Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2011, 7 trong số 36 quốc gia thành viên trợ cấp toàn bộ học phí cho sinh viên các trường đại học công lập.
Đa số là các quốc gia phát triển ở châu Âu, trong khi Mỹ (cũng là thành viên của OECD) lại là nơi có học phí đắt đỏ nhất.
Theo OECD, học phí trung bình hàng năm của các trường đại học ở Mỹ là hơn 6.000 USD. Nếu cộng thêm chi phí sinh hoạt, sách vở và các chi phí khác, con số có thể lên tới 25.290 USD.
Thụy Điển
Thụy Điển là quốc gia không thu học phí cho cả trường đại học công lập và tư thục.
Sinh viên Đại học Stockholm. |
Tỷ lệ thanh niên học đại học: 68%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 20.864 USD
Đan Mạch
Đan Mạch dành 0,6% tổng GDP cho các khoản trợ cấp học phí sinh viên đại học
Đại học Nam Đan Mạch. |
Tỷ lệ thanh niên học đại học: 55%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 17.634USD
Phần Lan
Thông qua học bổng và trợ cấp, Phần Lan đã giúp các sinh viên trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí
Đại học Helsinki. |
Tỷ lệ thanh niên học đại học: 69%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 15.402 USD
Ireland
Ireland bắt đầu miễn học phí cho sinh viên đại học từ năm 1995.
Học sinh kiểm tra kết quả A-level. |
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 51%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 16.284 USD
Iceland
Học phí Iceland thay đổi theo chuyên ngành vì sự khác nhau về học phí của các trường đại học, cũng như nhu cầu thị trường lao động.
Đại học Reyljavik. |
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 77%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 10.429 USD
Na Uy
Na Uy là quốc gia chi trả nhiều nhất cho các khoản trợ cấp đại học, lên tới 1,3% GDP hằng năm.
Aslo, thủ đô của Na Uy. |
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 77%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 18.942 USD
Cộng hòa Séc
Ngoài học phí, Cộng hòa Séc còn tài trợ các khoản phụ cấp nhỏ để giúp sinh viên trang trải sinh hoạt.
Sinh viên Đại học Séc. |
Tỷ lệ thanh niên theo học đại học: 59%
Mức phụ cấp cho mỗi sinh viên đại học hằng năm: 8.738 USD