Anh: Cảnh báo gian lận khi hủy kỳ thi thường niên

GD&TĐ - Hội đồng Quản lý bằng cấp Anh (JCQ) cho biết học sinh lớp 12 có thể cố gắng cải thiện điểm đánh giá học tập bằng nhiều cách gian lận như đạo văn, thuê người làm bài tập hoặc chép bài.

Học sinh THPT tham dự kỳ thi A-level.
Học sinh THPT tham dự kỳ thi A-level.

2021 là năm thứ hai chính phủ Anh quyết định hủy bỏ kỳ thi cấp Chứng chỉ giáo dục phổ thông GCSE và A-level. Học sinh được phép sử dụng điểm do giáo viên chấm căn cứ từ điểm bài tập về nhà, bài kiểm tra trên lớp và các kỳ thi tại trường. Như vậy, kết quả học tập THPT của các em phụ thuộc vào phương pháp đánh giá và cho điểm của giáo viên.

Phương pháp đánh giá mới nhằm giảm tải áp lực học tập cho học sinh khi phải học trực tuyến với chất lượng kém hiệu quả so với học truyền thống. Đồng thời, việc không tổ chức các kỳ thi để hạn chế tụ tập đông người, giảm thiểu khả năng lây nhiễm Covid-19 trong thanh, thiếu niên.

Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục bày tỏ lo ngại học sinh sẽ gian lận trong phương pháp đánh giá mới. Đồng thời, phụ huynh, học sinh có thể cố gắng tác động lên đánh giá của giáo viên để giành kết quả học tập tốt hơn.

Đại diện JCQ cho biết: “Kết quả học tập cuối cùng của học sinh phụ thuộc vào nhiều đầu điểm nên các em có thể làm bài thiếu công bằng, minh bạch như đạo văn, sao chép bài để đạt điểm tốt. Giáo viên, nhà trường phải theo dõi sát sao việc học và làm bài tập của học sinh để tránh sơ suất khi chấm điểm. Những trường hợp gian lận cần báo cáo lại cho các tổ chức giáo dục”.

JCQ cho biết sẽ công bố đề cương câu hỏi dành cho học sinh phổ thông theo học chương trình GCSE và A-level. Giáo viên toàn quốc sẽ xây dựng bài kiểm tra trực tuyến hoặc bài tập về nhà dựa trên câu hỏi minh họa của JCQ. Các câu hỏi được giới thiệu rộng rãi trên Internet, cho phép học sinh tra cứu tài liệu trước khi làm bài.

Nhiều lãnh đạo trường học, chuyên gia giáo dục cảnh báo động thái này sẽ nới rộng khoảng cách giữa học sinh trên toàn quốc. Học sinh đến từ gia đình có tài chính ổn định sẽ tiếp cận với đề minh họa nhanh chóng, thuận lợi hơn so với trẻ đến từ gia đình thu nhập thấp hoặc không có điều kiện kết nối Internet.

Trước những lo ngại trên, Cơ quan Quản lý Kỳ thi Anh (Ofqual) khẳng định việc công khai đề minh họa trên Internet tạo ra sự công bằng cho học sinh. Tất cả các em đều có quyền truy cập, chuẩn bị phương án học tập như nhau. Giáo viên không lo ngại sẽ bị lộ thông tin đề hoặc chỉ tiết lộ đề cho những học sinh được ưu ái.

Trước đó, năm 2020, khi kỳ thi GSCE và A-level bị hủy, kết quả của học sinh được đánh giá bằng điểm do giáo viên, nhà trường và khu học chánh chấm. Gần 40% điểm số của học sinh đã bị hạ xuống so với đánh giá ban đầu của giáo viên. Phụ huynh, học sinh đã biểu tình đòi lại kết quả công bằng hơn.

Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson và Ofqual đã lên tiếng xin lỗi học sinh, phụ huynh. Các em có thể sử dụng điểm đánh giá ban đầu của giáo viên thay thế điểm thi GCSE và A-level.

Bộ Giáo dục Anh đang hướng đến những phương pháp đánh giá học tập thay thế phù hợp, giúp học sinh duy trì nỗ lực, chăm chỉ trong quá trình thu nhận kiến thức. Sự cố gắng của các em sẽ được đánh giá, công nhận một cách xứng đáng. Nhưng để có được kết quả này, nhà trường rất cần học sinh học tập, kiểm tra nghiêm túc, thể hiện hết khả năng và thực lực cá nhân.

Với hy vọng xây dựng phương pháp đánh giá công bằng, thuận lợi cho năm 2021, Bộ Giáo dục và Ofqual đang thực hiện nhiều biện pháp, đề xuất nhiều phương án bảo đảm có lợi cho học sinh, phụ huynh. Những vấn đề liên quan đến gian lận sẽ được các bên xem xét, đánh giá và giải quyết trong thời gian tới.

Theo Independent

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.