Đan Mạch: Sinh viên ngành nhân văn đang dôi dư

GD&TĐ - Một số ý kiến nhận định, thị trường Đan Mạch hiện không cần quá nhiều nhân lực từ ngành nhân văn. Tuy nhiên, quan điểm này đã gây ra nhiều tranh cãi, khi không ít chuyên gia cho rằng, nhân văn học vẫn vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay.

Ý kiến cắt giảm lượng SV ngành nhân văn tại Đan Mạch đã gây ra nhiều tranh cãi
Ý kiến cắt giảm lượng SV ngành nhân văn tại Đan Mạch đã gây ra nhiều tranh cãi

Cần cắt giảm SV nhân văn học

Phát biểu với truyền thông, bà Mette Fjord Sorensen, người đứng đầu nghiên cứu, GDĐH và sự đa dạng tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch (DI) nhận định, nước này không cần thêm những SV tốt nghiệp ngành nhân văn.

“Ngành nhân văn đang có số lượng ứng viên thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc giảm số lượng đầu vào ngành này vì nhận thấy quá nhiều SV tốt nghiệp nhân văn học đang chật vật để có được một công việc”, bà Fjord Sorensen cho biết.

Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong số lượng SV theo học tiếng Pháp và tiếng Đức cũng được coi là một vấn đề đáng lo ngại. “Chúng tôi lo lắng về việc tuyển dụng người học của ngành ngôn ngữ”, bà bày tỏ.

Nói về lý do giảm số lượng đầu vào của SV ngành nhân văn, bà Fjord Sorensen khẳng định, DI không hề bất công với nhân văn học; đồng thời chỉ ra sự “khập khiễng” giữa số lượng SV tốt nghiệp ngành này với nhu cầu của nền kinh tế.

“Các trường ĐH không cảm thấy có trọng trách đối với xã hội trước khi họ nhận ra đang lâm vào khó khăn vì đã chấp nhận nhiều SV ngành nhân văn - những người mà lực lượng lao động không có nhu cầu tuyển dụng. Chúng ta nên tăng số lượng SV học ngôn ngữ, nhưng không cần nhiều người học ngành nhân văn bởi nguồn cung này quá lớn”, bà Sogesen lập luận.

Người đứng đầu nghiên cứu tại DI cũng khẳng định, mặc dù tổ chức này đang thúc đẩy tuyển sinh ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) cho các trường ĐH Đan Mạch, nhưng năng lực trong ngành nhân văn học vẫn luôn được đề cao.

“Đối với sự phát triển của doanh nghiệp và công nghệ, điều quan trọng là thế hệ SV mới tốt nghiệp ngành nhân văn cần hiểu rõ hơn về năng lực kỹ thuật số, bởi đôi khi, họ sẽ cần đóng vai trò là cầu nối giữa người dùng và những người phát triển công nghệ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta cần nhiều học giả nhân văn hơn”, bà Fjord Sorensen nói.

Ý kiến trái chiều

Tiến sĩ Robert Phillipson, GS danh dự về ngôn ngữ tại Trường Kinh doanh Copenhagen nhận định: “DI chưa bao giờ tập trung nguồn lực vào ngoại ngữ. Dù có một số báo cáo trong 15 năm qua, nhưng họ hầu như không hành động.

Tôi và nhiều đồng nghiệp đã nêu rõ sự cần thiết trong việc đưa ra hành động nhưng đều bị bỏ qua. Không đào tạo được SV có trình độ cao về các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh không chỉ là vấn đề đối với doanh nghiệp, mà còn đối với người ”.

Cũng theo ông này, đây còn là một vấn đề nghiêm trọng đối với sự hiểu biết văn hóa của các nước láng giềng và các quốc gia thành viên EU. Các công chức và chính trị gia Đan Mạch không đủ điều kiện để cộng tác với các nước EU khác trong hệ thống EU phức tạp nếu mọi thứ được truyền đạt bằng tiếng Anh.

Phát biểu với truyền thông, bà Hanne Leth Andersen, Hiệu trưởng tại Trường ĐH Roskilde đã bày tỏ sự phản đối trước các ý kiến cho rằng, các trường ĐH nên giảm số lượng SV ngành nhân văn.

“Sự thay đổi trong quan điểm về sự cần thiết của SV tốt nghiệp ngành nhân văn đã xảy ra sau khủng hoảng tài chính. Từ năm 2013, điều này không chỉ diễn ra tại quốc hội mà còn trong xã hội nói chung và tại các trường ĐH”, nữ hiệu trưởng nói.

Cũng theo bà Andersen, sau 4 năm cắt giảm, các tổ chức GDĐH Đan Mạch đã giảm 23% lượng SV ngành nhân văn. “Việc cắt giảm của chúng tôi đã đạt đến giới hạn.Nếu tiếp tục, chúng ta sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các SV ngành này.

Ngoài ra, việc có nhiều ứng cử viên nhân văn học vẫn là cần thiết nếu chúng ta hành xử một cách khôn ngoan trước những thách thức lớn trong tương lai, như trí tuệ nhân tạo, bất bình đẳng toàn cầu, xung đột và biến đổi khí hậu”, bà Andersen khẳng định.

GS Sverker Sorlin của Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm (Thụy Điển) – nơi điều hành 3 dự án của Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu về nhân văn, nhận định: “Phản ứng của DI là không rõ ràng và vô trách nhiệm”.

GS Sorlin nói thêm rằng, DI nên tìm hiểu về trung tâm nghiên cứu về nhân văn ở Đan Mạch và trang web của họ để hiểu rõ tầm quan trọng của nhân văn tại nước này; đồng thời cho biết, DI nên lường trước những nguy cơ nếu xóa bỏ một lĩnh vực nghiên cứu đã “nâng tầm Đan Mạch” và được tôn trọng ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo GS Ole Petter Ottersen, Chủ tịch Viện Karolinska ở Thụy Điển và từng là Hiệu trưởng Trường ĐH Oslo tại Na Uy, đây là một lĩnh vực quan trọng cần được thảo luận, nhưng một số yếu tố thường không được đề cập tới.

“Chúng tôi đã có cuộc thảo luận này ở Na Uy nơi NHO (Liên đoàn Doanh nghiệp Na Uy) tuyên bố rằng, SV Na Uy thường không chọn đúng ngành tại ĐH. Tôi cho rằng, Google và các công ty công nghệ cao khác hoàn toàn phụ thuộc vào SV tốt nghiệp ngành nhân văn và khoa học xã hội ngày nay”, GS Ottersen chia sẻ.

Theo vị GS này, mọi người đang chia ra thành 2 phe khi một bên ủng hộ công nghệ và bên kia là nhân văn. Tuy nhiên, trên thực tế, hai ngành học này lại có sự đan xen và bổ trợ lẫn nhau trong lực lượng lao động ngày nay.

“Các công ty công nghệ cao đang cần nhiều SV tốt nghiệp ngành nhân văn và triết học để đối phó với những thách thức lớn trong xã hội hiện nay như tin tức giả, thông tin sai lệch và những vấn đề khác. Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội là một thực tế mới phải được giải thích thông qua con mắt của những người được đào tạo về nhân văn”, GS Ottersen khẳng định.

Theo UniversityWorld News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.