Giảng viên là bác sĩ chuyên khoa II được công nhận tương đương tiến sĩ

Lần đầu tiên, giảng viên là bác sĩ có bằng chuyên khoa cấp I, cấp II được tính như trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Giảng viên là bác sĩ chuyên khoa II được công nhận tương đương tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2019 sửa đổi một số điều của Thông tư 06/2018 ban hành Quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo văn bản này, giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải có trình độ từ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, có ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ giảng viên thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục và quy định hiện hành liên quan khác.

Giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy đổi theo hệ số như sau:

Giảng viên là bác sĩ chuyên khoa II được công nhận tương đương tiến sĩ

Điểm mới của thông tư này là quy định với khối ngành sức khỏe. Giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ tiến sĩ. Giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Với khối ngành nghệ thuật, thông tư giữ nguyên quy định giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ tiến sĩ; nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Một giờ học tại Đại học Y dược TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.

Một giờ học tại Đại học Y dược TP HCM. Ảnh:Mạnh Tùng.

Theo thông tư, ngành đào tạo trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là ngành quy định trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV. Trong đó, quy định về giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng được sửa đổi, bổ sung; giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định gồm:

- Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức.

- Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do cơ sở giáo dục trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành.

Số lượng giảng viên cơ hữu quy đổi theo khối ngành gồm: giảng viên cơ hữu ngành quy đổi và giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành đó. Số lượng giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành  được xác định theo công thức:

Giảng viên là bác sĩ chuyên khoa II được công nhận tương đương tiến sĩ - 2

Phân cấp trình độ đối với ngành y tế luôn gây tranh cãi. Trước đó tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2018, khi thảo luận về Luật Giáo dục đại học sửa đổi, đại biểu Lê Thị Yến (Ủy ban về các vấn đề xã hội) cho rằng quy định trình độ, hình thức đào tạo của giáo dục đại học bao gồm đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (khoản 1 điều 6) không phù hợp với nghề y.

"Nội dung chương trình đào tạo y phức tạp hơn, thời gian dài hơn, sau đại học là chuyên khoa sâu, bác sĩ chuyên khoa I, II, hay học nội trú với tổng thời gian lên đến 9 năm. Những người này không thể cùng với trình độ và văn bằng là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được, trong khi trình độ văn bằng chuyên sâu lại chưa được quy định trong dự luật", bà Yến nói.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ