Gian truân đường đến trường

Gian truân đường đến trường

(GD&TĐ) - Nhận giấy báo điểm trên tay, niềm vui kể sao cho xiết, Nguyễn Thị Định và người em là Nguyễn Thị Thúy nở nụ cười hạnh phúc nhưng đằng sau nụ cười đó là nỗi lo canh cánh, liệu mình có tiếp tục theo đuổi ước mơ con chữ…

Hai chị em Nguyễn Thị Định (áo đỏ) và Nguyễn Thị Thúy (áo xanh) ảnh 1
Hai chị em Nguyễn Thị Định (áo đỏ) và Nguyễn Thị Thúy (áo xanh)

Mấy ngày nay, ở thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, bà con xóm giềng vui lây với niềm vui đỗ đại học của gia đình anh Nguyễn Tài Ánh khi có hai con cùng thi đỗ Trường Đại học Nông Lâm Huế và Trường Đại học Luật Huế.

Gặp chị em Định vào một ngày cuối tháng 8, cũng là ngày mà cả Định và Thúy chờ đợi bao năm nay. Dường như nắng rát cộng với gió Lào nơi đây khiến màu da của hai chị em ngăm đen hơn.

Sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều làm nông, sớm hiểu được hoàn cảnh nên từ nhỏ Định đã ý thức được rằng mình cần cố gắng nhiều lắm. Định là chị của 4 đứa em, là em của một người anh trai. Sinh năm 1991 nhưng đến năm nay Định mới thi và đỗ đại học. Khi được hỏi lí do, nước mắt Định như chực trào ra. Phải chăng, những giọt nước mắt ấy đan xen trăm phần cảm xúc, vất vả, hờn tủi, hạnh phúc khi đạt được ước mơ.

Ngày bạn bè xách ba lô lên xe đi thi đại học cũng là ngày Định lên đường vào Sài Gòn làm thuê. Số tiền dành dụm được Định gửi về cho các em học tập. Đi làm từ lúc sáng sớm đến chạng vạng tối mới về, cuộc sống xô bồ khiến Định như trưởng thành hơn. 2 năm, sự học vẫn là điều mà Định ấp ủ bấy lâu nay. Đầu tháng 6, Định về quyết tâm đi thi đại học cùng đứa em Nguyễn Thị Thúy. Trời không phụ lòng người. Bao khó khăn, vất vả cuối cùng cũng có ngày được bù đắp xứng đáng. Định bước chân vào cổng trường đại học với 22 điểm, trong đó: Văn 6, Sử 8,5, Địa 7,5. 

Niềm vui chưa đươc bao lâu thì nỗi lo tiền đâu đến trường của 2 chị em cũng ập đến. “Tui có 8 sào ruộng, đến năm học của mấy đứa là tui chạy đi ứng tiền trước của chủ buôn. Khi mô cắt (gặt) xong thì người ta đến lấy lúa. Tính ra, chừ tui nuôi 4 đứa học đại học, một đứa đang học cấp 3, chuyên Lý, Trường chuyên Lê Quý Đôn. Biết mần chi kịp cho mấy đứa đi học” - Bố chị em Định chia sẻ.

Định và Thúy nhập học, con trâu được xem là của cải lớn nhất trong nhà cũng đành bán đi. “Cho con hắn nhập học đã, được đoạn nào hay đoạn đó” lời trải lòng của bố khiến đôi mắt 2 chị em ngấn nước.

Mấy sào ruộng không đủ tiền đi học. Bố, mẹ cùng mấy chị em Định phải đi cắt rèng về bán. Mỗi bó rèng vẻn vẹn 1.500 đồng, mỗi ngày được khoảng 40 - 50 bó. 

Tại vùng đất nắng gắt, gió Lào thổi về trên đồi cát trắng khiến những giọt mồ hôi dường như mặn chát hơn…

Mỹ Nhị 

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.