên trong đội chơi với mong muốn đạt được điểm tuyệt đối. Yutnori được chơi trong hầu hết các cuộc tụ tập vào ngày lễ Tết truyền thống của Hàn Quốc –  Seollal. Ngoài ra, những khu vực trên thế giới có lượng dân số Hàn Quốc tập trung đông đúc cũng đều biết tới Yutnori.

Gaegichagi

Không giống như Gonggi, Gaegichagi là một trò chơi truyền thống của Hàn Quốc dành cho các chàng trai. Đây là trò chơi dùng để kiểm tra kỹ năng của người chơi. Ở các nước phương Tây, trò chơi này còn được gọi là “hackysack”. Trò chơi được coi là khởi nguồn cho lối chơi của phương Tây, hackysack – một loại trò chơi giống đá cầu. Người chơi đá một túi bóng bên trong chứa cát thay cho cầu. Luật chơi cơ bản là giữ vật dụng này không chạm đất càng lâu càng tốt.

Trong khi đó, đối với Gaegichagi của Hàn Quốc, người chơi sẽ dùng vật dụng được gọi là Gaegi. Đây là thứ được làm bằng hanji (giấy Hàn Quốc) và lụa. Sau đó, lớp ngoài của nó được xé ra để tạo một số đặc tính khí động học giống như loại chúng ta có thể tìm thấy ở quả cầu lông. Ngày nay, vật dụng này được làm bằng kim loại và nhựa vinyl. Trong trò chơi này, yếu tố quan trọng nhất quyết định “thành – bại” là động tác chân của người tham gia. Theo đó, người chơi sẽ không thua trừ khi để gaegi chạm đất. Trò chơi truyền thống này tại Hàn Quốc vô cùng được yêu thích trong mùa đông, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán.

Tuho

Ban đầu, Tuho là trò chơi phổ biến trong các gia đình hoàng gia và tầng lớp thượng lưu Hàn Quốc. Người chơi tuho phải ném mũi tên vào đỉnh của một chiếc lọ gỗ nhỏ. Số điểm được xác định bởi số lượng mũi tên trong lọ. Tuy nhiên, ngày nay, tuho là trò chơi thu hút sự tham gia của mọi người từ tất cả  tầng lớp.

Tuho được chơi trên Bán đảo Triều Tiên trong thời Vương quốc Gorguryeo (37 TCN – 668 CN), được nhắc đến trong “Lịch sử Cổ Đường” và Tùy thư. Trò chơi dần trở nên phổ biến vì vua Yejong của Goryeo (khoảng 1105 – 1122) nhận được một bộ tuho từ hoàng đế nhà Tống vào năm 1116 và không biết chơi như thế nào. Trong triều đại Joseon, tuho được mọi người đề cao. Trò chơi được chơi bởi cả phụ nữ và nam giới, bao gồm cả Hoàng tử Yangnyong cùng các chị gái, Vua Hyeonjong của Joseon và gia đình.

Theo Onedaykoreqa; Wikiward

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.