Đồng dao, trò chơi truyền thống và vòng tròn văn hóa gắn kết cộng đồng

GD&TĐ - Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và nhóm cộng sự vừa cùng Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TPHCM cho ra mắt cuốn sách mới mang tên Đồng dao và Trò chơi truyền thống.

Sách mới Đồng dao và Trò chơi truyền thống.
Sách mới Đồng dao và Trò chơi truyền thống.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng - chủ biên tập chuyên khảo này cho biết, từ thủa xa xưa, trò chơi dân gian có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.

Những trò chơi truyền thống gắn bó sinh động với đời sống thường nhật, lao động sản xuất, phong tục tập quán,… của người dân Việt Nam từ miền núi đến miền đồng bằng, duyên hải,…

Phần lớn các trò chơi đều có mặt trong hầu hết môi trường sinh hoạt, kể cả một số lễ hội. Hay nói cách khác, trò chơi dân gian chính là vòng tròn văn hóa vô hình gắn kết cộng đồng, thu hút rất đông người già – trẻ, nam – nữ tham gia và cổ vũ.

Bên cạnh những trò chơi mang dấu ấn riêng của từng dân tộc, rất nhiều trò chơi mang tính phổ biến hoặc có đôi chút biến tấu để phù hợp với đặc trưng vùng miền. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa.

Chính sự đa dạng, phong phú, ý nghĩa thẩm mỹ - nghệ thuật, và tính kết nối cộng đồng của trò chơi dân gian đã tạo nên những nét đẹp trong bản sắc văn hóa từng vùng miền nói riêng, và của cả dân tộc Việt Nam chúng ta nói chung.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng - chủ biên tập chuyên khảo
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng - chủ biên tập chuyên khảo  

Trò chơi dân gian dành cho trẻ em thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một loại văn vần tự do, ngắn hay dài tùy theo đặc điểm yêu cầu của trò chơi hoặc lặp đi lặp lại không dứt.

Những bài đồng dao mang sự hồn nhiên và tinh thần rất vô tư của con trẻ,  cuốn hút những đứa trẻ cùng hát, cùng cố gắng chơi hết mình, điều chủ yếu không phải là thắng, mà là được chơi, được tham gia cùng bè bạn.

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đang phát huy thế mạnh du lịch, trong đó chú trọng phát triển các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, cũng như nhiều trường học đang chủ động đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào chương trình giáo dục. Sự ra đời của chuyên khảo Đồng dao và Trò chơi truyền thống được đánh giá là nỗ lực góp phần bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóa cổ truyền Việt Nam.

Cuối sách chuyên khảo "Đồng dao và trò chơi truyền thống"
Cuối sách chuyên khảo  "Đồng dao và trò chơi truyền thống"

Chuyên khảo bên cạnh việc định nghĩa rõ các dạng trò chơi (như trò chơi bắt chước, trò chơi đọ sức, trò chơi thi tài khéo, trò chơi đấu trí, trò chơi may rủi, trò chơi trẻ em), còn giới thiệu danh mục sưu tập trò chơi của vùng Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Thừa thiên – Huế, Phú Yên – Khánh Hòa, và các tỉnh Nam Bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.