Giai thoại lời nguyền rủa và tiên tri của 2 phụ nữ khiến đế chế cha con Tào Tháo nhanh chóng diệt vong

Liên quan tới sự diệt vong nhanh chóng của Tào Ngụy, hậu thế cho tới ngày nay vẫn lưu truyền giai thoại về lời nguyền rủa và tiên tri của 2 người phụ nữ có tiếng thời Tam Quốc.

Giai thoại lời nguyền rủa và tiên tri của 2 phụ nữ khiến đế chế cha con Tào Tháo nhanh chóng diệt vong

Vào cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng nổi dậy khắp nơi. Ai ai cũng vì chí lớn của mình mà cất công gây dựng thế lực.Sau này, thiên hạ rơi vào cục diện chia ba. Ba thế lực nổi bật nhất thời bấy giờ là Ngụy – Thục – Ngô.

Trong số đó, thế lực do Tào Tháo xây dựng chính là tiền đề để thành lập nhà Tào Ngụy sau này.Thế nhưng, sự thực là giai đoạn tồn tại của triều đại này lại vô cùng ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn chưa đầy nửa thế kỷ.

Lý do khiến nào cơ ngơi từng một thời vững chắc của gia tộc họ Tào lại nhanh chóng bị sụp đổ như vậy?

Có nhiều nguyên nhân và một trong những lý do đó được người đời sau vẫn thường truyền tai nhau, đó là giai thoại về lời nguyền rủa và tiên liệu của hai người con gái đối với sự diệt vong của nhà Tào Ngụy.

Điều đáng nói nằm ở chỗ, lời nguyền rủa và tiên liệu của họ quả thực đã ứng nghiệm lên giang sơn năm xưa của gia tộc họ Tào.

Từ lời nguyền rủa phẫn uất của con gái Tào Tháo...

Khi xưa, Tào Tháo lúc về nhà đã quyết định lập Tào Phi làm thế tử. Sau khi cha mình qua đời, vị Thế tử này thuận lợi kế thừa chức Ngụy vương.

Về vấn đề đối nội, Tào Phi đã thiết lập một chế độ chính trị được coi là hợp thời. Trên phương diện đối ngoại, ông có công đập tan những cuộc phản loạn của người Hồi, thu hồi nhiều đất đai. Những cống hiến này khiến cho thế lực Tào Ngụy càng lúc càng trở nên cường đại.

Từ cổ chí kim, phàm là người nắm trong tay quyền lực càng cao thì dã tâm cũng càng lớn. Tào Phi dần dần không can tâm với danh hiệu Ngụy vương của mình.

Vì lý do này, ông dần chuyển tầm ngắm lên Hán Hiến Đế. Không lâu sau đó, vị vua cuối cùng của nhà Hán bị ép nhường ngôi, Tào Phi lên ngôi Hoàng đế, thiết lập nên nhà Tào Ngụy.

Suốt mấy chục năm sống trong thân phận bù nhìn, Hán Hiến Đế từ sớm đã chán ghét ngai vàng của mình.

Vì vậy mà khi bị Tào Phi ép nhường nguôi, ông vẫn bình tĩnh giao ra ngọc tỷ và con dấu, thản nhiên đón nhận cái danh Sơn Dương Công mới được ban tặng rồi rời khỏi hoàng cung mà chẳng hề bất mãn.

Năm xưa Tào Tháo từng gả con gái của mình là Tào Tiết cho Hán Hiến Đế. Nhưng vị Hoàng hậu họ Tào này lại chẳng hề vui mừng khi giang sơn được truyền lại cho gia tộc của mình. (Ảnh minh họa).

Năm xưa Tào Tháo từng gả con gái của mình là Tào Tiết cho Hán Hiến Đế. Nhưng vị Hoàng hậu họ Tào này lại chẳng hề vui mừng khi giang sơn được truyền lại cho gia tộc của mình. (Ảnh minh họa).

Thế nhưng, Hán Hiến Đế không quan tâm đến ngai vị của mình không có nghĩa là người khác cũng vậy. Một trong số những người bất mãn với sự thay đổi triều đại này hơn cả chính là Tào Tiết – Hoàng hậu cuối cùng của nhà Hán, cũng là em gái ruột của tân đế Tào Phi.

Bấy giờ, Tào Tiết không ngờ anh trai lại mưu quyền soán vị cho riêng mình, cướp đi vị trí cửu ngũ chí tôn của chồng mình. Cũng bởi lý do này mà Tào Tiết từ chối giao cho Tào Phi con dấu của Hoàng hậu (có tài liệu ghi là Tào Tiết không giao ngọc tỷ truyền quốc).

Chứng kiến bộ dạng đắc ý của anh ruột, lại nhìn dáng vẻ thản nhiên của chồng mình, Tào Tiết phẫn nộ vô cùng. Sau này vì bị bức ép, bà đã lớn tiếng nguyền rủa giang sơn Tào Ngụy sớm ngày diệt vong.

Có giai thoại còn truyền lại rằng, Tào Tiết trong cơn phẫn uất đã khóc lớn mà mắng Tào Phi:"Trời không phù hộ cho nhà ngươi đâu!".

Phản ứng bất mãn này của Tào Hoàng hậu là điều mà hậu thế có thể phần nào hiểu được. Bởi sự thực là Tào Phi đã chiếm ngai vàng của chồng bà, biến Tào Tiết từ một Hoàng hậu xuống thành Sơn Dương Công phu nhân.

Thế nhưng không ai có thể ngờ được rằng, số phận của nhà Tào Ngụy lại giống hệt như lời nguyền rủa năm xưa của Tào Tiết, phải chịu kết cục diệt vong một cách nhanh chóng.

Mặc dù nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổnày vốn bắt nguồn từ việc quyền lực bị gia tộc Tư Mã thâu tóm, nhưng sự trùng hợp ấy cũng khiến hậu thế không khỏi rùng mình.

Chưa dừng lại ở đó, truyền nhân của gia tộc Tư Mã lại dùng đúng chiêu thức soán ngôi của Tào Phi năm xưa, bức bách Hoàng đế Tào Ngụy đem ngai vị nhường lại cho mình, từ đó thành lập nên nhà Tấn.

... đến lời tiên liệu của tài nữ ứng nghiệm lên giang sơn Tào Ngụy

Khi nhắc tới lời nguyền rủa của Tào Tiết, có không ít người cho rằng đó chẳng qua chỉ là một sự trùng hợp.

Nhưng ít ai biết rằng, vào thời bấy giờ cũng từng có một người con gái khác từ sớm đã tiên liệu trước kết cục của Tào Ngụy, hơn nữa còn phán đoán chính xác và nguồn gốc sâu xa khiến thế lực này sụp đổ.

Người đó chính là Tân Hiến Anh – một tài nữ nổi tiếng thông minh và có mắt nhìn người vô cùng chuẩn xác.

Sự sụp đổ của giang sơn Tào Ngụy từng được Tân Hiến Anh tiên liệu từ khi Tào Phi mới lên ngôi Thế tử. (Tranh minh họa).

Sự sụp đổ của giang sơn Tào Ngụy từng được Tân Hiến Anh tiên liệu từ khi Tào Phi mới lên ngôi Thế tử. (Tranh minh họa).

Cha của Tân Hiến Anh vốn là đại thần nổi danh của nước Ngụy – Tân Bì. Năm xưa, sau khi đánh bại Tào Thực trong công cuộc tranh giành ngôi Thế tử, Tào Phi từng vì quá đỗi vui mừng mà vô tình bá cổ vị quan này, còn hỏi ông liệu có biết mình vui tới mức nào không.

Sau này, Tân Bì đem câu chuyện ấy kể cho Tân Hiến Anh. Không ngờ sau khi nghe xong, con gái ông lại thở dài mà nói:

"Thân làm Thế tử, hẳn là nên lấy thiên hạ làm trọng, chứ không phải hễ gặp chuyện là không khống chế được bản thân. Người thiếu thận trọng như vậy vốn không ý thức được trách nhiệm của mình, nếu có làm Hoàng đế thì quốc gia cũng sẽ chẳng thể tồn tại dài lâu".

Cuối cùng, mọi chuyện quả đúng như những lời Tân Hiến Anh từng tiên liệu.Sau khi ngồi lên đế vị, Tào Phi chẳng hề cẩn trọng, không những trao quyền lực cho kẻ tiểu nhân mà tối ngày còn đa nghi, hễ không tin ai là có thể thẳng tay sát hại.

Vì tính cách ấy, Tào Phi đã trừ khử các đại thần có công khai quốc, thậm chí ngay tới người thân của mình cũng không tha.

Giang sơn Tào Ngụy cứ như vậy trượt dài trên đà diệt vong, chẳng sai lấy nửa điểm so với lời tiên liệu của Tân Hiến Anh năm nào.

Chính sự đa nghi và niềm tin đặt lầm chỗ của Tào Phi đã khiến cơ nghiệp họ Tào chẳng thể trụ vững. (Ảnh minh họa).

Chính sự đa nghi và niềm tin đặt lầm chỗ của Tào Phi đã khiến cơ nghiệp họ Tào chẳng thể trụ vững. (Ảnh minh họa).

Nếu lời nguyền rủa của Tào Tiết khi xưa chỉ được coi là sự trùng hợp, thì dự liệu của Tân Hiến Anh lại rất có căn cứ.

Bất kể là do lời nguyền gây ra hay do lời tiên tri ứng nghiệm, thì kết cục diệt vong chóng vánh của vương triều Tào Ngụy vẫn là một sự thật lịch sử không thể thay đổi.

Thấy thịt lợn có 7 dấu hiệu này, tuyệt đối không nên mua kẻo mất tiền mua bệnh vào người

Theo thoidai.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ